6 nguyên nhân sinh non mẹ cần đặc biệt lưu ý

Hương Thắm

11-06-2024

goole news
16

Việc bé chào đời quá sớm khi chưa đủ tuần tuổi được gọi là sinh non. Hãy cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu 6 nguyên nhân sinh non ở mẹ, từ đó mẹ có thể biết cách phòng ngừa để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.

Sinh non là như thế nào?

Sinh non là tình trạng người mẹ chuyển dạ trước 3 tuần so với thời gian dự kiến sinh (trước 37 tuần), có rất nhiều nguyên nhân sinh non tiềm ẩn mà không phải mẹ bầu nào cũng biết. 

Nếu sinh bé sớm hơn vài ngày hoặc vài tuần thường không có vấn đề gì. Nhưng nếu chuyển dạ ở tháng thứ 7 hoặc 8 thì cả mẹ và bé đều sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn.

Các trường hợp sinh non

  • Trường hợp 1: Sinh cực non (thai dưới 28 tuần tuổi)
  • Trường hợp 2: Sinh rất non (thai từ 28 – 32 tuần tuổi)
  • Trường hợp 3: Sinh non muộn (thai từ 33 – 36 tuần tuổi)

sinh non là tình trạng sinh nở khi trẻ sơ sinh chưa đủ 37 tuần thai

Sinh non là tình trạng sinh nở khi trẻ sơ sinh chưa đủ 37 tuần thai kỳ

6 nguyên nhân gây sinh non ở mẹ

Trên thực tế có khá nhiều trường hợp mẹ bầu sinh non, nhưng đa số mẹ đều không biết nguyên nhân sinh non là gì. Dưới đây là những nguyên nhân vỡ ối sinh non mẹ bầu cần hết sức chú ý để phòng tránh nhé.

Tình trạng tâm lý và điều kiện sống của bà bầu

Mang thai là khoảng thời gian mẹ bầu cực kỳ nhạy cảm với mọi thứ. Nếu thường xuyên phải chịu áp lực trong công việc và cuộc sống, cơ thể mẹ sẽ tiết ra nhiều hormone tuyến thượng thận tác động lên tử cung. Từ đó sẽ ảnh hưởng tới hệ thần kinh, dẫn đến tình trạng sinh non. Theo một nghiên cứu, những mẹ bầu bị stress trong 6 tháng trước khi mang thai sẽ có khả năng sinh non lên tới 50% khi thai chưa đến 33 tuần tuổi.

Ngoài ra, nguyên nhân sinh non cũng có thể là do mẹ bầu thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá, rượu bia, quan hệ tình dục không đúng cách, định kỳ không khám thai sẽ dễ tiềm ẩn nguy cơ sinh thiếu tháng.

nguyên nhân dẫn đến sinh non

Nếu mẹ chịu nhiều áp lực có thể là nguyên nhân sinh non.

Nhiễm trùng vùng kín

Do các vi khuẩn trong cơ thể phát triển làm lớp màng bao bọc thai nhi yếu đi. Từ đó gây ảnh hưởng đến nước ối. Màng ối là môi trường sống bao quanh thai nhi, giúp bé hấp thụ oxy mà không cần phải thở. Khi màng ối xuất hiện tình trạng bất thường tức là môi trường sống của thai nhi bị đe dọa. Đây cũng chính là nguyên nhân sinh non mà mẹ bầu phải đối mặt.

Nếu mẹ bầu mắc các bệnh về nhiễm trùng, bệnh phụ khoa, đặc biệt viêm cổ tử cung hoặc viêm âm đạo thì nên thăm khám bác sĩ thường xuyên, lắng nghe và làm theo những chỉ định của bác sĩ để giảm thiểu tình trạng bệnh một cách tối đa. Nếu không bệnh sẽ tác động xấu tới thai nhi, gây ra sảy thai hoặc sinh non.

Mắc các bệnh viêm gan B, tiểu đường, bệnh tim

Mẹ bầu sức khỏe không ổn định (do mắc các bệnh viêm gan B, viêm thận, bệnh tim, tiểu đường, cao huyết áp) có khả năng sinh non cao. Nguyên nhân là do tử cung bị kích thích bởi cơ quan xung quanh dẫn đến sự phóng thích độc tố của vi trùng gây bệnh, gây sự gia tăng nhiệt độ trong ổ bụng. Nếu có biến chứng về sức khỏe, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ bầu sinh mổ.

>>> Xem thêm: Lịch khám thai định kỳ chuẩn – Mẹ bầu nên biết!

Khoảng cách giữa hai lần mang thai quá ngắn

Nếu thụ thai trong vòng 6-9 tháng sau lần sinh trước, mẹ có thể bị sinh non lần sau. Sau khi sinh, phụ nữ cần nghỉ ngơi ít nhất từ 11-12 tháng trước khi mang thai tiếp. Việc này giúp phòng tránh nguy cơ con bị dị tật bẩm sinh, nhẹ cân.

Các biến chứng về nhau thai

Nhau thai được coi là “trạm trung chuyển” chất dinh dưỡng từ mẹ qua dây rốn chuyển đến thai nhi. Khi mẹ mắc các biến chứng về bánh nhau: nhau bong non, nhau tiền đạo , thiểu năng nhau. Nếu như nguồn dưỡng chất cung cấp cho thai nhi không đủ cũng có thể là nguyên nhân sinh non.

Tiền sử sinh non ở mẹ

Nếu mẹ bầu có tiền sử sinh con thiếu tháng sẽ có nguy cơ tái phát từ 25 - 50%. Lúc này, bác sĩ sẽ kê thuốc bổ và yêu cầu mẹ nghỉ ngơi nhiều để giảm nguy cơ. Nếu mẹ nào đã từng sinh non, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi muốn thêm một bé nữa.

XEM THÊM:

 Viêm phụ khoa khi mang thai - nỗi ám ảnh của mẹ bầu

 Tăng huyết áp thai kỳ và những điều mẹ bầu cần biết

Cách phòng tránh sinh non 

Phòng tránh sinh non đòi hỏi sự chú ý và chăm sóc đặc biệt. Dưới đây là những phương pháp đơn giản mà bạn có thể áp dụng để giảm nguy cơ sinh non:

Những biện pháp phòng tránh tổng quát

  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Để phòng ngừa sinh non, việc chăm sóc tiền sản là rất quan trọng, bao gồm duy trì một chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ dinh dưỡng. Thiếu hụt dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân sinh non.
  • Mẹ nên tập thể dục nhẹ nhàng: Tập thể dục nhẹ nhàng rất tốt cho mẹ bầu, nhưng cần tránh các bài tập cường độ cao, đặc biệt là đối với phụ nữ mang bàu có nguy cơ sinh non.
  • Bỏ thuốc và rượu bia: Nếu bạn có thói quen hút thuốc, uống rượu hoặc sử dụng ma túy, hãy ngừng ngay lập tức để bảo vệ sức khỏe của thai nhi.

Mẹ bầu cần bỏ thuốc để phòng tránh sinh non.

Mẹ bầu cần bỏ thuốc để phòng tránh sinh non.

  • Chăm sóc sức khỏe: Việc duy trì các cuộc hẹn định kỳ với bác sĩ và theo dõi sức khỏe cẩn thận trong suốt thai kỳ là rất quan trọng. Điều này giúp phát hiện và điều trị kịp thời bất kỳ vấn đề y tế nào có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Kiểm soát cân nặng: Mẹ cần giữ cân nặng ở mức hợp lý, điều này sẽ giúp giảm nguy cơ sinh non.

Một số biện pháp phòng tránh đặc biệt

  • Việc mẹ sử dụng thuốc giảm co beta-adrenergic để ngăn chặn sinh non đang trở nên phổ biến hơn đối với những phụ nữ mang thai có nguy cơ cao. Tuy nhiên, trong trường hợp mang đa thai thuốc này không có hiệu quả tốt.
  • Chế độ chăm sóc tiền sản được đặc biệt chú trọng đối với phụ nữ mang thai có nguy cơ sinh non. Mẹ và thai nhi sẽ được theo dõi và thăm khám hàng tuần để đảm bảo sức khỏe.
  • Sử dụng progesterone đặt âm đạo để phòng ngừa sinh non, ngoài ra mẹ cũng có thể sử dụng phương pháp khâu eo tử cung khi có tình trạng hở eo tử cung.

Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp chị em hiểu rõ về nguyên nhân sinh non, với những thông tin vô cùng hữu ích sẽ giúp chị em phòng tránh được phần nào nguy cơ sinh non để chào đón bé yêu đủ tháng và khỏe mạnh. Sinh con và nuôi con là cả một hành trình đầy ý nghĩa với các bậc làm cha làm mẹ. Không ai mong muốn con mình sinh ra gặp vấn đề gì cả. Chính vì vậy ngay khi từ trong bụng, mẹ hãy chăm sóc sức khỏe cho con yêu và cả chính mình để hạnh phúc gia đình luôn được viên mãn. Hãy liên hệ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông nếu mẹ có thắc mắc cần tư vấn 19001806. Phương Đông chúc bạn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc!

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
8,741

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTUT.BS.CKII

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Khoa Phụ Sản

TTUT.BS.CKII

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Khoa Phụ Sản
19001806 Đặt lịch khám