Tìm hiểu về phương pháp xét nghiệm D-dimer phổ biến 

Phan Ngọc Linh

24-08-2022

goole news
16

Xét nghiệm D-dimer là kỹ thuật sinh hoá được chỉ định để có thể kiểm tra tình trạng khối máu đông nằm trong mạch máu nhằm chẩn đoán và can thiệp điều trị kịp thời các bệnh liên quan. D-dimer là một đoạn protein nhỏ nằm trong máu và được nối bằng các liên kết chéo giữa hai đoạn fibrin hay chính là sản phẩm của quá trình phá vỡ cục máu đông. Nếu bạn đang thắc mắc về xét nghiệm nãy hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

 

Xét nghiệm D-dimer là kỹ thuật gì?

Khi cơ thể bị chấn thương cơ chế tự động của máu tiến hành hoạt động giúp ngăn ngừa tình trạng mất máu. Khi vết thương đã ổn định và đã được cầm máu cơ chế phá hủy cục máu đông sẽ được tự động thực hiện để hồng cầu có thể lưu thông một cách bình thường.

Nồng độ D-dimer có trong máu là dấu hiệu cho thấy sự xuất hiện cục máu đông ở trong mạch máu. Vì vậy, định lượng D-dimer có trong máu là phương pháp để có thể nhận biết có huyết khối ở trong máu hay không. Kỹ thuật sinh hoá này được gọi là xét nghiệm D-dimer.

Xét nghiệm D-dimer là phương pháp để có thể nhận biết có huyết khối 

Xét nghiệm D-dimer là phương pháp để có thể nhận biết có huyết khối 

Nguyên lý của xét nghiệm D-dimer

D-dimer là sản phẩm thoái giáng của Fibrin trong cơ thể. D-Dimer là bằng chứng cho sự hiện diện của Fibrin trong hệ tuần hoàn. Vì thế sẽ giúp chẩn đoán được bệnh lý huyết khối và hình thành tình trạng đông máu và  rải rác ở trong lòng mạch máu. Định lượng D-dimer theo phương pháp miễn dịch đo độ đục và được tăng cường các hạt latex. 

Những hạt này có kích thước đồng đều được bao phủ bởi các kháng thể đơn dòng D-dimer đồng vị. Qua đó, phức hợp các kháng nguyên để tạo thành khi cho thêm mẫu bệnh phẩm có chưa  D-dimer. Sự thay đổi mật độ hấp thụ theo thời gian sẽ phụ thuộc vào nồng độ  D-dimer đồng vị có trong mẫu cần phân tích.

D-Dimer là bằng chứng cho sự tồn tại của Fibrin trong hệ tuần hoàn

D-Dimer là bằng chứng cho sự tồn tại của Fibrin trong hệ tuần hoàn

Khi nào cần tiến hành xét nghiệm D-dimer?

D-dimer chính là yếu tố chứng minh sự hiện diện của các fibrin có trong tuần hoàn thường được sử dụng với các mục đích như sau:

Chẩn đoán ở bệnh nhân mắc các bệnh lý huyết khối

Trong 90% trường hợp huyết khối ở tĩnh mạch sâu và 95% các trường hợp tắc mạch phổi, giá trị của fibrin D-dimer đề tăng. Chỉ một số ít khoảng 5% những người không có bệnh huyết khối ghi nhận D-dimer tăng.

Phát hiện tình trạng bệnh nhân bị tăng đông máu

Với một số bệnh nhân nằm liệt giường, nếu thực hiện xét nghiệm D-dimer có thể gợi ý khả năng huyết khối mới được hình thành và là  bằng chứng để có thể thăm dò, xác định huyết khối. Bác sĩ cần dự phòng chống đông máu cho bệnh nhân để phòng ngừa những biến chứng.

Xét nghiệm nồng độ D-Dimer giúp phát hiện tình trạng đông máu ở bệnh nhân

Xét nghiệm nồng độ D-Dimer giúp phát hiện tình trạng đông máu ở bệnh nhân

Giúp theo dõi các bệnh lý huyết khối theo thời gian

Ở những bệnh nhân mắc bệnh huyết khối nếu thấy sự lại bình thường của D-dimer sẽ đánh giá được quá trình điều trị có tiến triển tốt hay không, sự hình thành Fibrin đã cân bằng trở lại hay chưa? Nếu thấy xuất hiện trở lại các D-dimer trong thời gian theo dõi thì khả năng cao bệnh lý huyết khối tắc mạch sẽ tái phát. Ngoài ra xét nghiệm này còn được chỉ định để chẩn đoán khối tĩnh mạch đã hình thành và tình trạng đông máu rải rác trong lòng mạch.

Làm xét nghiệm D-dimer giúp theo dõi các bệnh lý huyết khối theo thời gian

Làm xét nghiệm D-dimer giúp theo dõi các bệnh lý huyết khối theo thời gian

Những đối tượng nào nên thực hiện xét nghiệm D-dimer

Nguy cơ xuất hiện cục máu đông thường xảy ra ở những đối tượng như sau:

  • Bệnh nhân mắc hội chứng kháng phospholipid hoặc một bệnh lý miễn dịch.
  • Một số bệnh lý bẩm sinh đặc biệt khác.
  • Người bệnh vừa trải qua ca phẫu thuật lớn, như thay thế đầu gối.
  • Người gặp chấn thương nặng, chẳng hạn như gãy chân, gãy tay.
  • Những người ngồi hoặc nằm trong thời gian dài, như nằm viện dài ngày.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc vừa mới sinh con.
  • Một số bệnh nhân ung thư.

Xét nghiệm chỉ số D-dimer cũng có thể được sử dụng để kiểm tra tình trạng đông máu nội mạch lan tỏa  còn gọi là DIC, trong đó cục máu đông hình thành trong các mạch máu nhỏ ở khắp cơ thể và gây chảy máu. Điều này rất nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân. Xét nghiệm này cũng được sử dụng để kiểm tra việc điều trị DIC. Nếu nồng độ D-dimer giảm xuống, đó là dấu hiệu cho thấy điều trị bệnh đang có hiệu quả.

Phụ nữ mang thai hay sau sinh cần phải làm xét nghiệm D-dimer

Phụ nữ mang thai hay sau sinh cần phải làm xét nghiệm D-dimer

Các phương pháp xét nghiệm D-dimer phổ biến

Kết quả xét nghiệm chỉ số D-dimer sẽ có sự chênh lệch khác nhau phụ thuộc vào cơ sở y tế mà bạn thực hiện xét nghiệm. Hiện nay, có 2 kỹ thuật D-dimer phổ biến như sau:

Xét nghiệm định lượng D-dimer ngưng tập trên Latex

Đây là phương pháp có khoảng giá trị nồng độ D-dimer < 500μg/L hay <0,5mg/L được xem là chỉ số bình thường. Phương pháp xét nghiệm này có độ nhạy không cao vì chỉ có thể phát hiện được khi đã có sự hình thành nhiều cục máu đông. Vì vậy mà nếu chỉ có 1 cục máu đông thì sẽ cho kết quả âm tính. Do đó, đây được xem là phương pháp test nhanh và đặc hiệu để chẩn đoán tình trạng máu đông rải rác trong lòng mạch.

Xét nghiệm D-dimer siêu nhạy

Phương pháp này với khoảng giá trị chỉ số xét nghiệm định lượng D-dimer < 1,1mg/L được xem là kết quả bình thường. Xét nghiệm định lượng D-dimer siêu nhạy được tiến hành bằng ELISA hoặc đo độ đục miễn dịch để kiểm tra được nồng độ D-dimer. Chính vì thế, xét nghiệm này có độ nhạy rất cao, có thể phát hiện kể cả 1 cục máu đông có kích thước  rất nhỏ.

Xét nghiệm D-dimer siêu nhạy có độ chính xác rất cao

Xét nghiệm D-dimer siêu nhạy có độ chính xác rất cao

Quy trình thực hiện xét nghiệm D-dimer nhanh chóng

Cách thực hiện các phương pháp xét nghiệm định lượng D-dimer khá đơn giản, chỉ cần sử dụng ống nghiệm có chứa chất chống đông Citrat 3.8% đã được chuẩn bị, sau đó huyết tương được lấy mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân để tiến hành phân tích. Bệnh nhân không cần thiết phải nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm D-dimer. Kết quả xét nghiệm được xem là bình thường nếu: 

  • Xét nghiệm Latex: - < 500 μg/L hay < 0,5 mg/L 
  • Xét nghiệm đo độ đục miễn dịch của cơ thể : <250 ng/ml.
  • Nồng độ D-dimer tăng bất thường do nguyên nhân sau: Tắc mạch phổi, huyết khối động mạch, huyết khối các tĩnh mạch sâu, tình trạng tăng đông máu, giai đoạn sau mổ, xơ gan, nhồi máu cơ tim, làm cầu nối tĩnh mạch-phúc mạc, đông máu rải rác trong lòng mạch, chấn thương, sản giật, sau điều trị fibrin.

Ngoài ra, một số các yếu tố có nguy cơ ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm như sau:

  • Hiệu giá các yếu tố dạng thấp cao trong huyết thanh gây nên dương tính giả.
  • Thuốc tiêu fibrin có thể tăng kết quả xét nghiệm.
  • Xét nghiệm D-dimer siêu nhạy sẽ tăng cao hoặc hạ thấp giả do tình trạng tăng lipid trong máu, hoặc các bệnh phẩm bị tủa đục ở các bệnh nhân điều trị bằng kháng thể đơn dòng được chiết xuất từ chuột. 
  • Kết quả của xét nghiệm chỉ số D-dimer có giá trị chẩn đoán các bệnh lý huyết khối tắc mạch với độ nhạy rất cao đạt 95% và độ đặc hiệu là 90%.

Phương pháp xét nghiệm D-dimer khá đơn giản

Phương pháp xét nghiệm D-dimer khá đơn giản

Ý nghĩa xét nghiệm D-dimer

Ý nghĩa xét nghiệm định lượng D-dimer chính là kết quả của xét nghiệm và đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người bệnh phát hiện những khối đông máu bất thường sớm được gọi là huyết khối. Từ đó có thể tầm soát được các căn bệnh liên quan đến máu.

Kết quả xét nghiệm định lượng D-dimer âm tính

Điều này chứng tỏ trong máu của bạn không có sự hình thành huyết khối. Tuy nhiên nếu có kết quả xét nghiệm chỉ số D-Dimer âm tính nhưng người bệnh vẫn xuất hiện một số triệu chứng bất thường, nên thực hiện thêm một số xét nghiệm khác theo sự chỉ định của bác sĩ để tìm ra được nguyên nhân gây bệnh.

Nếu kết quả xét nghiệm D-dimer âm tính nghĩa là bạn không có huyết khối

Nếu kết quả xét nghiệm D-dimer âm tính nghĩa là bạn không có huyết khối

Kết quả xét nghiệm định lượng D-dimer dương tính

Nếu kết quả xét nghiệm dương tính nghĩa là trong máu của bạn lượng D-dimer đã vượt quá số lượng cho phép. Qua đó, báo hiệu rằng cơ thể đang có cục máu đông trong mao mạch, bị nhiễm trùng máu hoặc các bệnh về gan và ung thư. Bên cạnh đó, mang thai cũng là yếu tố dẫn tới nồng độ  D-dimer trong máu tăng cao.

Tuy nhiên khi nhận được kết quả xét nghiệm dương tính bạn cũng đừng quá lo lắng bởi kết quả chỉ nói lên bạn đang có nguy cơ cao và chưa hoàn toàn khẳng định. Hơn thế nữa, thực hiện xét nghiệm D-dimer không chỉ ra được vị trí cụ thể của cục máu đông. Nên bác sĩ có thể sẽ chỉ định làm thêm một số xét nghiệm khác.

Kết quả dương tính nghĩa là nồng độ D-dimer đang vượt quá chỉ số cho phép

Kết quả dương tính nghĩa là nồng độ D-dimer đang vượt quá chỉ số cho phép

Một số lưu ý khi thực hiện làm xét nghiệm D-dimer

Khi thực hiện các xét nghiệm nồng độ D-dimer bạn cần lưu ý một số điều như sau:

  • Không nên ăn uống trước thời điểm làm xét nghiệm từ 8 đến 12 tiếng nhằm đảm bảo tính chính xác của kết quả làm xét nghiệm.
  • Cần ngưng sử dụng các loại thuốc có tác dụng bổ sung các chất sắt hoặc thuốc chống đông máu trước khi xét nghiệm để tránh những ảnh hưởng đến các kiểm tra.
  • Bạn cần tuân thủ những chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để chỉ định những xét nghiệm các nhân viên thực hiện quá trình lấy máu để làm xét nghiệm. Đến gặp bác sĩ chỉ định để kiểm tra các chỉ số xét nghiệm và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh của bạn.
  • Chỉ thực hiện xét nghiệm ở những cơ sở y tế uy tín dưới sự chỉ định của bác sĩ. Bệnh viện đa khoa Phương Đông là một cơ sở khám chữa bệnh uy tín được rất nhiều người bệnh lựa chọn. Nơi đây có máy móc thiết bị hiện đại cùng đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sẽ đảm bảo tiến hành các xét nghiệm một cách nhanh chóng và có độ chính xác cao.

Không nên ăn uống trước khi làm xét nghiệm

Không nên ăn uống trước khi làm xét nghiệm

Trên đây là những thông tin chi tiết về xét nghiệm D-dimer và ý nghĩa của nó. Hy vọng những kiến thức trên sẽ hữu ích đối với bạn. Nếu được chỉ định làm xét nghiệm nồng độ D-dimer bạn cũng đừng quá lo lắng, hãy tiến hành theo đúng quy định và bình tĩnh chờ kết quả. Bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên và những định hướng thích hợp nhất với các kết quả của bạn.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

1,943

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

Bác sĩ Cao cấp CKII

NGUYỄN DUY HẢI

Khoa Xét Nghiệm

Bác sĩ Cao cấp CKII

NGUYỄN DUY HẢI

Khoa Xét Nghiệm
19001806 Đặt lịch khám