Bàng quang thần kinh và cách chữa trị bệnh hiệu quả

Phạm Thị Lương

10-07-2023

goole news
16

Bàng quang thần kinh là tình trạng rối loạn chức năng của bàng quang do tổn thương thần kinh. Bệnh khiến bàng quang hoạt động kém, không thể co lại và tống hoàn toàn nước tiểu ra ngoài. Ngược lại, bệnh cũng khiến bàng quang hoạt động quá mức, co lại thường xuyên, không có khả năng phối hợp với các cơ co thắt bàng quang.

Bàng quang thần kinh là gì? 

Bàng quang là tạng rỗng, hình cầu, có chức năng lưu giữ và tống nước tiểu ra ngoài. Thông thường, bàng quang sẽ chứa nước tiểu với một áp suất thấp khi hai loại cơ cùng giãn lại thêm khả năng đàn hồi của thành bàng quang sẽ kích hoạt bàng quang giãn ra dưới áp suất thấp đó. Khi não bộ truyền tín hiệu cơ thể đang mót tiểu, các cơ vòng giãn ra và tống xuất nước tiểu ra ngoài. Đồng thời, khi không có tín hiệu, bàng quang chưa đầy nước tiểu, các cơ sẽ thắt lại giúp ngăn chặn không cho nước tiểu rò rỉ ra bên ngoài.

Hoạt động lưu giữ và tống xuất này được điều chỉnh bởi hệ thống thần kinh trung ương và ngoại vi. Khi có bất thường sẽ gây rối loạn chức năng bàng quang.

Bàng quang thần kinh là bệnh lý gây mất chức năng của bàng quang do tổn thương ở hệ thống thần kinh. Bệnh nhân sẽ có bàng quang hoạt động kém, không thể co lại và giãn ra một cách nhịp nhàng tống hoàn toàn nước tiểu ra ngoài.

Bàng quang thần kinh khiến người bệnh tiểu không tự chủ.Bàng quang thần kinh khiến người bệnh tiểu không tự chủ.

Ngược lại, bệnh cũng khiến bàng quang hoạt động quá mức, thường xuyên co lại, không có khả năng phối hợp với các cơ co thắt bàng quang. Theo thống kê, hội chứng bàng quang thần kinh nếu không được điều trị kịp thời là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy thận.

Nguyên nhân nào gây ra hội chứng bàng quang thần kinh? 

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh bàng quang thần kinh như các dị tật bẩm sinh ảnh hưởng đến tủy sống, khối u hay chấn thương tuỷ sống, cụ thể gồm:

  • Dị tật bẩm sinh ảnh hưởng đến tuỷ sống như nứt đốt sống, bất sản xương cùng, các bất thường khác ở cột sống.
  • Có khối u trong xương chậu hoặc tủy sống.
  • Gặp phải chấn thương vùng tủy sống.
  • Một số bệnh lý ảnh hưởng đến hệ thần kinh như: phẫu thuật cột sống, sau tai nạn hoặc đột quỵ.
  • Bệnh Parkinson.
  • Ngộ độc kim loại nặng.
  • Biến chứng của các bệnh như giang mai, tiểu đường hay bại liệt.

Triệu chứng bệnh bàng quang thần kinh 

Tuỳ từng người bệnh và loại tổn thương thần kinh người đó mắc mà có triệu chứng bệnh khác nhau. Có trường hợp thậm chí mắc cả 2 rối loạn tăng hoạt và giảm hoạt của bàng quang. Cụ thể như:

  • Không thể kiểm soát việc đi tiểu hay còn gọi là tiểu không tự chủ.
  • Tiểu nhỏ giọt.
  • Khó tiểu.
  • Bí tiểu
  • Hay mắc nhiễm khuẩn đường tiểu hay nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Thận bị ứ nước, luôn có cảm giác chưa tiểu hết.

Cơ bàng quang giãn và mở để lưu trữ nước tiểu không có khả năng phối hợp với sự co thắt cơ bàng quang và sự thả lỏng của cơ thắt niệu đạo dẫn đến tăng áp lực bàng quang. Việc này đồng nghĩa với tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiểu, tổn thương thận và viêm đài bể thận. Do nước tiểu bị nhiễm khuẩn và ứ đọng nên người bệnh có khả năng mắc sỏi tiết niệu.

Mất kiểm soát việc đi tiểu ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống người bệnh.Mất kiểm soát việc đi tiểu ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống người bệnh.

Những phương pháp chẩn đoán bàng quang thần kinh 

Khi có các dấu hiệu của bệnh, bạn cần sớm đến bệnh viện để kiểm tra. Những phương pháp chẩn đoán được bác sĩ chỉ định có thể là xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh như:

  • Xét nghiệm máu và nước tiểu
  • Đo thể tích nước tiểu tồn lưu
  • Đo áp lực của bàng quang (Cystometrogram)
  • Nội soi bàng quang
  • Siêu âm hệ tiết niệu, Chụp X-quang đường tiết niệu, chụp cắt lớp CT, chụp cộng hưởng từ MRI.

Cách điều trị bàng quang thần kinh 

Bàng quang thần kinh có chữa được không? Theo các chuyên gia, việc điều trị dứt điểm cần thực hiện sớm khi người bệnh mới có những dấu hiệu ban đầu. Mục tiêu của việc điều trị là giảm thiểu các biến chứng, ngăn chặn tổn thương thận giúp người bệnh quay trở lại cuộc sống bình thường với một số phương pháp cụ thể gồm:

Thay đổi lối sống

Biện pháp chữa bàng quang thần kinh được các chuyên gia gợi ý là bạn cần sự kết hợp sức mạnh ý chí với việc áp dụng các bài tập hợp lý. Theo đó, người bệnh được hướng dẫn ghi nhật ký thời gian cũng như số lần đi tiểu. Tập kegel để tăng vận động các cơ sàn chậu cũng là cách hiệu quả. Hạn chế các thức ăn, đồ uống gây kích ứng bàng quang như: cà phê, trà, rượu, nước ngọt có ga, trái cây có múi và đồ ăn cay.

Hạn chế đồ ăn cay và thực phẩm kích ứng bàng quang.Hạn chế đồ ăn cay và thực phẩm kích ứng bàng quang.

Điều trị nội khoa bệnh bàng quang thần kinh 

Nếu thay đổi lối sống không hiệu quả, bác sĩ có thể kê cho bạn đơn thuốc điều trị bàng quang thần kinh. Để có kết quả tốt nhất, bệnh nhân có thể được hướng dẫn dùng các liều lượng thuốc khác nhau. Tác dụng của các loại thuốc này để làm giảm hoặc tăng cường các cơn co thắt cơ, từ đó giúp hỗ trợ làm trống bàng quang một cách nhịp nhàng hơn.

Điều trị ngoại khoa 

Phẫu thuật là phương pháp được sử dụng để điều trị bệnh nhân mắc bàng quang kém hoạt động, kém đáp ứng. Bác sĩ sẽ chèn một cơ vòng nhân tạo vào niệu đạo để ngăn biểu hiện nước tiểu rò rỉ. Ngoài ra, còn có phẫu thuật mở rộng bàng quang để tăng kích thước giúp chúng chứa được nhiều nước tiểu hơn. Sau thăm khám, bác sĩ sẽ cân nhắc những biện pháp phù hợp nhất với bệnh nhân.

Ngoài ra, người bệnh có thể được đặt ống thông để đảm bảo làm trống bàng quang hoàn toàn. Trong một số trường hợp, bạn cần phải kết hợp các phương pháp điều trị tùy thuộc vào mức độ tổn thương thần kinh và triệu chứng bệnh.

Đi khám ngay khi có dấu hiệu ban đầu sẽ có ích cho quá trình điều trị bàng quang thần kinh.Đi khám ngay khi có dấu hiệu ban đầu sẽ có ích cho quá trình điều trị bàng quang thần kinh.

Làm sao phòng ngừa bàng quang thần kinh?

Nguyên nhân gây bàng quang thần kinh có thể do bẩm sinh, khối u hoặc chấn thương mắc phải. Vì vậy, để phòng tránh bệnh, bạn cần khám sàng lọc các dị tật bẩm sinh ảnh hưởng đến tủy sống và chức năng của bàng quang. Bên cạnh đó, cần theo dõi những dấu hiệu bất thường của hệ tiết niệu, từ đó có biện pháp xử trí kịp thời trước khi bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Bàng quang thần kinh là bệnh lý ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh do chứng tiểu không tự chủ. Vì vậy, việc điều trị sớm rất cần thiết giúp bạn tự tin và sống khỏe. Mọi thông tin thắc mắc về bệnh bạn có thể liên hệ tới số hotline 19001806 của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được giải đáp.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
4,968

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám