Axit Folic- Một trong những Vitamin nhóm B quan trọng cho sức khỏe

Thu Hiền

28-07-2023

goole news
16

Axit Folic là một trong những Vitamin ở nhóm B, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc sản xuất các tế bào máu cũng như sự phát triển ống thần kinh. Thiếu Axit Folic sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của con người đặc biệt là mẹ bầu cũng như sự phát triển bình thường của bào thai. Hãy cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu cách thức bổ sung Vitamin này một cách hiệu quả nhất nhé!

Hiểu thế nào về Axit Folic?

Axit Folic còn được gọi với tên gọi là Folat hay Vitamin B9. Đây là một trong số 13 Vitamin cần thiết phải bổ sung hàng ngày cho cơ thể, gồm có: 

  • 4 Vitamin thuộc nhóm tan trong dầu: A, D, E, K.
  • Vitamin C.
  • 8 Vitamin thuộc nhóm B tan trong nước. 

Vitamin B9 là chất cần thiết góp phần tạo hồng cầu và có thể ảnh hưởng tới sự tổng hợp DNA và RNA. Trong đó, loại vitamin này có sự liên quan mật thiết tới quá trình phân chia và nhân đôi tế bào. Chính vì thế mà Vitamin B9 được xếp vào nhóm 13 Vitamin cần thiết mà cơ thể cần được cung cấp mỗi ngày. 

Axit Folic còn có tên gọi khác là FolatAxit Folic còn có tên gọi khác là Folat

Đối với các phụ nữ mang thai, Axit Folic được nhắc tới nhiều hơn với nhu cầu bổ sung cao hơn. Do loại Axit dinh dưỡng này hỗ trợ tạo tế bào máu cũng như sự phát triển cho ống thần kinh. Thiếu Axit Folic sẽ dẫn tới bệnh lý thiếu máu hồng cầu khổng lồ megaloblastic anemia. 

Trong giai đoạn mang thai nếu không được cung cấp đủ loại Vitamin này sẽ dẫn tới những khiếm khuyết trong sự hình thành ống tủy sống của bào thai. Lúc này, thai nhi có nguy cơ bị tật nứt đốt sống vô cùng nguy hiểm. 

Ngoài ra, phụ nữ cũng có nhu cầu bổ sung axit này nhiều hơn so với nam giới, do người phụ nữ thường bị mất đi một lượng máu trong chu kỳ kinh nguyệt. 

Tác dụng của Axit Folic

Với vai trò tham gia vào việc tái tạo tế bào mới, cấu tạo ống thần kinh. Loại axit này còn tham gia vào quá trình nhân lên và phân chia. Vì vậy, nó rất quan trọng đối với mọi đối tượng trong đó đặc biệt là phụ nữ có thai và trẻ nhỏ.

Nâng cao sức khỏe cho trí não

Đã có nhiều nghiên cứu y khoa chỉ ra rằng khi nồng độ Folate trong máu thấp ảnh sẽ làm cho chức năng não kém phát triển, tăng nguy cơ sa sút trí tuệ. Bổ sung Axit Folic giúp giảm tình trạng suy giảm trí tuệ và điều trị bệnh Alzheimer hiệu quả hơn.

 Axit folic giúp hỗ trợ phát triển trí não cực tốtAxit folic giúp hỗ trợ phát triển trí não cực tốt

Phòng ngừa vấn đề về thiếu máu

Thiếu máu do thiếu Axit Folic xảy ra khi cơ thể không được bổ sung đủ Vitamin B9 trong chế độ ăn hàng ngày. Loại axit này là một trong các loại Vitamin quan trọng giúp cho cơ thể có thể tạo ra tế bào mới, bao gồm cả hồng cầu mới. Mặt khác, cơ thể lại cần lượng lớn hồng cầu để vận chuyển oxy. Nếu không có đủ tế bào, bạn sẽ thiếu máu, dẫn đến cơ thể thấy yếu ớt và mệt mỏi. Vì vậy, điều quan trọng đó là bổ sung đủ Axit Folic mỗi ngày. 

Phòng ngừa tình trạng dị tật bẩm sinh, biến chứng thai kỳ

Một trong những công dụng phổ biến nhất của việc cung cấp Vitamin B9 đó là ngăn ngừa tình trạng dị tật ống thần kinh. Trong đó, chủ yếu là tật nứt đốt sống và chứng thiếu não (trẻ khi sinh ra không có não hay hộp sọ). 

Phụ nữ mang thai được kê đơn bổ sung Axit Folic để phòng ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh của thai nhi. Đây là cách tốt nhất giúp ngăn ngừa biến chứng có liên quan tới thai kỳ và cả tiền sản giật. 

Điều trị rối loạn liên quan tới tâm thần

Những người mắc chứng trầm cảm thường có lượng Folate trong máu thấp hơn những người bình thường. Vì thế, hầu hết các nghiên cứu y khoa đều cho rằng việc bổ sung Vitamin nhóm B9 có thể làm giảm triệu chứng trầm cảm và được bổ sung cùng với các loại thuốc chống trầm cảm.

Hỗ trợ điều trị vấn đề thiếu hụt Axit Folic

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới vấn đề thiếu hụt Vitamin B9. Trong đó chủ yếu là chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, những người bệnh từng trải qua các cuộc phẫu thuật, người nghiện rượu hay phụ nữ mang thai đang có nhu cầu ăn uống tăng cao,... Tình trạng này khiến cơ thể gặp nhiều tổn thương nên rất cần chế độ bổ sung Axit Folic hợp lý để cân bằng, ổn định sức khỏe. 

Giảm các yếu tố gây bệnh liên quan tim mạch

Axit Folic đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình thực hiện chuyển hóa homocysteine. Đây là loại acid amin có thể gây ra các vấn đề liên quan tới tim mạch khi chúng ở nồng độ cao trong máu. Nghiên cứu chỉ ra rằng dạng Vitamin B9 này có thể làm giảm mức homocysteine và nguy cơ mắc bệnh tim. Hơn thế nữa, bổ sung Vitamin B9 cũng giúp giảm được 10% nguy cơ đột quỵ. 

Bổ sung đủ nồng độ axit folic giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạchBổ sung đủ nồng độ axit folic giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch 

Đối tượng nào nên bổ sung Axit Folic?

Vitamin B9 là một trong những hoạt chất quan trọng cho sự phát triển cũng như duy trì cơ thể khỏe mạnh. Vì thế, hầu hết mọi người đều cần bổ sung nguồn dưỡng chất này, đặc biệt là các mẹ bầu. Các đối tượng cần sử dụng axi Folic gồm:

  • Trẻ em vừa sinh, trẻ độ tuổi thiếu nhi, thanh thiếu niên. 
  • Người lớn tuổi, người trường thành. 
  • Phụ nữ đang chuẩn bị cho hoạt động mang thai. 
  • Phụ nữ đang trong thời điểm tam cá nguyệt đầu tiên của giai đoạn thai kỳ.   

Riêng đối với các trường hợp mẹ bầu có tiền sử gia đình mắc bệnh tăng nguy cơ gây khuyết tật ống thần kinh ở trẻ:

  • Mẹ bầu đang bị bệnh tiểu đường hoặc thừa cân nhiều. 
  • Phụ nữ đang mang thai mắc chứng hồng cầu hình liềm. 
  • Mẹ bầu đang sử dụng một số các loại thuốc chữa bệnh động kinh. 
  • Mẹ đang trong dùng thuốc trong điều trị HIV. 

Đây là các trường hợp cần đặc biệt bổ sung Vitamin B9 để đảm bảo sự phát triển bình cho cơ thể. 

Bổ sung Axit Folic như thế nào từ thực phẩm?

Bổ sung Axit Folic từ thực phẩm tự nhiên được ưu tiên do đáp ứng được cơ bản nhu cầu của cơ thể. Đồng thời, cung cấp nguồn dưỡng chất sạch, an toàn, tốt cho sức khỏe. Một số thực phẩm giàu hàm lượng Vitamin B9 bao gồm:

Bổ sung Axit Folic từ hoa quả

Rất nhiều nhóm các loại rau xanh hay trái cây có lợi cho sức khỏe. Các loại trái cây giúp cung cấp Axit Folic như chuối, dưa hấu, chanh, cam hay bưởi,... Bạn có thể sử dụng dưới dạng tươi hoặc nước ép. Đây là nhóm thực phẩm có sẵn, rất giàu Axit Folat và đặc biệt phù hợp với nhóm người cao tuổi, nên bổ sung mỗi ngày

Bổ sung Axit Folic từ rau họ cải

Các loại rau họ cải xế đầu trong danh sách các thực phẩm chứa nhiều Axit Folat. Trung bình, 1 bát rau họ cải như: Bắp cải, bông cải xanh, súp lơ có cung cấp cho cơ thể khoảng 50mg Vitamin B9. Đây đều là loại thực phẩm dễ tiêu hóa, dễ ăn và có sẵn, không gây phản ứng phụ và có sẵn. Trong đó, đặc biệt phù hợp để cung cấp dưỡng chất thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày. 

Bổ sung Axit Folic từ các loại cây họ đậu

Các loại đậu như: Đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu nành, đậu Lima,... rất giàu acid folic. Đây cũng là nguồn cung cấp chất đạm cùng các khoáng chất rất bổ ích cho cơ thể. 

Trung bình 1 bát đậu/30g đậu đóng hộp có thể cung cấp khoảng 8% nhu cầu Vitamin B9 cho cơ thể người mỗi ngày. 1/2 bát đậu luộc cung cấp khoảng 12% nhu cầu Axit Folic cho cơ thể. Đặc biệt, nhóm thực phẩm này rất an toàn cho nhóm người già, kể cả người ăn chay và không ăn chay. 

Bổ sung Axit Folic từ các loại thực phẩm khác

Ngoài nguồn thực phẩm từ rau xanh, trái cây kể trên để bổ sung nguồn Vitamin B9 tự nhiên, an toàn các bạn có thể chọn:

Bí đao: Đặc biệt là bí đao mùa đông có nguồn acid Folat rất dồi dào và phong phú. Một bát bí đao có thể cung cấp tới 15% nhu cầu axit folic cho cơ thể. Không những vậy, bí đao còn giàu Vitamin B1, C1, B6, niacin, pantothenic acid, fiber và kali. 

Tương tự như bí ngô, dưa hấu, bí đao cũng giàu dưỡng chất, không để lại phản ứng phụ và rất dễ ăn cho mọi người. 

Nấm: Nấm giàu Axit Folic, Protein, vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa, kháng sinh. Nấm cũng có chứa canxi, Kali, sắt, Vitamin D, selen. Đồng thời, loại thực phẩm này có hàm lượng mỡ, cholesterol, carbohydrate thấp nên đặc biệt phù hợp với những phụ nữ đang mang thai. Nấm cũng có tác dụng làm giảm mỡ máu, hạn chế ung thư vú ở phụ nữ và ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới, tăng cường sức khỏe cho hệ thống miễn dịch. 

Biến chứng khi cơ thể thiếu Axit Folic

Vốn nằm trong 13 hoạt chất thiếu yếu cần có trong cơ thể mỗi ngày nên nếu thiếu hàm lượng dưỡng chất này sức khỏe của bạn sẽ gặp một số vấn đề. Thiếu Axit Folic dẫn tới thiếu máu, thiếu máu nguyên bào khổng lồ. Vấn đề này sẽ dễ gây ra biến chứng liên quan tới xương, tim, cùng các biến chứng nguy hiểm khác như: Vô sinh, mất trí nhớ, di chuyển khó khăn,...

Cơ thể khi thiếu Axit Folic có thể gây ra tình trạng mất tríCơ thể khi thiếu Axit Folic có thể gây ra tình trạng mất trí

Một biến chứng khác khi thiếu Acid Folat đó là gây giảm bạch cầu, tiểu cầu. Lúc này, cơ thể sẽ giảm khả năng chống lại nhiễm trùng, đông máu hay chảy máu. Đối với những trường hợp nặng hơn có thể gây xuất huyết tại não và tử vong chỉ sau một thời gian ngắn. 

Phụ nữ trong quá trình mang thai không cung cấp đủ hàm lượng Vitamin B9 sẽ tăng nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh cho thai nhi như: Vô sọ, sảy thai, nguy cơ sinh non cao, trẻ sinh ra dễ suy dinh dưỡng,..

Bổ sung thuốc Axit Folic và những lưu ý khi dùng

Ngoài thực phẩm tự nhiên, đối với các trường hợp thiếu Vitamin B9 việc bổ sung bằng thuốc được đánh giá hiệu quả hơn cả. Hiện nay, trên thị trường các chế phẩm thuốc có thể chỉ chứa duy nhất Axit Folic hoặc cũng có sản phẩm bổ sung tổng hợp cả muối, sát tùy theo nhu cầu của người sử dụng. 

Trong đó, thuốc cũng có nhiều dạng bào chế khác nhau như: Thuốc tiêm, viên nang mềm, viên nang nén, viên nang cứng, viên nén,... Theo đó, dạng viên nén phổ biến nhất, được sản xuất với mức hàm lượng khác nhau, phù hợp với đối tượng cần bổ sung khác nhau. 

Bạn có thể bổ sung axit folic từ các loại thực phẩm chức năng hoặc qua nguồn thực phẩm dung nạp vào cơ thể hàng ngày Bạn có thể bổ sung axit folic từ các loại thực phẩm chức năng hoặc qua nguồn thực phẩm dung nạp vào cơ thể hàng ngày 

Chỉ định khi dùng Axit Folic

Thuốc Vitamin B9 là các loại thuốc hay thực phẩm chức năng giúp cho cơ thể có thể bổ sung nguồn dưỡng chất tối ưu cho cơ thể. Công dụng chính của thuốc chủ yếu là: hỗ trợ sản sinh tế bào máu, ngăn ngừa đột biến DNA tiền ung thư. Đồng thời, điều trị chứng thiếu máu, thiếu Axit Folic, điều trị bệnh lý thiếu máu ác tính. Loại thuốc này cũng được sử dụng kết hợp với các thuốc điều trị khác nhằm nâng cao hiệu quả chữa trị.

Vitamin B9 còn có chỉ định cho một số đối tượng khác như:

  • Phụ nữ mang thai, đặc biệt là người đang điều trị bệnh lao hay sốt rét. 
  • Người thiếu hụt Vitamin B9 do chế độ ăn thiếu dinh dưỡng. 
  • Người dùng thuốc kháng Axit Folic trong quá trình điều trị bệnh tan máu hay động kinh,...

Bất kể trường hợp dùng thuốc để điều trị hay bổ sung các bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hỗ trợ hướng dẫn chi tiết về liều dùng, cách dùng thích hợp. Trường hợp sử dụng sai cách, sẽ không có được hiệu quả như mong muốn. Không những vậy còn tăng nguy cơ đối mặt với những tác dụng phụ nguy hại tới sức khỏe. 

Liều dùng Axit Folic đối với từng đối tượng

Liều sử dụng thuốc Axit Folic tùy theo từng đối tượng sẽ có sự khác nhau. Các bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết cách dùng đúng cách và đạt hiệu quả điều trị tối ưu:

Người lớn thiếu Vitamin B9

Đối với người trưởng thành được chẩn đoán thiếu hụt Vitamin B9 sẽ cần bổ sung từ 400 - 800 mcg Axit Folic thông qua đường uống hay đường tiêm 1 lần/ngày. Với đối tượng là phụ nữ đang mang thai hay chị em đang trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ đang cho con bú có thể bổ sung Vitamin bằng liều uống hay tiêm 800mcg mỗi ngày. 

Người lớn đang thiếu máu hồng cầu to

Nhu cầu Axit Folic những người thiếu máu hồng cầu to thường cao hơn để sản xuất tế bào mới. Vì vậy, cơ thể cần bổ sung 1mg thông qua đường uống hoặc tiêm 1 lần/ ngày. Trong quá trình điều trị, các bác sĩ sẽ trực tiếp theo dõi quá trình sử dụng. Đồng thời, có thể giảm bớt hàm lượng Axit Folic nếu bệnh đã được cải thiện. 

Trẻ em thiếu hụt Vitamin B9

Đối với những trẻ thông thường muốn bổ sung Axit Folic để giúp phát triển trí não, sức khỏe tốt thì không nên bổ sung với liều cao. Phụ huynh nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng để cân nhắc sử dụng liều uống phù hợp với trẻ. 

Đối với trẻ sơ sinh chỉ cần bổ sung 0,1mg Axit Folic thông qua đường uống hoặc cũng có thể tiêm 1 lần/ngày. 

  • Đối với trẻ dưới 4 tuổi chỉ nên bổ sung 0,3mg đường uống hay đường tiêm ngày 1 lần. 
  • Đối với trẻ trên 4 tuổi nên bổ sung khoảng 0,4 mg đường uống hay thông qua đường tiêm 1 lần/ngày. 

Axit Folic là một dưỡng chất dinh dưỡng quan trọng đối với mọi người, đặc biệt là phụ nữ trước và trong giai đoạn mang thai. Việc bổ sung loại Vitamin này sẽ giúp người bệnh cải thiện tối ưu các vấn đề liên quan.

Hãy cùng truy cập Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để cập nhật thêm các thông tin bổ ích liên quan tới sức khỏe mỗi ngày nhé! Để được tư vấn chi tiết hơn, bạn hãy gọi theo số tổng đài 19001806 hoặc để lại thông tin đăng ký tại phần Đặt lịch khám để đặt lịch khám.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,740

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám