Chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu quan trọng như thế nào?
Trong 9 tháng 10 ngày mang thai, giai đoạn nào cũng là những dấu mốc quan trọng đối với cả mẹ và bé. Tuy nhiên, 3 tháng đầu hay tam cá nguyệt đầu tiên được coi là giai đoạn phát triển quan trọng nhất của thai nhi.
Đây là giai đoạn mà thai nhi có sự hình thành và phát triển về hệ thống thần kinh, não và tủy sống. Song song với quá trình đó là sự phát triển của hệ tuần hoàn, tim mạch và các cơ quan nội tạng khác. Vào tháng cuối của tam cá nguyệt, hầu hết các bộ phận trên cơ thể thai nhi như tứ chi, mắt, mũi, tai… cũng dần được hoàn thiện.
Chính vì vậy, để thai phát triển toàn diện, việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất, các chất thiết yếu như canxi, sắt, axit folic, vitamin D, protein, iot… là vô cùng cần thiết.
Việc xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu một cách khoa học, đầy đủ chất là vô cùng cần thiết
Nếu người mẹ không bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng dẫn đến thiếu hụt các chất thiết yếu sẽ khiến thai nhi không đủ chất để phát triển. Điều này cũng có thể gây dị tật, khiến trẻ sinh ra bị suy dinh dưỡng hoặc thậm chí là sảy thai.
Do đó, việc xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu một cách khoa học, đầy đủ chất là vô cùng cần thiết. Thai nhi được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trong giai đoạn tam cá nguyệt sẽ được phát triển tốt, là tiền đề cho một thai kỳ khỏe mạnh.
Những dinh dưỡng cần thiết cho bà bầu 3 tháng đầu
Trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, việc ổn định thai nhi là điều luôn được ưu tiên trên hết. Bổ sung dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu như thế nào để con hấp thụ đủ chất là câu hỏi nhiều mẹ bầu băn khoăn, nhất là với chị em lần đầu mang thai. Dưới đây là một số dưỡng chất thiết yếu mẹ bầu cần nắm thuộc lòng để bổ sung đầy đủ cho thai nhi:
Năng lượng
Song song với việc phát triển của em bé trong bụng, nhu cầu năng lượng của người mẹ cũng thay đổi đáng kể. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 3 tháng đầu, phụ nữ mang thai cần cung cấp khoảng 2300 - 2400 kcal/ngày.
Axit Folic
Axit folic giúp tổng hợp ADN trong 3 tháng đầu
Axit folic (vitamin B9) là một trong những vi chất không thể thiếu trong quá trình phát triển của thai nhi. Chất này giúp tổng hợp ADN trong 3 tháng đầu và giúp ngăn ngừa khiếm khuyết ống thần kinh, tật nứt đốt sống trong bào thai cũng như hở hàm ếch, sứt môi, dị tật tim ở trẻ…
Các chuyên gia cho biết, mẹ bầu cần bổ sung lượng axit folic khoảng 400 - 600 mcg/ngày trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên. Một số nguồn bổ sung axit folic dồi dào mẹ bầu nên tham khảo như các loại rau mà xanh thẫm (rau muống, cải xanh...), thịt gia cầm, gan, ngũ cốc, đậu nành, cà chua, cam… Ngoài ra, với trường hợp cơ thể thai phụ thiếu hụt trầm trọng dưỡng chất này, bác sĩ sẽ cho mẹ dùng thêm viên uống bổ sung axit folic.
Protein
Protein là chất quan trọng để đảm bảo sự phát triển nhanh của mô bào thai. Đồng thời, protein còn tạo ra kháng thể cho hệ miễn dịch, giúp tăng trưởng mô vú và tử cung trong thai kỳ, tăng cường sản sinh máu đảm bảo mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh.
Vì vậy, mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì thì mẹ nên chú ý ăn nhiều hơn các thực phẩm giàu protein như: cá, trứng, thịt bò nạc, thịt heo, thịt gia cầm, ngũ cốc, sữa, đậu nành… trong cả 3 bữa ăn. Trong tam cá nguyệt đầu tiên, thai phụ cần khoảng 80 - 90g protein/ngày, cao hơn bình thường 10 - 15g/ ngày.
Sắt
Sắt giữ nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và bé
Đối với sức khỏe của thai phụ và thai nhi, sắt giữ nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Sắt giúp phát triển não bộ của thai nhi đồng thời giúp vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng. Ngoài ra, chất này còn góp phần tăng cường sức đề kháng và cấu tạo nên enzym hệ miễn dịch. Do đó, khi mẹ bầu thiếu sắt sẽ thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, da xanh xao. Tình trạng này kéo dài làm tăng nguy cơ sinh non, bé sinh thiếu cân.
Vì vậy, dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu không thể thiếu các loại thực phẩm chứa nhiều sắt như thịt bò, cải xoăn, rau dền, cải bó xôi, ngũ cốc, bánh mì nguyên hạt… Lượng sắt mẹ bầu cần bổ sung trong thời gian này là khoảng 36 - 40mg/ngày để phòng ngừa thiếu máu. Ngoài ra, các mẹ bầu cũng có thể sử dụng thêm thực phẩm chức năng cung cấp sắt theo chỉ định của bác sĩ.
Vitamin A
Vitamin A là một vi chất dinh dưỡng quan trọng cho khỏe của cả thai nhi và thai phụ. Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thai nhi bao gồm sự hình thành, cấu tạo nên mắt cũng như góp phần cho sự phát triển của phổi, thận, xương, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh trung ương và hệ hô hấp.
Khi phụ nữ mang thai thiếu hụt vitamin A sẽ dẫn đến việc giác mạc của thai nhi bị tổn thương, nguy cơ dẫn đến mù vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì để vào con thì việc bổ sung vitamin A là rất cần thiết.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ bầu cần cung cấp đủ 600mcg vitamin A/ngày. Một số loại thực phẩm giàu vitamin A mẹ bầu có thể bổ sung vào các bữa ăn hàng ngày như: trứng, sữa, gan động vật, cá, thịt, củ quả màu vàng, đỏ, rau màu xanh thẫm…
Vitamin C
Bầu 3 tháng đầu nên ăn gì? Các thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C là một chất mà cơ thể không thể tự tổng hợp được nhưng lại giữ vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là phụ nữ mang thai.
Ngay từ trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nhu cầu vitamin C của mẹ bầu tăng cao để đáp ứng với sự thay đổi sinh lý của cơ thể. Đồng thời, việc cần thiết bổ sung vitamin C trong thời điểm này giúp thúc đẩy sự phát triển của xương và bảo vệ mẹ và bé khỏi tình trạng thiếu máu.
Các tác dụng của vitamin C đối với phụ nữ mang thai đã được chứng minh qua nhiều nguyên cứu, cụ thể:
- Vitamin C có tác dụng ngăn ngừa các triệu chứng cảm lạnh cho mẹ, giúp xương bé chắc khỏe hơn.
- Vitamin C có tác dụng tạo ra một màng bảo vệ vững chắc cho mẹ bầu khỏi những vi khuẩn có hại vào giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên.
- Vitamin C giúp ngăn ngừa hiện tượng xuất huyết dưới da, giãn tĩnh mạch, phòng tránh các bệnh về răng nướu…
- Vitamin C là một chất cần thiết để phát triển não bộ của thai nhi. Việc thiếu hụt vitamin C trong cơ thể mẹ có thể dẫn đến tình trạng tổn thương não rất sớm cho bé.
Do đó, vitamin C là chất không thể thiếu trong danh sách “mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì”. Vitamin C có thể được bổ sung tự nhiên qua các bữa ăn hàng ngày, một số loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C như: các loại thịt và cá, các loại rau củ như củ cải đường, cà chua, khoai tây tươi; các loại trái cây như cam, quýt, chanh, táo, đào, dâu tây…
Canxi và Vitamin D
Canxi và vitamin D là 2 chất quan trọng trong việc cấu tạo và hình thành hệ xương của thai nhi.
Trong suốt quá trình mang thai của mẹ bầu, canxi là một khoáng chất không thể thiếu. Khi được bổ sung đủ canxi, thai nhi mới có thể hình thành và xây dựng hệ xương, răng vững chắc.
Khi thiếu hụt khoáng chất này sẽ khiến em bé có thể bị suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ, làm tăng nguy cơ mắc bệnh còi xương bẩm sinh, các dị tật về xương… Đồng thời, sự thiếu hụt canxi sẽ khiến cho mẹ bầu cảm thấy tê bì tay chân, mỏi gối, đau lưng, mệt mỏi… Tình trạng thiếu hụt canxi kéo dài sẽ là tiền đề gây ra hiện tượng loãng xương. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe của chính mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi thì việc bổ sung canxi là điều cần thiết.
Mặt khác, vitamin D là yếu tố thúc đẩy sự hấp thụ canxi, photphat và góp phần vào quá trình cấu tạo xương trong cơ thể thai nhi. Khi thiếu vitamin D, canxi sẽ khó được hấp thụ, từ đó làm giảm công dụng của canxi đối với việc hình thành xương và răng.
Chính vì thế, dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu ngoài việc bổ sung canxi cũng cần chú ý bổ sung thêm vitamin D. Sự kết hợp này đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Theo khuyến nghị của các chuyên gia dinh dưỡng, nhu cầu vitamin D cho phụ nữ mang thai là 800 IU/ngày, còn canxi là 800 - 1000mg trong 3 tháng đầu và tăng dần vào các giai đoạn tiếp theo. Mẹ bầu nên bổ sung thêm canxi trong cá, cua, tôm, trứng, sữa, rau xanh… và nên tắm nắng sớm để tăng cường hấp thu vitamin D.
3 tháng đầu nên ăn gì để vào con
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu cần bổ sung đầy đủ các khoáng chất cần thiết nêu trên. Tuy nhiên, thai nhi lớn lên từng ngày dẫn đến nhu cầu về các chất trong mỗi tháng là khác nhau nên mẹ bầu cần có những sự điều chỉnh phù hợp trong khẩu phần ăn hàng ngày để tạo điều kiện cho bé con trong bụng phát triển tốt nhất.
Tháng đầu tiên
Các loại thực phẩm giàu protein như cá hồi rất tốt cho mẹ bầu ở tháng đầu thai kỳ
Ở tháng đầu tiên của thai kỳ, những triệu chứng thai nghén sẽ xảy ra. Mẹ bầu thường xuyên cảm thấy buồn nôn, bụng có cảm giác khó chịu, ăn nhiều hơn… Đây là sự thay đổi về lượng hormone nội tiết tố của phụ nữ khi mang thai sẽ tăng cao. Để cải thiện tình trạng ốm nghén song vẫn đảm bảo sự phát triển của em bé trong bụng, các mẹ cần bổ sung các loại thực phẩm sau:
- Dù nghén khó chịu đến mức độ nào thì mẹ bầu không thể bỏ qua các loại thực phẩm giàu protein như các loại thịt heo, thịt bò, các loại cá: cá hồi, cá chép, cá trê... và tinh bột có trong bánh mì, cơm, ngũ cốc…
- Trong khẩu phần ăn của mẹ thường xuyên phải bổ sung sắt thông qua các loại thịt có màu đỏ như thịt lợn nạc, thịt bò… để hạn chế tình trạng thiếu máu, thúc đẩy sản sinh máu cung cấp đủ cho cả mẹ và bé.
- Mẹ bầu không được quên bổ sung các loại rau xanh, hạt ngũ cốc tốt cho sức khỏe như các loại đậu, măng tây…
- Ngoài ra, để tăng cường bổ sung canxi, chống bệnh còi xương, loãng xương cho bé thì mẹ nên uống sữa vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
Tháng thứ 2
Mẹ bầu cần tăng cường uống sữa hoặc ăn các loại thực phẩm chế biến từ sữa
Sang tháng thứ 2 trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ bầu nên quan tâm đến chất lượng của từng bữa ăn bằng việc bổ sung phong phú các loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo một số lưu ý sau:
- Tiếp tục bổ sung axit folic và sắt thông qua các thực phẩm như thịt lợn nạc, thịt bò, lòng đỏ trứng, rau măng tây, bông súp lơ, đậu bắp, quả bơ…
- Cần tăng cường các loại thực phẩm như: các loại hạt macca, hạnh nhân, hạt óc chó, các loại rau xanh, các loại trái cây như cam, quýt, bơ, các sản phẩm chế biến từ sữa, sữa… trong thực đơn 3 bữa mỗi ngày cho thai phụ.
- Ngoài ra, việc cung cấp nước cho cơ thể phụ nữ mang thai là rất quan trọng. Do đó, mẹ bầu cần ghi nhớ uống nhiều nước mỗi ngày.
Tháng cuối của giai đoạn đầu mang thai
Mẹ bầu nên ăn nhiều rau xanh, rau họ cải trong giai đoạn này
Trong tháng cuối của tam cá nguyệt đầu tiên, tình trạng ốm nghén của mẹ bầu đã giảm đáng kể. Vì thế, chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu sẽ phong phú hơn, các loại thực phẩm được bổ sung trong các bữa ăn hàng ngày sẽ đa dạng hơn rất nhiều. Cụ thể:
- Trong tháng này các mẹ nên ăn nhiều rau xanh, củ quả hơn. Các loại rau củ quả được khuyến cáo tốt cho mẹ bầu là: cà rốt, củ dền, khoai lang, khoai tây, rau họ cải như cải bó xôi, cải chíp, bông cải xanh, các loại rau khác như bí đỏ, rau chân vịt, măng tây…
- Mẹ bầu cần uống nhiều nước hơn mỗi ngày. Ngoài nước lọc, nước khoáng, mẹ có thể dùng các loại nước ép, sinh tố như nước ép táo, nước cam, sinh tố bơ… Các mẹ cũng đừng quên uống sữa để bổ sung canxi cho cơ thể.
- Mẹ bầu cũng có thể bổ sung vitamin bằng các một số thực phẩm chức năng theo chỉ định của bác sĩ.
Những loại quả tốt cho bà bầu 3 tháng đầu
Nho là một trong những loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng đầu
Trong thai kỳ, ngoài việc bổ sung các chất đạm có trong thịt, cá; tinh bột có trong cơm, bánh mì; các loại vitamin có trong rau xanh thì không thể bỏ qua các loại quả trái cây. Đây cũng là một trong những thực phẩm thiết yếu trong thai kỳ và ăn nhiều trái cây tươi sẽ giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Vậy bầu 3 tháng đầu nên ăn gì và những loại quả nào tốt cho mẹ trong tam cá nguyệt đầu tiên? Dưới đây là một số loại quả được chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ bầu nên ăn hàng ngày:
- Quả nho: trong nho có chứa lượng axit folic cao, đủ cung cấp cho nhu cầu của thai nhi trong tam cá nguyệt đầu tiên. Bên cạnh đó, ăn nho cũng là cách bổ sung chất lỏng tự nhiên cho cơ thể bởi nước chiếm 85% thành phần của nho.
- Chuối chín: ăn chuối là một cách giúp mẹ bầu hạn chế được sự khó chịu khi ốm nghén. Trong chuối có chứa hàm lượng kali cao sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng phù nề khi mang thai. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ bầu chỉ nên ăn chuối khi no để không phá vỡ sự cân bằng canxi và magie có trong máu.
- Quả lựu: lựu là một loại quả có chứa nhiều các chất bổ dưỡng như: vitamin C, vitamin K, sắt, canxi, chất xơ, chất đạm… Vì có hàm lượng sắt cao nên lựu có tác dụng ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt từ đó giúp phòng tránh nguy cơ thiếu máu cho bà bầu. Bên cạnh đó, vitamin C có trong lựu giúp tăng cường sức đề kháng, khả năng miễn dịch của cơ thể, đặc biệt có ích trong 3 tháng đầu mang thai. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo phụ nữ mang thai chỉ nên ăn tối đa 1 quả lựu trong 1 ngày.
- Đu đủ chín: thành phấn chính trong 1 quả đu đủ chín gồm có: canxi, vitamin A, vitamin C, chất xơ, magie, sắt và không có nhiều tinh bột. Do đó, nó giúp cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi và hỗ trợ tiêu hóa cho mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu. Ngoài ra, đây là loại quả ít đường nên không là mẹ tăng cân nhanh hoặc mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
- Quả táo: nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, hàm lượng vitamin C có trong táo cao gấp 7 lần so với cam. Ngoài ra, táo cũng là một loại trái cây giàu vitamin, chất xơ và khoáng chất. Vì vậy, bầu 3 tháng đầu nên ăn gì thì mẹ có thể ăn táo hàng ngày sau mỗi bữa ăn hoặc ăn trong các bữa ăn phụ sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng dị ứng và hen suyễn cho trẻ khi chào đời.
- Quả kiwi: kiwi là một trong những loại quả chứa hàm lượng vitamin C vô cùng dồi dào. Ăn kiwi hàng ngày giúp tăng cường hệ miễn dịch của mẹ bầu, đồng thời giúp sản xuất collagen, hỗ trợ sự phát triển của thai nhi về xương, sụn và mạch máu. Thêm vào đó, trong kiwi còn giàu axit folic giúp cho thai nhi tránh khỏi nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh bẩm sinh, bệnh eczema và hen suyễn.
- Quả xoài chín: xoài là một loại quen thuộc trong mùa hè với hương vị thơm ngon và có nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai. Xoài chín là nguồn cung cấp vitamin A và C tuyệt vời cho mẹ bầu 3 tháng đầu, giúp tạo ra một màng bảo vệ vững chắc khỏi những vi khuẩn gây hại cho cơ thể.
Trường hợp ốm nghén nên ăn uống như thế nào để con đầy đủ chất dinh dưỡng?
Mẹ bầu không nên quá lo lắng nếu cảm thấy không ăn uống được nhiều trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên
Nghén là hiện tượng phổ biến trong 3 tháng đầu tiên khi mang thai. Phụ nữ mang thai bị ốm nghén thường cảm thấy buồn nôn và nôn nên cảm giác ăn uống không ngon miệng, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe và gián tiếp ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi.
Tuy nhiên, các mẹ cũng đừng nên quá lo lắng nếu cảm thấy không ăn uống được nhiều trong giai đoạn này. Hãy nhớ rằng trong tam cá nguyệt đầu tiên mẹ bầu không cần tăng cân, thay vào đó mẹ nên bổ sung đủ nước cho cơ thể và ăn ngay khi nào cảm thấy muốn ăn. Một vài mẹo sau có thể giúp ích cho tình trạng nghén và cải thiện chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu:
- Để ăn uống ngon miệng hơn, giúp cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi, các bác sĩ khuyên thai phụ nên chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày nhằm tránh hiện tượng nôn hay buồn nôn do ốm nghén.
- Mẹ nên chuẩn bị thêm bánh, sữa, hoa quả để ăn trong các bữa phụ giúp cung cấp đủ dưỡng chất cho bé.
- Luôn phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học, đa dạng với nhiều loại thực phẩm khác nhau để mẹ không thấy bị nhàm chán.
- Để tiêu hóa tốt hơn, giảm ốm nghén và ăn ngon hơn, mẹ bầu nên kết hợp thêm các bài tập thể dục nhẹ nhàng như yoga bà bầu, hít thở, thiền...
Những thực phẩm mẹ bầu không nên ăn khi mang thai 3 tháng đầu
Nem chua là một trong những thực phẩm mẹ bầu không nên ăn khi mang thai 3 tháng đầu
Để có một thai kỳ khỏe mạnh, chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu rất quan trọng và phải được thực hiện nghiêm túc. Có rất nhiều loại thực phẩm tốt, có lợi cho sức khỏe phụ nữ mang thai, nhưng đồng thời cũng có một số loại thức ăn mà mẹ không nên sử dụng trong thời kỳ này để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc cho cả mẹ và bé. Cụ thể:
- Các loại đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ như: pizza, gà rán, khoai tây chiên, hamburger… hay các loại đồ ăn đóng hộp đều là nguyên nhân làm tăng huyết áp đồng thời khiến mẹ bầu tăng cân nhanh chóng.
- Các loại gan động vật chứa rất nhiều vitamin A nhưng hàm lượng này quá lớn gây mất an toàn cho cả thai phụ và thai nhi. Ngoài ra, trong gan cũng chứa nhiều cholesterol xấu, mẹ bầu tiêu thụ nhiều loại thực phẩm này sẽ có nguy cơ mắc các bệnh lý về huyết áp, tim mạch. Do đó, nếu có thèm ăn thì mẹ cũng chỉ nên ăn ít và hạn chế trong mức độ cho phép thôi nhé.
- Các loại thực phẩm chế biến sẵn như: nem chua, thịt hun khói, lạp xưởng, dăm bông, xúc xích…. có chứa nhiều loại vi khuẩn có hại, có nguy cơ khiến mẹ bầu bị ngộ độc thực phẩm cao mặc dù được làm từ nguyên liệu tươi. Nếu muốn ăn những loại thực ăn này, mẹ bầu phải nấu chín kỹ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
- Mặc dù, chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu rất khuyến khích ăn nhiều rau xanh nhưng không phải loại rau nào cũng tốt cho mẹ và bé. Một số loại rau như: rau ngải cứu, rau sam, rau răm hay rau ngót đều có chứa nhiều chất có hại, nguy cơ khiến mẹ bị sảy thai cao.
- Một số loại trái cây phụ nữ mang thai không nên sử dụng bao gồm: nhãn và đu đủ xanh. Có nhiều trường hợp ăn quá nhiều đu đủ xanh và quả nhãn đã bị dọa sảy thai, sảy thai và sinh non.
- Các loại đồ uống chứa cồn, chất kích thích như rượu, bia, các loại đồ uống có gas, chứa nhiều đường là một số thực phẩm không tốt cho bà bầu. Đặc biệt, phụ nữ mang thai cần tránh xa việc sử dụng sữa tươi chưa tiệt trùng.
- Điều quan trọng nhất trong 3 tháng đầu của thai kỳ mà các bác sĩ luôn nhắc nhở các thai phụ đó là thực hiện nghiêm túc việc ăn chín, uống sôi. Việc làm này giúp tiêu diệt vi khuẩn có trong thức ăn, hạn chế vi khuẩn có hại xâm nhập vào trong cơ thể của thai phụ và ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng.
3 tháng đầu thai kỳ hay tam cá nguyệt đầu tiên là một thời điểm hết sức quan trọng. Nội tiết tố thay đổi khi mang thai ở thời gian đầu sẽ gây ra những trạng thái bất thường trong tâm trạng và thể chất. Chính vì thế, các mẹ cần phải chuẩn bị và xây dựng một chế độ ăn uống trong suốt thai kỳ một cách khoa học và hợp lý.
Vậy mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì để vào con và đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân mình? Chỉ cần các mẹ lưu ý thành phần của một số loại thực phẩm, đồng thời bổ sung trái cây, uống đủ nước là đã có được thực đơn dinh dưỡng cho bản thân và em bé trong bụng. Bên cạnh đó, đối với bất kỳ loại thực phẩm nào mà mẹ không biết rõ về lợi ích mà nó mang lại thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi “bầu 3 tháng đầu nên ăn gì?”. Ngoài việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng, bà bầu cần chú ý giữ gìn sức khỏe, vận động nhẹ nhàng và đừng quên đi khám thai định kỳ theo những mốc thời gian quan trọng. Để được chăm sóc sức khỏe toàn diện cho mẹ và bé, mẹ bầu có thể sử dụng gói thai sản tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ hotline 19001806 để được tư vấn chi tiết.