Nguyên nhân bé đi ngoài có sợi máu? Giải pháp và cách phòng ngừa hiệu quả

Hoàng Hải

07-11-2022

goole news
16

Phân là một trong những thước đo sức khỏe của bé. Vì vậy nên nhiều mẹ tỏ ra rất lo lắng về tình trạng bất thường về màu sắc, trạng thái về phân. Trong đó trường hợp bé đi ngoài có sợi máu có thể biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm. Mẹ cần chú ý theo dõi và hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa nhi để phát hiện bệnh kịp thời.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài có sợi máu

Trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa còn non. Tuy nhiên, bé sẽ không dễ gặp những căn bệnh nguy hiểm ở đường tiêu hóa. Do ít gặp phải những tác động gây hại đối với sức khỏe. Vì vậy, bé đi ngoài có sợi máu thường gồm những nguyên nhân phổ biến sau:

Sơ sinh bé đi ngoài có sợi máu do nứt kẽ hậu môn

Việc bé bị nứt kẽ hậu môn có thể do những nguyên nhân khác nhau. Có thể do hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn toàn; do sức đề kháng của trẻ còn thấp hay do niêm mạc hậu môn của trẻ còn quá mỏng; hoặc cũng có thể là bé bị táo bón. Do đó, kẽ hậu môn của trẻ có thể bị nứt. Khi đó, mẹ quan sát sẽ thấy chất nhầy bé đi ngoài có sợi máu. Và phụ thuộc vào độ nứt của hậu môn mà sợi máu ít nhiều sẽ khác nhau. Khi bị nứt kẽ hậu môn, bé sẽ cảm thấy đau rát khi đi ngoài vì phân sẽ cọ xát vào hậu môn của bé.

trẻ đi ngoài ra sợi máu do nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn làm trẻ đi ngoài ra sợi máu

Trẻ sơ sinh đi ngoài có sợi máu do đường tiêu hóa bị nhiễm trùng

Nếu bé bị nhiễm trùng đường tiêu hóa - hệ tiêu hóa bị nhiễm khuẩn. Khi đi ngoài, phân của bé có nước và xuất hiện các dịch nhầy nhớt,... Những loại vi khuẩn như E.coli, salmonella, shigella có khả năng khiến trẻ nhiễm trùng đường tiêu hóa. Xâm nhập vào hậu môn của trẻ rồi tấn công trẻ khi hậu môn gặp phải tổn thương. Gây ra nứt kẽ hậu môn, làm bé đi ngoài ra sợi máu.

Trẻ sơ sinh đi ngoài ra sợi máu do bị viêm đại tràng

Mặc dù viêm đại tràng là căn bệnh hiếm gặp ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, trẻ cũng có khả năng mắc bệnh viêm đại tràng. Mắc bệnh này, trẻ sẽ bị viêm loét và ra sợi máu khi đi ngoài. Tình trạng này sẽ nguy hiểm và ảnh hưởng đến tính mạng trẻ nếu gây ra xuất huyết. Do đó, mẹ bé cần phải cẩn thận và quan sát trẻ. Nếu trẻ đi ngoài có sợi máu kèm những triệu chứng như: khóc thét, đau quặn, nôn, sốt, bụng cứng, không chịu ăn,.. mẹ phải đưa trẻ đi khám và cấp cứu kịp thời.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài ra sợi máu là trẻ bị viêm ruột già

Do hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn toàn, ruột già của trẻ có nguy cơ bị viêm khi các loại vi khuẩn xâm nhập. Tình trạng viêm ruột già sẽ làm trẻ đi ngoài có sợi máu. Tuy nhiên, khác với các trường hợp khác, nếu trẻ đi ngoài ra sợi máu do viêm ruột già thì lúc đó máu của trẻ có màu đen. Viêm ruột già cũng là căn bệnh nguy hiểm nên khi phát hiện, mẹ bé phải nhanh chóng đưa bé đi khám và điều trị kịp thời. Tránh để lại hậu quả sau này.

Dị ứng thức ăn là nguyên nhân trẻ đi ngoài ra sợi máu

Trẻ có thể bị dị ứng thức ăn dẫn đến việc đi ngoài ra sợi máu. Mặc dù thức ăn chủ yếu của trẻ là sữa mẹ nhưng thức ăn mà mẹ ăn vào cũng có thể gây dị ứng cho trẻ. Vì vậy, khi mẹ ăn những thức ăn khác với hằng ngày, phải theo dõi xem trẻ có những biểu hiện lạ hay không. Nếu có, mẹ phải dừng ăn thực phẩm đó ngay để tránh ảnh hưởng tới trẻ.

bé có thể bị dị ứng từ thức ăn của mẹ

Trẻ có thể bị dị ứng từ thức ăn của mẹ

Trẻ sơ sinh đi ngoài ra sợi máu và mức độ nguy hiểm của căn bệnh?

Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu gồm 2 dạng. Đó là: trẻ đi ngoài ra sợi máutrẻ đi ngoài ra những đốm máu. Các dạng này xảy ra đều do những nguyên nhân khác nhau. Và do đó, cách xử lý và điều trị cũng khác nhau.

Vì nguyên nhân xảy ra khác nhau, nên ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ cũng khác nhau. Bố mẹ trẻ cần phải nhận biết rõ ràng để đưa ra giải pháp phù hợp với sức khỏe trẻ.

  • Nếu trẻ đi ngoài có ra sợi máu tức là trường hợp của trẻ vẫn còn nhẹ. Trẻ vẫn ăn uống, sinh hoạt vui chơi như hằng ngày thì bố mẹ vẫn có thể yên tâm về tình trạng sức khỏe của trẻ.
  • Còn trong trường hợp phân của trẻ có lốm đốm máu, và trẻ cảm thấy mệt mỏi, nôn, sốt, quấy khóc, chán ăn,... thì đây là tình trạng nặng. Ảnh hưởng lớn đến sức khỏe trẻ và có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó, bố mẹ phải đưa trẻ đến bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời.

Trong trường hợp bé đi ngoài ra sợi máu. Bố mẹ cần quan sát kỹ lưỡng những dấu hiệu, triệu chứng mà con gặp phải để có thể mô tả cụ thể cho y bác sĩ điều trị biết. Đây là việc làm cần thiết để giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh cho trẻ chính xác nhất. Giúp cho việc điều trị nhanh chóng hiệu quả và giúp trẻ mau bình phục hơn.

trẻ quấy khóc

Trẻ quấy khóc là tình trạng bệnh nặng

Giải pháp cho tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài ra sợi máu

Nếu trẻ sơ sinh đi ngoài ra sợi máu kèm những biểu hiện như nóng, sốt, quấy khóc, mệt mỏi, chán ăn,... thì mẹ phải đưa bé đến cơ sở ý tế để được khám và điều trị kịp thời.

Nếu bé đi ngoài ra sợi máu nhưng vẫn hoạt động vui chơi, ăn uống bình thường thì mẹ có thể áp dụng một số giải pháp như:

  • Cho trẻ bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên. Hơn nữa sữa mẹ là thực phẩm chứa dồi dào lượng kháng thể. Có thể giúp bé khỏe mạnh và ngăn chặn được các tác nhân lạ từ bên ngoài muốn xâm nhập vào gây hại cho cơ thể trẻ.
  • Mẹ hạn chế ăn những thực phẩm lạ trong quá trình cho con bú. Vì đó có thể là do con bị dị ứng với những thực phẩm mà mẹ đã ăn thông qua sữa mẹ. Vì thế, nếu mẹ ăn những thực phẩm khác với thường ngày, phải theo dõi xem rằng trẻ có gặp những tình trạng lạ hay không.
  • Nếu bé đi ngoài nhiều do bị nhiễm khuẩn. Mẹ nên cho bé uống kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, uống đúng và đủ liều lượng. Không nên khi thấy bé đã khỏi bệnh mà ngừng uống thuốc khi thuốc vẫn còn liều. Điều này sẽ gây kháng thuốc cho trẻ và ảnh hưởng đến sau này.
  • Không được tùy ý cho trẻ sử dụng thuốc nếu không phải chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Mẹ thường xuyên kiểm tra hậu môn của bé. Xem thử hậu môn của trẻ có gặp các vấn đề trầy xước gì hay không. Nếu có vấn đề, phải nhanh chóng đưa trẻ đi khám và điều trị càng sớm càng tốt.
  • Mẹ còn phải theo dõi phân của trẻ. Vì phân chính là cách để đánh giá sức khỏe bé. Nếu phân trẻ có dấu hiệu bất thường, mẹ phải đưa trẻ đi khám ngay lập tức.

theo dõi phân của trẻ

Theo dõi phân trẻ để theo dõi tình hình sức khỏe trẻ

Phòng ngừa tình trạng này mẹ nên làm gì

Để phòng ngừa tình trạng trẻ đi ngoài ra sợi máu, mẹ nên thực hiện những điều sau:

  • Bổ sung chất xơ cho trẻ bằng cách bổ sung chất xơ cho mẹ, vì thực phẩm của trẻ là sữa mẹ. Đầy đủ chất xơ sẽ giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn.
  • Mẹ thường xuyên cho trẻ bú hơn trước để trẻ đi ngoài dễ dàng hơn.
  • Mẹ có thể cùng bé vận động đơn giản như gập người, co dãn,..
  • Mẹ và bé hãy giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ để tránh bị vi khuẩn tấn công dẫn đến nhiễm khuẩn.

thường xuyên cho trẻ bú mẹ

Thường xuyên cho trẻ bú sữa mẹ

Kết luận

Nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài ra sợi máu khác nhau thì tình trạng bệnh của trẻ cũng khác nhau. Do đó, mẹ phải quan sát cẩn thận các dấu hiệu, triệu chứng của trẻ khi bị bệnh để xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả, kịp thời. Bên cạnh đó, mẹ bỉm có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa cho trẻ như xây dựng chế độ ăn phù hợp, vệ sinh sạch sẽ,... để giảm tỷ lệ bé đi ngoài ra sợi máu.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

15,327

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám