Xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ em có nguy hiểm không? Điều trị ra sao?

Nhật Mai

28-01-2023

goole news
16

Xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ em là một tình trạng rối loạn chảy máu do giảm tiểu cầu có liên quan tới hệ thống miễn dịch. Vậy trẻ có nguy cơ gặp phải các vấn đề về sức khỏe nào khi mắc bệnh? Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ giải đáp thắc mắc này giúp bạn.

Tổng quan về bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ

Tiểu cầu (Platelets hay Thrombocytes) là một mảnh tế bào không nhân, thuộc 1 trong 3 loại tế bào máu, được sinh ra từ tiểu cầu trưởng thành trong tủy xương. Tiểu cầu có chức năng chính là tham gia vào quá trình đông cầm máu, tạo cục máu đông, miễn dịch, co mạch, sửa chữa,... Khi có vết thương chảy máu, tiểu cầu sẽ tập kết lại, hoạt hoá và phóng thích các chất trong hạt chức năng để kết dính lại với nhau tạo thành cục máu đông.

Vòng đời của tiểu cầu chỉ kéo dài từ 7-10 ngày. Lách là cơ quan tiêu hủy tiểu cầu già và các tế bào máu khác. Khi lách có vấn đề sẽ làm tăng số lượng giữ và phá hủy tiểu cầu khiến máu ngoại vi bị giảm tiểu cầu. Do đó trong nhiều trường hợp khi tiểu cầu bị giảm mạnh, bác sĩ sẽ chỉ định cắt lách để ngăn chặn quá trình tiêu hủy tiểu cầu.

Tiểu cầu có chức năng tạo đông máu và cầm máu tại các vết thương hở

Tiểu cầu có chức năng tạo đông máu và cầm máu tại các vết thương hở

Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ em đa phần xuất phát từ nguyên nhân do miễn dịch. Hệ miễn dịch khi này nhầm lẫn tiểu cầu là tế bào lạ xâm nhập vào cơ thể sẽ bắt đầu tấn công và phá hủy tiểu cầu gây nên tình trạng suy giảm số lượng tiểu cầu trong máu, ảnh hưởng tới chảy máu và đông máu.

Có một tin vui đó là trẻ bị xuất huyết giảm tiểu cầu do miễn dịch có thể tự khỏi trong vài tuần hoặc vài tháng (khoảng 70-80% trường hợp), đặc biệt ở xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh có thể hồi phục nhanh chóng và tự khỏi mà không cần điều trị. Khoảng 20% trở thành mãn tính, bệnh kéo dài vài tháng đến vài năm và tái diễn nhiều lần dù đã được điều trị, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và cuộc sống của trẻ sau này.

Nguyên nhân gây xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ nhỏ

Bệnh lý xuất huyết giảm tiểu cầu đa số là không rõ nguyên nhân và là rối loạn của hệ miễn dịch. Bệnh không lây lan theo các tiếp xúc thông thường. Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ được nhận định là có liên quan đến xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ em đó là:

  • Xuất huyết giảm tiểu cầu trẻ sơ sinh do di truyền hoặc bẩm sinh.
    Trẻ đang mắc các bệnh như suy tủy, xâm lấn tủy.
  • Trẻ bị nhiễm vi trùng, mắc các bệnh nhiễm trùng huyết, nhiễm ký sinh trùng như nhiễm siêu vi trùng như sởi, quai bị, cúm… Đặc biệt khi bé bị sốt xuất huyết giảm tiểu cầu cũng là một trong những nguyên nhân hay gặp.
  • Mắc bệnh tự miễn như viêm đa khớp dạng thấp, viêm nút động mạch, bướu máu,… làm tăng hủy tiểu cầu.
  • Trẻ sử dụng thuốc kháng viêm, thuốc kháng sinh, thuốc điều trị co giật…

Xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ em là một tình trạng rối loạn của hệ miễn dịch

Xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ em là một tình trạng rối loạn của hệ miễn dịch

Biểu hiện xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ

Tùy thuộc vào số lượng tiểu cầu bị giảm trong máu mà cơ thể trẻ sẽ biểu hiện thành các triệu chứng lâm sàng. Cụ thể triệu chứng bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu trẻ em phổ biến là:

  • Trên da, niêm mạc xuất hiện các vết bầm tím hoặc đốm đỏ/tím thành từng đám hoặc rải rác sau đó lan rộng ra khắp cơ thể.
  • Chảy máu cam, chảy máu chân răng thường xuyên.
  • Trong nước tiểu, phân có các tia máu. Đây là biểu hiện của xuất huyết nội tạng và bệnh khi này đang chuyển biến nặng.
  • Trẻ gặp chấn thương dễ bị chảy máu mà khó cầm được, nhất là vùng đầu sẽ gây nguy hiểm.

Trẻ bị xuất huyết giảm tiểu cầu thường xuất hiện các đốm/ mảng đỏ tím trên da

Trẻ bị xuất huyết giảm tiểu cầu thường xuất hiện các đốm/ mảng đỏ tím trên da

Xem thêm: Sốt xuất huyết: Triệu chứng nhận biết sớm và cách phòng ngừa hiệu quả

Biến chứng của bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ em

Bệnh ban đầu chỉ gây nên những triệu chứng không nghiêm trọng nên thường bị cha mẹ của trẻ bỏ qua. Tuy nhiên khi ở mức độ nặng, trẻ có thể sẽ bị xuất huyết ngay cả khi không có va chạm hoặc va chạm rất nhẹ. Trong cơ thể trẻ cũng sẽ xuất hiện tình trạng xuất huyết đường tiêu hoá, tiết niệu, sinh dục, nguy hiểm nhất là xuất huyết não vô cùng nguy hiểm. Đa phần bé bị xuất huyết giảm tiểu cầu có thể tự khỏi và ít bị tái lại nhưng khi có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh, cha mẹ cũng nên cho trẻ đi khám và điều trị tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Biện pháp chẩn đoán xuất huyết giảm tiểu cầu trẻ em

Khi bắt đầu quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ quan sát và hỏi về các triệu chứng, dấu hiệu bất thường của trẻ. Ngoài ra để tránh nhầm lẫn với biểu hiện dị ứng, cha mẹ cũng cần cung cấp thông tin về tiền sử bệnh của con, các loại thực phẩm, thuốc trẻ đang dùng.

Nếu có nghi ngờ trẻ mắc bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Các xét nghiệm chẩn đoán xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ em bao gồm:

  • Xét nghiệm tủy đồ: Đây được xem là tiêu chuẩn vàng trong việc xác định bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu hiện nay.
  • Xét nghiệm máu giúp đánh giá nồng độ tiểu cầu và tốc độ đông máu.
  • Xét nghiệm vi sinh.
  • Xét nghiệm miễn dịch.
  • Các xét nghiệm khác (nếu bệnh nhi bị thiếu máu) Gồm Sắt huyết thanh, hồng cầu lưới, LDH, Bilirubin, Ferritin, Haptoglobin…

Xét nghiệm dịch tủy đồ giúp chẩn đoán bệnh giảm tiểu cầu chính xác nhất

Xét nghiệm dịch tủy đồ giúp chẩn đoán bệnh giảm tiểu cầu chính xác nhất

Phương pháp điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ em

Nguyên tắc trong điều trị trẻ bị xuất huyết giảm tiểu cầu đó là tăng lượng tiểu cầu bằng các liệu pháp tạm thời để ngăn chặn nguy cơ chảy máu và giảm các triệu chứng để cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ.

Bên cạnh đó, các phương pháp điều trị khác cũng được xem xét nếu phù hợp đó là dùng Corticosteroid, steroid, truyền globulin, thuốc ức chế hệ thống miễn dịch hay Rituximab, thuốc kích thích cơ thể tăng sinh tiểu cầu… Các loại thuốc này sẽ giúp “đánh lừa” hệ miễn dịch nhằm ngăn chặn quá trình tấn công và phá hủy tiểu cầu. Ngoài ra, những trường hợp không đáp ứng với thuốc thì chỉ định phù hợp đó là thực hiện phẫu thuật cắt lách. Tuy nhiên phương pháp này sẽ được trì hoãn cho đến khi trẻ được 5 tuổi.

Với các trường hợp tiểu cầu giảm còn rất thấp, có nguy cơ bị xuất huyết nội tạng, xuất huyết não cao thì biện pháp cần thực hiện ngay đó là truyền tiểu cầu và dùng kết hợp các loại thuốc nhóm corticoid liều cao, Gamma globulin truyền tĩnh mạch, anti D truyền tĩnh mạch, ...

Các bệnh nhi bị xuất huyết giảm tiểu cầu mãn tính cần phải theo dõi bệnh thường xuyên và liên tục để tránh biến chứng. Đồng thời corticosteroid liều cao trong điều trị sẽ được thay thế bằng các loại thuốc khác để tránh tác dụng phụ do dùng kéo dài. Với các bé gái mắc bệnh trong độ tuổi có kinh nguyệt sẽ cần chú ý trong điều trị và cần kết hợp giữa khoa huyết học với khoa nội tiết và khoa sản để tránh tình trạng rong kinh gây thiếu máu nặng. Thời gian điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ em sẽ tùy thuộc vào mức độ bệnh cũng như khả năng đáp ứng thuốc.

Dùng thuốc để hạn chế phá hủy tiểu cầu giúp giảm suy giảm số lượng của tế bào này

Dùng thuốc để hạn chế phá hủy tiểu cầu giúp giảm suy giảm số lượng của tế bào này

Lưu ý khi chăm sóc trẻ xuất huyết giảm tiểu cầu

Trong quá trình chăm sóc phục hồi cho trẻ bị xuất huyết giảm tiểu cầu, cha mẹ cần thực hiện theo những khuyến cáo sau đây:

  • Cho trẻ dùng bàn chải đánh răng lông mềm để vệ sinh răng miệng tránh chảy máu nướu.
  • Dùng kem dưỡng thoa cho các vùng da khô, dùng son dưỡng môi tránh môi khô nứt nẻ vào mùa đông.
  • Cắt móng tay cho trẻ tránh để quá sắc nhọn.
  • Cho trẻ đi giày để bảo vệ bàn chân và các ngón chân.
  • Không cho trẻ vận động quá mạnh hoặc tham gia các môn thể thao có tính chất đối kháng, mạnh bạo như đua xe, leo núi, bóng đá, bóng chuyền, đấu vật có khả năng gây thương tích.
  • Không tự ý cho trẻ uống aspirin, thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) hoặc các loại kháng sinh không theo chỉ định của bác sĩ.
  • Nếu trẻ có vết xước, vết cắt trên da, bạn hãy dùng lực ấn mạnh và đều đặn, hoặc dùng gạc để băng bó, nâng phần tổn thương lên cao hơn tim để hạn chế chảy máu.
  • Nếu trẻ bị chảy máu cam, cha mẹ hãy hướng dẫn trẻ nắm chặt phần cánh mũi đến khi máu ngừng chảy.
  • Luôn theo dõi sát sao trẻ hoặc ghi cảnh báo lên vòng tay, vòng cổ của trẻ để được can thiệp kịp thời và được giúp đỡ khi có sự cố xảy ra.

Chăm sóc trẻ bị xuất huyết giảm tiểu cầu cần hết sức thận trọng để tránh bị chảy máu

Chăm sóc trẻ bị xuất huyết giảm tiểu cầu cần hết sức thận trọng để tránh bị chảy máu

Điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ em ở đâu?

Để bệnh nhi được chẩn đoán chính xác và điều trị đúng phác đồ để tránh gây nên những biến chứng từ bệnh và ảnh hưởng do quá trình điều trị không hiệu quả, cha mẹ hãy đưa trẻ đến thăm khám và chữa trị tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Với những ưu thế nổi bật trong ngành y khoa tại Việt Nam như:

  • Hội tụ đội ngũ chuyên gia, giáo sư, bác sĩ hàng đầu có kinh nghiệm chuyên môn cao và nhiều năm làm việc tại các bệnh viện tuyến đầu cũng như có thời gian tu nghiệp tại nước ngoài.
  • Là bệnh viện ngoài công lập lớn nhất tại Hà Nội được xây dựng dựa trên mô hình bệnh viện xanh kết hợp điều trị và nghỉ dưỡng thuần tự nhiên.
  • Sở hữu mô hình dịch vụ hoàn hảo, bảo lãnh các loại BHYT thông tuyến 3 không cần chuyển viện, thẻ bảo hiểm phi nhân thọ.
  • Gồm 14 khoa và 4 đơn nguyên được đầu tư hệ thống máy móc hiện đại, phòng khám, phòng điều trị, cấp cứu hiện đại.
  • Hệ thống phòng nội trú đầu tư khang trang, tiện nghi, đầy đủ đồ dùng sinh hoạt và có đội ngũ y tế chăm sóc, hỗ trợ theo dõi 24/24.
  • Cam kết hiệu quả điều trị cùng chất lượng dịch vụ 5 sao và tối ưu chi phí cho bệnh nhân.

Đa khoa Phương Đông là hệ thống Bệnh viện cao cấp hàng đầu tại Việt Nam

Đa khoa Phương Đông là hệ thống Bệnh viện cao cấp hàng đầu tại Việt Nam

Xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ em trong đa số trường hợp có thể tự khỏi nhưng cũng có tới 20% chuyển biến thành mãn tính và đi theo cuộc đời của trẻ về lâu dài. Do đó để tăng tỷ lệ khỏi bệnh giúp trẻ phát triển như các bạn cùng trang lứa, cha mẹ hãy cho trẻ khám sức khỏe định kỳ và theo dõi các thay đổi bất thường của cơ thể để được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

5,798

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám