Bầu bị thủy đậu: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Phương Loan

22-03-2024

goole news
16

Bầu bị thủy đậu chỉ chiếm số lượng nhỏ các trường hợp mang thai, dễ khởi phát ở thai phụ chưa tiêm phòng hoặc chưa từng mắc bệnh thủy đậu. Phơi nhiễm virus thủy đậu trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên khiến mẹ và trẻ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tính mạng.

Bầu bị thủy đậu là gì?

Bầu bị thủy đậu là tình trạng nhiễm virus Varicella Zoster (VZV) trong thời kỳ mang thai, thường diễn tiến nghiêm trọng hơn so với người bình thường. Thai phụ và trẻ có thể đối mặt với nhiều rủi ro sức khỏe như viêm phổi, dị tật bẩm sinh hoặc tử vong.

Bà bầu bị thủy đậu là gì?

Bà bầu bị thủy đậu là gì?

Phụ nữ mang thai từng mắc bệnh thủy đậu trước đây, cơ thể đã có sẵn kháng thể chống lại VZV nên không cần quá lo lắng về biến chứng. Dù vậy không được chủ quan khi bị phơi nhiễm, cần lập tức thăm khám và nhận tư vấn từ bác sĩ chuyên môn.

Nguyên nhân bà bầu bị thủy đậu

Tại Việt Nam, virus thủy đậu khởi phát mạnh từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm, thời tiết nóng ẩm tạo điều kiện virus sinh trưởng. Vùng đô thị, đông dân hoặc môi trường xung quanh ẩm thấp, không thoáng đãng có tỷ lệ mắc bệnh cao.

Virus Varicella Zoster là tác nhân gây bệnh thủy đậu khi mang thai

Virus Varicella Zoster là tác nhân gây bệnh thủy đậu khi mang thai

Ở điều kiện không khí, VZV có khả năng sống vài ngày trong vảy thủy đậu đã bong, chúng chỉ chết khi nhiệt độ vượt ngưỡng 55 độ C. Bởi vậy, các mẹ bầu cần hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh thủy đậu, tránh nhiễm virus qua đường hô hấp hoặc dịch mủ trên da.

Tiếp xúc gián tiếp thông qua đồ vật nơi công cộng tuy có tỷ lệ gây bệnh thấp nhưng các mẹ vẫn cần chú ý, chủ động phòng tránh. Bởi giai đoạn mang thai khiến hệ miễn dịch của mẹ suy yếu, khả năng chống virus kém.

Triệu chứng thủy đậu ở bà bầu

Thủy đậu ở bà bầu thường gây ra các triệu chứng:

  • Nhức đầu.
  • Mệt mỏi.
  • Sốt nhẹ.
  • Sổ mũi.
  • Đau họng.
  • Da có các nốt đỏ, gây ngứa ngáy.
  • Nốt mụn vỡ ra và đóng vảy.

Để chắc chắn hơn, mẹ bầu nên được thăm khám y tế chuyên môn để xác định chính xác bệnh lý, tình trạng. Từ đó có phương án xử lý kịp thời, phù hợp nhằm bảo toàn tính mạng mẹ và trẻ.

Hệ lụy theo từng giai đoạn mắc bệnh

Tùy theo giai đoạn bị thủy đậu mà sẽ xuất hiện biến chứng nhẹ hoặc nghiêm trọng, bác sĩ có thể khuyến nghị dừng thai kỳ nếu thai nhi có dấu hiệu bất thường. Cụ thể gồm 3 thời kỳ sau:

Giai đoạn

Biến chứng

Bị thủy đậu khi mang thai 3 tháng đầu

- Gặp các bất thường về thần kinh như đầu nhỏ, chậm phát triển trí tuệ, co giật, não úng thủy,...

- Các vấn đề về mắt như đục thủy tinh thể, viêm màng võng mạc, teo dây thần kinh thị giác, rung giật nhãn cầu, nhãn cầu nhỏ, mù vĩnh viễn.

- Sinh ra bị teo cơ, chi biến dạng hoặc liệt tứ chi.

- Bị hẹp hoặc tắc ruột, trào ngược dạ dày thực quản,...

Ở giai đoạn này, tỷ lệ trẻ khi sinh ra có nguy cơ mắc hội chứng thủy đậu chiếm 0,4%.

Bị thủy đậu khi mang thai 3 tháng giữa

Mắc thủy đậu tuần 13 - 20 của tam cá nguyệt thứ 2, tỷ lệ mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh ở trẻ nhỏ khoảng 2%. Theo đó:

- 30% trẻ tử vong trong những tháng đầu đời.

- 15% trẻ bị zona trong 4 năm đầu.

- Xuất hiện các bất thường về hệ thần kinh trung ương (tủy và não).

Bà bầu bị thủy đậu 3 tháng cuối

Bà bầu bị thủy đậu 3 tháng cuối gần như không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên 5 ngày trước sinh và 2 ngày sau sinh mẹ nhiễm virus, nguy cơ trẻ bị bệnh tương đối cao, tỷ lệ tử vong chiếm 25 - 30%.

Có thể thấy, thai phụ bị thủy đậu ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất gây nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của trẻ. Cần có những biện pháp phòng tránh thiết thực, nếu nhiễm virus cần sớm nhận chỉ định điều trị từ bác sĩ.

Điều trị bệnh thủy đậu khi mang thai

Khi bị thủy đậu, thai phụ cần liên hệ ngay với cơ sở y tế để được chăm sóc và điều trị chuyên môn. Thời gian này, ưu tiên nghỉ ngơi, bổ sung nhiều nước, chế độ dinh dưỡng ưu tiên đồ ăn dạng lỏng giúp tiêu hóa dễ dàng.

Bầu bị thủy đậu không nên kiêng tắm, cần thường xuyên vệ sinh thân thể bằng nước mát, nhẹ nhàng để tránh làm vỡ các vết phỏng nước. Lựa chọn quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt để giữ da luôn khô ráo, đẩy nhanh quá trình hồi phục.

Phương pháp điều trị bệnh thủy đậu khi mang thai

Phương pháp điều trị bệnh thủy đậu khi mang thai

Với trường hợp bị sốt, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc Paracetamol. Tình trạng diễn tiến nặng có thể sử dụng thêm Acyclovir qua đường truyền tĩnh mạch, ức chế sự phát triển virus và bệnh cho cả mẹ và thai.

Thai phụ phơi nhiễm với virus thủy đậu, trước đó chưa từng tiêm ngừa hay mắc bệnh có thể được chỉ định dùng Varicella-Zoster Immune Globulin. Tuy nhiên, cần sử dụng trong 72 giờ đầu bị lây virus và loại thuốc này chỉ phòng ngừa biến chứng ở mẹ, không ngừa nhiễm trùng bào thai.

Cách phòng bệnh thủy đậu cho bà bầu

Cục Y tế Dự phòng - Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo bà bầu thực hiện các biện pháp sau để ngăn ngừa bệnh thủy đậu:

  • Tránh tiếp xúc với người mắc bệnh thủy đậu.
  • Giữ vệ sinh thân thể, luôn rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối.
  • Vệ sinh môi trường nhà ở, vật dụng sinh hoạt thường ngày.

Biện pháp phòng ngừa thủy đậu là hành động cần thiết đối với mọi mẹ bầu, không chỉ đảm bảo sức khỏe của bản thân, thai nhi mà còn gồm người thân xung quanh. Tuyệt đối không chủ quan, nếu mắc bệnh cần đến cơ sở y tế thăm khám để được chỉ định dùng thuốc.

Tiêm phòng thủy đậu cho bà bầu

Thủy đậu là bệnh cấp tính nhẹ, lành tính nên khả năng hồi phục tương đối nhanh và dễ dàng. Tuy nhiên, cần có công tác phòng tránh cụ thể như tiêm phòng vacxin để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông.

Theo đó, phụ nữ có kế hoạch mang thai cần hoàn thành lịch tiêm thủy đậu ít nhất trước 3 tháng thụ thai. Các mẹ nên lựa chọn trung tâm tiêm chủng uy tín, được Bộ Y tế cấp phép hoạt động để đảm bảo chất lượng vacxin.

Tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai ít nhất 3 tháng

Tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai ít nhất 3 tháng

Ngoài các bà bầu, trẻ em và thanh thiếu niên cũng cần tiêm phòng thủy đậu ngay khi chưa mắc bệnh. Cụ thể:

  • 12 tháng - 12 tuổi: Tiêm 2 mũi vacxin, mỗi mũi cách nhau 3 tháng.
  • 13 tuổi trở lên, người lớn: Tiêm 2 mũi vacxin, mỗi mũi cách nhau 4 - 8 tuần.

Riêng với trẻ dưới 4 tuổi, khuyến cáo tiêm mũi 1 khi 12 tháng tuổi, mũi 2 tiêm khi 4 - 6 tuổi. Chi tiết lịch tiêm vacxin, cha mẹ vui lòng liên hệ 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám với Trung tâm tiêm chủng - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.

Một số câu hỏi về bà bầu bị thủy đậu

Những nội dung trên đã giải đáp nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị và phòng tránh bị thủy đậu khi mang thai. Tiếp theo đây, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ giải đáp một số câu hỏi để mẹ bầu hiểu hơn về căn bệnh này.

Bị thủy đậu bao lâu thì có thai được?

Bị thủy đậu nên chờ ít nhất 3 tháng trước khi mang thai, nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Trong thời gian này, các mẹ hãy tranh thủ bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng để chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh.

Có thai bị thủy đậu có sao không?

Đang trong thai kỳ bị thủy đậu, mẹ và trẻ có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phôi, viêm màng não, viêm cầu thận, viêm cơ tim, nhiễm khuẩn hoặc thậm chí tử vong. Đặc biệt với thai phụ chưa từng mắc bệnh, chưa tiêm vacxin ngừa virus thủy đậu.

Thủy đậu ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Tùy từng thời điểm mắc bệnh, virus thủy đậu sẽ gây ảnh hưởng khác nhau đến thai nhi. Cụ thể:

  • 3 tháng đầu gây sảy thai, dị tật bẩm sinh như bại não, đầu nhỏ, co gồng tay chân,...
  • 3 tháng giữa có nguy cơ mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh, chiếm 2%. Một số trường hợp gặp vấn đề hệ thần kinh trung ương tại tủy và não.
  • 3 tháng cuối gần như không ảnh hưởng nguy hiểm đến thai nhi. Lưu tâm thời điểm 5 ngày trước sinh và 2 ngày sau sinh.

Bà bầu bị thủy đậu nên kiêng gì?

Bà bầu bị thủy đậu nên tránh ăn thực phẩm có thể kích ứng cơ thể, làm cản trở quá trình hồi phục da và chữa sẹo. Cụ thể:

Danh sách thực phẩm bà bầu bị thủy đậu không nên ăn

(Danh sách thực phẩm bà bầu bị thủy đậu không nên ăn)

  • Đồ tanh như cá, tôm, cua, thịt bò, thịt gà,...
  • Gia vị cay nóng như hành, tỏi, gừng, ớt, hạt tiêu, cà ri, mù tạt.
  • Các loại trái cây nóng như vải, nhãn, mít, hồng, mận, xoài chín, anh đào.
  • Đồ ăn chiên, rang, xào, rán.
  • Đồ ăn mặn.
  • Sữa, chế phẩm từ sữa.
  • Đồ ăn nhanh chứa nhiều đường tinh luyện, chất béo bão hòa.
  • Thực phẩm kích thích gồm rượu bia, thuốc lá.

Bà bầu bị thủy đậu nên ăn gì?

Trong thời gian mắc bệnh, thai phụ nên ưu tiên cháo, súp hoặc canh để quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng. Một số thực phẩm có tính mát như:

  • Cháo đậu xanh, cháo củ năng, cháo gạo lứt, cháo đậu đỏ.
  • Rau củ quả như bí đao xanh, củ cải trắng, cam.
  • Uống đủ nước, ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.

Mang thai bị thủy đậu có giữ được con không?

Không phải trường hợp nào mẹ mang thai thủy đậu cũng đều sảy thai, dừng thai kỳ hoặc dị tật bẩm sinh. Thủy đậu là bệnh lành tính nên nếu được theo dõi, điều trị đúng cách, mẹ có thể giữ được con và trẻ sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh.

Kết lại, bầu bị thủy đậu là tình trạng hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 3 trong tổng 1.000 ca mang thai. Thường xảy ra ở thai phụ chưa từng tiêm ngừa vacxin hay mắc bệnh thủy đậu trước khi mang thai, tiếp xúc gần với virus Varicella Zoster.

Mọi thắc mắc cũng như cần trợ giúp, quý khách hàng vui lòng gọi tới hotline 1900 1806 để đội ngũ nhân viên Bệnh viện Phương Đông hỗ trợ kịp thời.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

172

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

TTUT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

TTUT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
19001806 Đặt lịch khám