Nên xét nghiệm tiểu đường khi nào?
Bất kỳ một căn bệnh nào cũng vậy, nếu ở mức độ nhẹ bạn khó có thể phát hiện rõ ràng dấu hiệu và triệu chứng. Tuy nhiên, nếu theo dõi sức khỏe bản thân và biết cách chăm sóc bạn sẽ nhận ra sự thay đổi của cơ thể qua các bộ phận cũng như sinh hoạt hằng ngày. Do đó, bạn cần phải đi xét nghiệm tiểu đường khi có một trong những dấu hiệu tiền tiểu đường sau đây:
- Mắt nhìn mờ, không nhìn rõ có lúc mỏi mắt.
- Cơ thể lúc nào cũng trong tình trạng mệt mỏi, ủ rũ, làm việc không còn hiệu quả.
- Cơ thể lúc nào cũng thèm ăn, luôn có cảm giác đói và muốn ăn liên tục với lượng lớn.
- Khi cơ thể không may tổn thương, lở loét ở đâu đó khó có thể lành lạt.
- Quá trình đi tiểu sẽ nhiều hơn bình thường.
Ở giai đoạn đầu, bệnh tiểu đường có thể không hoặc rất ít có biểu hiện nên bạn cần phải chú ý. Bởi nếu phát hiện và thực hiện xét nghiệm sớm sẽ giúp bạn có thể đưa ra giải pháp điều trị phù hợp nhất.
Khi cơ thể có những dấu hiệu nghi ngờ bạn nên thực hiện xét nghiệm tiểu đường
Những ai cần đi xét nghiệm tiểu đường?
Cũng có một số trường hợp cần phải đi kiểm tra bệnh ngay cả khi họ không gặp bất cứ một triệu chứng nào. Theo hiệp hội ADA khuyến khích và đưa ra nhận định rằng có một số nhóm đối tượng sau đây nên được thực hiện kiểm tra bệnh tiểu đường.
- Bất cứ người nào có chỉ số khối cơ thể BMI cao hơn 23 không kể ở độ tuổi nào, hay những người có nguy cơ huyết áp cao, mức cholesterol bất thường và lười vận động. Những người từng có tiền sử hội chứng buồng trứng đa nang hoặc các bệnh liên quan đến tim mạch.
- Những ai ở ngoài độ tuổi 45 tuổi đều được khuyên nên kiểm tra đường huyết ban đầu và khi có kết quả bình thường sẽ được kiểm tra sau đó 3 năm khoảng một lần.
- Bất kỳ phụ nữ nào có thể tiền sử tiểu đường thai kỳ nên bạn cần phải kiểm tra đa trong khoảng thời gian 3 năm một lần.
- Bất cứ ai có tiền sử gia đình mắc cá bệnh tiểu đường, cá nhân về lượng đường trong máu có sự bất thường hoặc cơ thể đang có dấu hiệu kháng insulin.
Nếu khi nhận thấy mình là một trong những đối tượng có nguy cơ hoặc có những biểu hiện, bạn hãy thực hiện khám sức khỏe định kỳ cũng như xét nghiệm bệnh tiểu đường. Để từ đó có được giải pháp sinh hoạt, ăn uống, điều trị và phòng ngừa bệnh sớm hơn.
Bất cứ ai cũng nên đi xét nghiệm và thăm khám tổng quát sức khỏe định kỳ
Các xét nghiệm cần thiết để phát hiện tiểu đường
Theo các bác sĩ, ngoài những biểu hiện lâm sàng, người bệnh cũng nên thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng để có thể có được những cơ sở chính xác, kết luận bệnh. Vậy để có thể chẩn đoán bệnh tiểu đường, người bệnh cần phải tiến hành một số xét nghiệm cơ bản dưới đây.
Xét nghiệm đường huyết
Xét nghiệm đường huyết sẽ thực hiện khi người bệnh đói mới cho ra kết quả chính xác nhất. Chính vì thế, trước khi tiến hành xét nghiệm đường huyết, bác sĩ nên khuyên đi vào lúc sáng sớm lúc cơ thể chưa nạp bất cứ chất gì.
Xét nghiệm lượng đường trong máu để biết được chỉ số Glucose trong máu
Thực tế cho thấy vào sáng sớm khi cơ thể bạn chưa ăn gì, hàm lượng Glucose trong máu ở người khỏe mạnh chỉ đạt với chỉ số khoảng dưới 100ml/dl. Còn với những người mắc bệnh tiểu đường, khi thực hiện xét nghiệm vào buổi sáng chỉ số Glucose đạt được vẫn lớn hơn 125mg/dL.
Lúc này, các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận rằng nếu những người có lượng đường huyết nằm trong ngưỡng từ 100 đến 125mg/DL có thể gặp tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, thậm chí đó chính là những dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường. Để xác định được chính xác hơn, bệnh nhân có thể thực hiện xét nghiệm lần 2 vào ngày khác cùng với đó hãy theo dõi sức khỏe bản thân.
Xét nghiệm tiểu đường qua dung nạp Glucose thông qua đường uống
Đối với phương thức xét nghiệm này, các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân cần phải nhịn ăn tối thiểu từ lúc nửa đêm hôm trước cho tới khi đi kiểm qua. Mỗi ngày bạn chỉ nạp khoảng 200gr carbohydrate trong 3 ngày trước khi thực hiện kiểm tra.
Khi thực hiện xét nghiệm này bạn sẽ phải uống một cốc nước khoảng 300ml được hòa tan với 75g Glucose. Sau khoảng 2 tiếng nếu như nồng độ đường huyết của người khỏe mạnh sẽ thấp hơn 140mg/Dl. Ngược lại, nếu giá trị đường huyết cao quá 200mg/DL các bác sĩ đưa ra kết luận bạn đã bị mắc bệnh tiểu đường.
Xét nghiệm định lượng HbA1C
Xét nghiệm định lượng HbA1C sẽ phải thực hiện ở phòng thí nghiệm chuẩn hóa quốc tế để xác định được hàm lượng đường trung bình ở trong mái trong thời gian 3 tháng. Đối với cơ thể, HbA1C chính là chỉ số đánh giá sự liên kết giữa nồng độ Glucose với hồng cầu.
Do đó, khi bạn thực hiện xét nghiệm này, các bác sĩ có cơ sở để chẩn đoán và khảo sát khả năng đáp ứng việc chữa trị với các bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Nồng độ HbA1C của người bệnh nhân tiểu đường thường đạt giá trị cao hơn 6.4%, còn ở những người bình thường chỉ ở mức thấp hơn 5.7%.
Xét nghiệm định lượng HbA1C để có được kết luận chính xác hơn
Xét nghiệm đường huyết lúc đói
Trước khi thực hiện xét nghiệm bạn cũng cần phải nhịn ăn từ đêm cho tới khi lấy máu vào sáng hôm sau. Điều này có nghĩa trong khoảng thời gian từ 8 đến 12 giờ bạn sẽ không được nạp vào cơ thể để có thể có được kết quả chính xác hơn với các kết quả đo cụ thể gồm:
- Khi kết quả bằng hoặc lớn hơn 126mg Dl, chứng tỏ người bệnh bị tiểu đường.
- Kết quả từ 100 đến 125mg/DL đây là dấu hiệu tiền tiểu đường.
- Nếu như kết quả dưới 100mg/DL chứng tỏ bạn chưa có dấu hiệu bệnh tiểu đường, sức khỏe bình thường.
Xét nghiệm lúc đói để có mẫu kết quả xét nghiệm chuẩn nhất
Xét nghiệm tiểu đường thông qua nước tiểu
Thực hiện xét nghiệm tiểu đường bằng nước tiểu sẽ không đọc sử dụng để chẩn đoán bệnh. Các bác sĩ sử dụng xét nghiệm này khi nghi ngờ bạn bị mắc bệnh tiểu đường tuýp 1. Cơ thể sản xuất ra ceton khi mô mỡ được sử dụng làm năng lượng thay lượng đường trong máu.
Do đó, khi thực hiện xét nghiệm cơ thể có lượng lớn ceton trong nước tiểu chứng tỏ cơ thể bạn không đủ khả năng tạo ra hàm lượng insulin. Để có được kết luận chính xác nhất, bệnh nhân cũng yêu cầu bác sĩ cho xét nghiệm qua nhiều phương pháp khác nhau từ đó để có được giải pháp điều trị và phòng ngừa sớm.
Thực hiện xét nghiệm bằng nước tiểu để chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 1
Thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
Bệnh tiểu đường thai kỳ là lúc cơ thể chị em mang thai thường hay bị bệnh này. Bác sĩ sẽ đưa ra một số yếu tố nguy cơ để biết bạn có bị tiểu đường thai kỳ không:
- Nếu như bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ trung bình khi thực hiện kiểm tra nước tiểu có hàm lượng cao thì bạn sẽ phải kiểm tra sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ trong khoảng thời gian từ 24 đến 28 tuần của thai kỳ.
- Còn nếu như bạn đang có nguy cơ cao mắc các bệnh tiểu đường thai kỳ do béo phì khi bắt đầu mang thai, hoặc bạn đã bị tiểu đường trong lần mang thai trước, những trường hợp này các bác sĩ có thể kiểm tra bệnh tiểu đường ở lần khám thai đầu tiên của bạn.
- Tiểu đường thai kỳ thường sẽ biến mất sau khi người mẹ sinh con xong, tuy nhiên nếu không có biện pháp ngăn ngừa sẽ để lại nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Trên đây là những xét nghiệm để giúp các bác sĩ có thể đưa ra kết luận cho người bệnh. Đối với những đối tượng đang mắc bệnh, người bệnh cần chủ động đi khám và xét nghiệm định kỳ để có thể theo dõi được lượng đường huyết trong máu và có thể điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho phù hợp hơn. Bên cạnh đó, để đảm bảo sự chính xác và an tâm bạn nên tìm đến cơ sở y tế khám chữa bệnh uy tín nhất.
Khi mang thai nguy cơ tiểu đường cao nên cần phải thăm khám và xét nghiệm
Ngăn ngừa bệnh tiểu đường bằng cách nào?
Sau khi thực hiện xét nghiệm tiểu đường nếu các bác sĩ kết luận bạn có nguy cơ bị bệnh tiểu đường. Hoặc bạn đã được kết luận bị tiểu đường hay thậm chí ngay cả người bình thường cũng cần phải có những bí quyết để ngăn ngừa căn bệnh này đến với mình. Dưới đây là một số giải pháp cụ thể để có một sức khỏe tốt nhất:
Thói quen ăn uống lành mạnh
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh giúp kiểm soát bệnh tốt nhất
Cơ chế ăn uống cũng như chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh lý tiểu đường. Do đó bạn cần phải xây dựng một chế độ ăn uống khoa học lành mạnh, thường xuyên ăn rau xanh và trái cây, ngũ cốc nguyên hạt.
Người bệnh hạn chế nạp Glucose bởi đây là nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường. Hạn chế ăn các chất béo, thức ăn chế biến sẵn, không ăn bánh kẹo chất có nhiều đường, đồ ngọt hay nước có gas. Thực hiện chế độ ăn thanh đạm với hàm lượng dinh dưỡng vừa đủ và cân bằng.
Tập luyện thể chất
Việc tập luyện thể dục sẽ giúp giảm đường huyết bằng cách di chuyển các tế bào để tạo năng lượng. Hoạt động này sẽ làm tăng độ nhạy insulin nên cơ thể của bạn sẽ cần ít đi hàm lượng insulin để sử dụng. Để có thể đạt hiệu quả tốt nhất hãy nhờ sự tư vấn của bác sĩ để có được chế độ tập luyện phù hợp nhất nhằm kiểm soát đường huyết.
Thường xuyên vận động, tập luyện để có sức khỏe tốt nhất
Kiểm soát đường huyết
Người bệnh cần ghi lại chỉ số đường huyết của cơ thể 4 lần/ngày để biết được tình trạng sức khỏe như thế nào. Nếu như đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 không dùng insulin sẽ không cần kiểm tra nhiều. Tuy nhiên, bạn cũng nên lắng nghe cơ thể để biết được sức khỏe của mình tốt không và bệnh có thuyên giảm không từ đó đưa ra giải pháp điều trị phù hợp nhất.
Nên thực hiện xét nghiệm tiểu đường tại đâu?
Hiện nay, không ít các cơ sở y tế trên cả nước cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh giúp cho người bệnh dễ dàng hơn trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Tuy nhiên, không phải cơ sở nào cũng uy tín và đủ các thiết bị vật tư, đội ngũ bác sĩ giỏi để khám và chữa bệnh hiệu quả nhất.
Do đó, nếu bạn đang có nhu cầu đi khám sức khỏe tổng quát cũng như xét nghiệm bệnh tiểu đường hãy đến với Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Với đội ngũ y bác sĩ cùng các chuyên gia đầu ngành với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề hứa hẹn sẽ giúp bệnh nhân được khám và chữa bệnh chính xác nhất.
Máy phân tích sinh hoá tự động hiện đại tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
Bên cạnh đó, bệnh viện còn có hệ thống máy móc hiện đại, cơ sở y tế vật tư đầy đủ không thiếu các loại máy xét nghiệm. Đồng thời bệnh viện cũng liên tục cập nhật xu hướng và phác đồ điều trị tiên tiến trên thế giới nên có thể chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị chính xác giúp bệnh nhanh khỏi nhất.
Ngoài ra, bệnh nhân còn được nằm ở phòng khám khang trang, sạch sẽ, yên tĩnh, không gian thoáng đãng. Thái độ phục vụ bệnh nhân nhiệt tình, những thời thăm hỏi động viên cũng giúp người bệnh luôn lạc quan và yêu đời hơn.
Những thông tin bài viết chia sẻ đã giúp bạn có thể yên tâm thực hiện các xét nghiệm tiểu đường. Mong rằng bạn hãy chủ động thăm khám để phát hiện sớm bệnh từ đó có thể đưa ra giải pháp điều trị sớm hơn. Nếu có nhu cầu hãy liên hệ Bệnh viện Phương Đông để được đặt lịch khám sớm nhất nhé.