Nhiễm trùng tiết niệu có gây nguy hiểm không? Nguyên nhân và phòng ngừa

Phan Ngọc Linh

26-05-2022

goole news
16

Bạn có biết tỷ lệ nhiễm trùng tiết niệu là một trong những loại nhiễm trùng phổ biến trên thế giới? Đặc biệt ở nữ giới có nguy cơ mắc phải cao hơn so với 4 lần so với ở nam giới. Hơn nữa, những người đã lập gia đình có khả năng bị nhiễm trùng đường tiểu ít nhất  một lần trong đời. Tìm hiểu những thông tin về căn bệnh này qua những thông tin sau của bệnh viện Phương Đông.

Nhiễm trùng tiết niệu là gì là gì?

Nhiễm trùng đường tiết niệu - UTI là một trong những bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn thường xuyên bắt gặp ở phụ nữ. Theo thống kê, bệnh lý này chiếm gần 25% tổng số các bệnh nhiễm trùng và 50-60% phụ nữ sẽ phát triển bệnh nhiễm trùng đường tiểu trong cuộc đời của họ. 

Đường tiết niệu bao gồm bể thận, các niệu quản để dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang và bàng quang đựng nước tiểu. Chính vì thế, vi khuẩn gây bệnh có thể tác động lên bất kỳ phần nào của đường tiết niệu. Bệnh nhiễm trùng đường tiểu bao gồm viêm thận - bể thận, viêm bàng quang. Trong đó, viêm thận - bể thận thường gặp ở trẻ em và có thể gây gia tăng sẹo thận, suy thận.

Hầu hết nhiễm trùng đường tiểu chỉ liên quan đến niệu đạo, phần dưới hệ tiết niệu. Tuy nhiên bệnh cũng có thể liên quan đến thận, niệu quản và thận. Mặc dù nhiễm trùng tiết niệu ở trên hiếm hơn so với phần dưới nhưng triệu chứng lại nghiêm trọng hơn. 

Hầu hết nhiễm trùng đường tiểu chỉ liên quan đến phần dưới là niệu đạo

Hầu hết nhiễm trùng đường tiểu chỉ liên quan đến phần dưới là niệu đạo

Phân loại bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng tiết niệu có thể bắt gặp ở mọi đối tượng, thông thường tỷ lệ mắc bệnh ở nữ thường cao hơn nam giới. Tùy thuộc vào vị trí và triệu chứng mà bệnh có thể chia thành 3 thể khác nhau: 

Viêm niệu đạo

Đây là tình trạng bệnh diễn ra tại niệu đạo gây nên những biểu hiện khó chịu đau rát mỗi khi đi tiểu. Thận chí, trong nhiều trường hợp, bệnh nhân còn thấy biểu hiện có mủ ở niệu đạo. Đây là triệu chứng nhiễm trùng tiết niệu nam thường gặp và nhiễm trùng thường chảy ở lỗ niệu đạo. 

Viêm niệu đạo diễn ra tại niệu đạo gây nên những triệu chứng khó chịu

Viêm niệu đạo diễn ra tại niệu đạo gây nên những triệu chứng khó chịu

Viêm bàng quang

Nhiễm trùng bàng quang khởi phát với dấu hiệu như nước tiểu có mùi khai nồng. Kèm theo biểu hiện đó là nước tiểu đôi khi lẫn máu và đau phần bụng dưới.

Viêm thận – bể thận cấp

Nhiễm khuẩn tiết niệu nếu như không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các tiến triển nặng, đặc biệt là phần đường tiểu trên hơn gây ảnh hưởng xấu đến thận. Vi khuẩn gây bệnh ở bàng quang có thể lội ngược dòng lên phần trên thận gây ra bệnh viêm bể thận. Trong trường hợp này bệnh nhân cần nhanh chóng điều trị sớm để tránh suy giảm chức năng thận để tránh nguy cơ tử vong. 

Nhiễm khuẩn tiết niệu nếu như không được điều trị kịp thời gây viêm bể thận

Nhiễm khuẩn tiết niệu nếu như không được điều trị kịp thời gây viêm bể thận

Triệu chứng thường gặp nhiễm trùng đường tiểu

Để có thể phát hiện sớm bệnh, bạn nên nhận biết những dấu hiệu để thăm khám kịp thời. Triệu chứng điển hình là: 

Triệu chứng chung

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu gây ra những triệu chứng điển hình như:

  • Thường xuyên đi tiểu nhưng lượng nước tiểu của mỗi lần đều rất ít.
  • Có cảm giác nóng rát mỗi lần khi đi tiểu.
  • Nước tiểu có mùi mạnh, màu sắc khác nhau như cola, đỏ, hồng sáng.
  • Phụ nữ có xuất hiện thêm những triệu chứng như đau nhức vùng chậu, đặc biệt là trung tâm xương chậu và xung quanh xương mu. 

Phụ nữ có xuất hiện triệu chứng như đau nhức vùng chậu, khó khăn sinh hoạt

Phụ nữ có xuất hiện triệu chứng như đau nhức vùng chậu, khó khăn sinh hoạt

Triệu chứng ở trẻ nhỏ 

Nhiễm trùng tiết niệu ở trẻ em thường xuất hiện các triệu chứng điển hình như: 

  • Chán ăn.
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Sốt.
  • Tiêu chảy.
  • Khóc lớn, không thể dỗ dành.

Triệu chứng ở trẻ lớn

Triệu chứng của trẻ lớn rõ ràng hơn, bạn có thể quan sát để nhận biết bệnh nhiễm trùng tiết niệu như:

  • Thường xuyên són nước tiểu.
  • Có biểu hiện tiểu dắt, đi nhiều lần nhưng lượng nước tiểu rất ít.
  • Đau mạn sườn, thắt lưng (xuất hiện khi đã nhiễm khuẩn lên thận).
  • Tiểu buốt, đau vùng bụng dưới. 
  • Nước tiểu đục, đôi khi có thể lẫn với cả máu.

Có biểu hiện tiểu dắt, đi nhiều lần ở trẻ nhỏ

Có biểu hiện tiểu dắt, đi nhiều lần ở trẻ nhỏ

Triệu chứng ở người lớn

Đối với người trưởng thành, bệnh nhiễm khuẩn đường tiểu được thể hiện ở những dấu hiệu như: 

  • Tiểu ra máu, nước tiểu đục.
  • Đau lưng.
  • Sốt.
  • Tiểu đau.
  • Tiểu khó dù muốn đi tiểu.
  • Cảm giác mệt mỏi khắp người.
  • Đau khi giao hợp.
  • Đau vùng hạ sườn.
  • Ớn lạnh.
  • Buồn nôn, nôn mửa.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm trùng tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiểu thường xảy ra khi vi khuẩn có hại xâm nhập vào đường tiết niệu, qua niệu đạo và tăng sinh số lượng khi đến vùng bàng quang gây ra viêm nhiễm. Theo các chuyên gia, bệnh hình thành các nguyên nhân cụ thể là:

Nguyên nhân trực tiếp

Lý do trực tiếp gây nên bệnh nhiễm trùng tiết niệu là do sự có mặt của những vi khuẩn như: 

  • Escherichia coli (80%).
  • Chlamydia.
  • Mycoplasma.
  • Herpes.

Chlamydia là một trong những nguyên nhân có thể gây ra bệnh 

Chlamydia là một trong những nguyên nhân có thể gây ra bệnh 

Nguyên nhân gián tiếp

Nguyên nhân gián tiếp là những yếu tố làm gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh như:

Nguyên nhân chung 

Những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lý nhiễm khuẩn tiết niệu là: 

  • Do đường tiết niệu bất thường: Trẻ em có dấu hiệu bất thường tại đường tiết niệu thường có nguy cơ mắc bệnh cao. Đường tiết niệu có vấn đề không thể giúp cho nước tiểu thoát ra ngoài theo cơ chế bình thường, đôi khi chảy ngược lên niệu đạo gây tình trạng viêm.
  • Tắc nghẽn đường tiết niệu: Việc hình thành sỏi niệu quản, sỏi thận hoặc tuyến tiền liệt tăng kích thước là một trong những lý do khiến cho nước tiểu trong bàng quang không được đẩy hết ra bên ngoài. Đường tiết niệu tắc nghẽn gây ra nguy cơ cao nhiễm trùng. 
  • Miễn dịch bị ức chế: Những người có hệ thống miễn dịch kém như nhiễm HIV, tiểu đường… có nguy cơ mắc bệnh cao. Cơ thể không thể tự bảo vệ tránh khỏi các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. 
  • Dùng ống thông tiểu: Bệnh nhân dùng ống thông tiểu dễ mắc bệnh hơn, điển hình ở bệnh nhân có vấn đề thần kinh, người nhập viện, bị liệt…
  • Phẫu thuật tiết niệu: Những người sau phẫu thuật tiết niệu không có biện pháp chăm sóc tốt có nguy cơ mắc bệnh cao. 

Bệnh nhân dùng ống thông tiểu dễ mắc bệnh hơn

Bệnh nhân dùng ống thông tiểu dễ mắc bệnh hơn

Đối với phụ nữ

Như đã đề cập ở trên, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những đối tượng khác. Nguyên nhân nhiễm trùng tiết niệu ở nữ là:

  • Giải phẫu nữ: Theo các chuyên gia, niệu đạo ở nữ giới ngắn hơn so với đàn ông, vận nên nguy cơ mắc bệnh cao hơn, do khoảng cách đến bàng quan bị rút ngắn vi khuẩn dễ xâm nhập.
  • Hoạt động tình dục: Phụ nữ có hoạt động tình dục có nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn.
  • Dùng biện pháp tránh thai: Chị em dùng thuốc tránh thai hoặc thuốc diệt tinh trùng cũng dễ tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Mãn kinh: Bước vào thời kỳ mãn kinh nội tiết tố suy giảm làm thay đổi ở đường tiết niệu, gây viêm nhiễm tăng.

Nhiễm trùng đường tiểu có gây ra nguy hiểm không?

Bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu nếu như không được điều trị đúng cách có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, khó chữa trị hơn. Biến chứng như: 

  • Nhiễm trùng tái phát: Thường gặp ở phụ nữ qua 2 lần nhiễm trùng trong vòng một năm.
  • Tổn thương thận vĩnh viễn: Do không được điều trị sớm dẫn đến viêm bể thận. 
  • Phụ nữ mang thai dễ sinh non hoặc con nhẹ cân khi nhiễm bệnh.
  • Hẹp niệu đạo: Nguyên nhân là do viêm niệu đạo tái phát.
  • Nhiễm trùng máu: Vi khuẩn xâm nhập vào máu có thể gây nhiễm trùng huyết và đe dọa đến tính mạng. 

Nhiễm trùng tái phát gây nguy hiểm

Nhiễm trùng tái phát gây nguy hiểm

Một số phương pháp xác định bệnh nhiễm trùng tiết niệu

Để có thể xác định được nguyên nhân, vi khuẩn nào gây bệnh cũng như tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện một số phương pháp như: 

  • Phân tích mẫu nước tiểu: Phân tích để tìm kiếm tế bào bạch cầu, hồng cầu hoặc vi khuẩn. Các bác sĩ sẽ hướng dẫn  bệnh nhân cách thức lấy mẫu chuẩn, thường sát trùng lau khô bộ phận sinh dục và lấy nước tiểu giữa dòng. 
  • Nuôi cấy vi khuẩn gây bệnh: Để xác định loại vi khuẩn gây bệnh. 
  • Siêu âm, chụp CT hoặc MRI: Để xác định những bất thường trong đường tiết niệu hoặc sử dụng thuốc nhuộm phản quang để làm nổi bật cấu trúc đường tiết niệu. 
  • Nội soi bàng quang: Khi xuất hiện nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát, các bác sĩ sẽ thực hiện nội soi bàng quan để kiểm tra niệu đạo và bàng quang. 

Nuôi cấy vi khuẩn gây bệnh để phân lập, xác định bệnh

Nuôi cấy vi khuẩn gây bệnh để phân lập, xác định bệnh

Phương pháp thường áp dụng điều trị nhiễm trùng tiết niệu

Thuốc kháng sinh chính là phương án đầu tiên được áp dụng để điều trị bệnh nhiễm trùng đường tiểu. Phụ thuộc vào triệu chứng bệnh cũng như cơ địa, nguyên nhân gây bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc, liều lượng và thời gian sử dụng. Cụ thể là: 

Trường hợp nhiễm trùng đơn giản

Trong trường hợp bệnh nhiễm trùng đơn giản, các bác sĩ sẽ đưa ra những loại thuốc khuyên dùng như: 

  • Ceftriaxone.
  • Trimethoprim / sulfamethoxazole.
  • Nitrofurantoin (Macrobid và Macrodantin ).
  • Fosfomycin (Monurol).
  • Cephalexin (Keflex).

Đối với trường hợp nhiễm bệnh đường tiểu không biến chứng, bệnh nhân có thể dùng thuốc từ 1-3 ngày. Và một tuần sau đó, bệnh nhân có thể dùng thêm thuốc ngay cả khi những triệu chứng bệnh đã thuyên giảm. Bên cạnh đó, để có thể giảm thiểu tình trạng đau buốt khi đi tiểu, bác sĩ có thể kê kèm theo một số loại thuốc giảm đau khác. 

Thuốc kháng sinh chính là phương án đầu tiên được áp dụng

Thuốc kháng sinh chính là phương án đầu tiên được áp dụng

Nhiễm trùng thường xuyên

Với trường hợp bệnh nhân gặp tình trạng nhiễm trùng tiết niệu thường xuyên, bác sĩ sẽ đưa ra những khuyến nghị nhất định: 

  • Dùng kháng sinh liều thấp khoảng 6 tháng hoặc lâu hơn. 
  • Dùng kháng sinh sau quan hệ tình dục nếu bệnh có liên quan đến hoạt động tình dục.
  • Liệu pháp estrogen âm đạo với người bệnh đang bước vào thời kỳ mãn kinh. 
  • Thăm khám định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín.   

Nhiễm trùng nặng

Với trường hợp viêm bàng quang biến chứng hoặc viêm đài bể thận cấp kèm theo những triệu chứng sốt cao 38,5 độ C, đau lưng, ớn lạnh. Để có thể giải quyết triệt để tình trạng bệnh, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi tuyệt đối và uống nhiều hơn 2 lít nước mỗi ngày để tiểu nhiều, rửa sạch tiết niệu. Nhiễm trùng tiết niệu khi mang thai cần có chỉ định điều trị nghiêm ngặt từ bác sĩ.

Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ kê thuốc cho bệnh nhân dùng nhóm kháng sinh tập trung và kháng sinh nồng độ cao trong nước tiểu để diệt vi khuẩn gây bệnh. Nhóm kháng sinh thường sử dụng đó là Cephalosporine và Fluoroquinolone. Trong đó Cephalosporine dùng tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp, PIV còn Fluoroquinolone dùng ở dạng uống. 

Biện pháp nào áp dụng phòng ngừa nhiễm trùng tiết niệu?

Để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh cũng như tránh tái phát nhiễm khuẩn, người bệnh nên thực hiện các biện pháp:  

  • Uống nhiều nước, ít nhất là 2l nước và nên thường xuyên đi tiểu.
  • Đi tiểu ngay sau quan hệ.
  • Hạn chế dùng những đồ uống kích thích bàng quang như cà phê, rượu bia.
  • Sau khi đi vệ sinh nên lưu ý dùng giấy lau từ trước ra sau để tránh nhiễm chéo.
  • Vệ sinh vùng sinh dục mỗi ngày, với nữ là 2 lần/ngày.
  • Dùng đồ lót rộng, quần áo rộng từ chất liệu có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, tránh sử dụng đồ chật bó trong thời gian dài.
  • Không dùng chất diệt tinh trùng khi tránh thai, có thể áp dụng phương pháp khác. 

Uống nhiều nước, ít nhất là 2l nước mỗi ngày để lợi cho đường tiết niệu

Uống nhiều nước, ít nhất là 2l nước mỗi ngày để lợi cho đường tiết niệu

Câu hỏi thường gặp về nhiễm trùng tiết niệu

Bệnh nhiễm trùng tiết niệu khiến cho bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và cuộc sống. Bệnh Viện Đa Khoa Phương Đông xin trả lời thắc mắc những câu hỏi thường gặp như sau: 

Phác đồ điều trị bệnh cho bệnh nhân đường tiết niệu như thế nào? 

Gần đây phác đồ nhiễm trùng đường tiểu mới nhất liên tục được cập nhất và điều trị bệnh bao gồm diện trừ những tác nhân gây bệnh đồng thời loại trừ những tác nhân gây bệnh nếu có. Tùy tình trạng sức khỏe, loại vi khuẩn phân loại từ nước tiểu mà có loại thuốc điều trị phù hợp. 

Thời gian điều trị bệnh nhiễm trùng đường tiểu như thế nào?

Thông thường các triệu chứng bệnh sẽ hết sau ít ngày điều trị, một số trường hợp cần phải dùng kháng sinh kéo dài. Nếu như bệnh tái phát nhiều lần, có thể điều trị thêm nhiều đợt kháng sinh ngắn hạn. Với những trường hợp bị nhiễm trùng liên quan đến bệnh tịn dục có thể uống kháng sinh sau mỗi lần. 

Đối với những trường hợp nặng, người bệnh có thể cần kháng sinh tĩnh mạch để xử lý những bất thường của đường tiết niệu. Phương pháp điều trị phải càng sớm càng tốt, để tránh lây lan vào máu, gây ra nhiễm trùng huyết, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng.

Khi nào nên đi thăm khám?

Nhiễm trùng tiết niệu có biểu hiện đặc trưng là mót tiểu và có cảm giác đau buốt khi đi tiểu. Với phần lớn phụ nữ, khi tiểu sẽ có cảm giác đau, một số người đau vùng chậu và cơ thể bị sốt. Khi gặp những biểu hiện bạn cần đi khám bác sĩ ngay để tránh lây lan nặng hơn. Tuy thuốc không kê đơn có thể khiến các triệu chứng suy giảm nhưng chỉ có kháng sinh mới chấm dứt được tình trạng nhiễm trùng. 

Khi gặp những biểu hiện bất thường nên đi khám để tránh lây lan nặng hơn

Khi gặp những biểu hiện bất thường nên đi khám để tránh lây lan nặng hơn

Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể quan hệ được không?

Bệnh lý đường tiết niệu này có thể ảnh hưởng đến hoạt động tình dục, đặc biệt khi đang điều trị bệnh UTI không nên quan hệ, bởi có thể dẫn đến nhiều rủi ro như: 

  • Gây đau và trầm trọng thêm nhiều triệu chứng khác.
  • Làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, đặc biệt là bội nhiễm vi khuẩn khác.
  • Làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm bạn đời. 

Tóm lại, không nên quan hệ tình dục bởi điều này có thể làm chậm quá trình hồi phục đường tiết niệu. Thậm chí, bệnh có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng thứ cấp, vậy nên hãy hoàn thành việc điều trị để đảm bảo an toàn cho bản thân lẫn bạn đời. 

Nhiễm trùng tiết niệu có thể gây ra nhiều biến chứng vô cùng nghiêm trọng, đặc biệt đối với sức khỏe. Chính vì thế cần điều trị sớm để tránh ảnh hưởng đến các chức năng của thận. Bệnh viện Đa Khoa Phương Đông với những y bác sĩ giỏi, chuyên nghiệp cùng với máy móc kỹ thuật hiện đại, đảm bảo uy tín giúp bạn phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
2,233

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám