Giải đáp thắc mắc: Bé thay răng mọc lệch phải làm sao?

Bích Ngọc

18-06-2024

goole news
16

Tình trạng bé thay răng mọc lệch khá phổ biến trong giai đoạn trẻ đang thay răng sữa (từ 6-12 tuổi). Trong quá trình thay răng có thể khiến răng trẻ mọc lệch do nhiều nguyên nhân khác nhau. Răng mọc lệch không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng và sự phát triển của hàm mặt. Vậy bé thay răng mọc lệch phải làm sao để khắc phục? Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục khi trẻ bị răng mọc lệch qua bài viết dưới đây

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng bé mọc lệch

Trước khi tìm lời giải đáp cho thắc mắc bé thay răng mọc lệch phải làm sao thì chúng ta cần tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.

Khi trẻ bắt đầu thay răng sữa thành răng vĩnh viễn, có nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ xảy ra tình trạng mọc lệch như:

Do di truyền

Bé có thể mọc lệch răng do thừa hưởng sự không hài hoà giữa kích thước hàm và răng, hoặc sự mất cân xứng giữa hai hàm từ cha mẹ. Từ đó, khiến răng mọc chen chúc, lệch hàm hoặc sai khớp cắn 

Nguyên nhân khiến răng trẻ mọc lệch có thể là do di truyềnNguyên nhân khiến răng trẻ mọc lệch có thể là do di truyền

Do thói quen xấu

Một số thói quen xấu của trẻ làm thay đổi vị trí và hình dạng của răng và hàm có thể kể đến như: 

  • Mút ngón tay: Đây là thói quen khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nếu thực hiện thói quen xấu trong thời gian dài sẽ gây sai lệch khớp cắn, làm thay đổi vị trí của răng và xương. 
  • Thở bằng miệng: Việc thở bằng miệng có thể do cấu trúc môi trên ngắn hoặc có vấn đề về đường thở. Thở bằng miệng có thể làm khô miệng, dễ gây sâu răng, làm lệch răng và hàm khiến bé bị hô. Ngoài ra, thở bằng miệng còn có thể ảnh hưởng đến khớp cắn và sự phát triển của hệ thống xương mặt. 
  • Cắn môi, liêm môi: Thói quen này cũng có thể gây ra vấn đề về răng miệng như: Làm răng cửa trên chìa ra trước, thưa răng cửa, răng cửa hàm dưới đổ vào phía lưỡi, sai khớp cắn, tăng độ cắn chìa. 
  • Nghiến răng: Nếu trẻ có thói quen nghiến răng khi ngủ hoặc thức sẽ khiến men răng bị mòn, gây ê buốt, ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm. Từ đó gây đau đầu, mỏi cổ, đau vai gáy, khuôn mặt bị biến dạng,....

Do chấn thương hoặc sâu răng

Nếu trẻ thay răng sữa từ sớm do chấn thương hoặc sâu răng có thể khiến răng vĩnh viễn mọc không đúng vị trí, bị các răng khác chèn ép gây ra tình trạng răng bé bị mọc lệch. 

Do chế độ dinh dưỡng

Nếu trẻ bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của răng và hàm như: Vitamin D, vitamin K2, canxi,... có thể khiến cho răng mọc yếu, dễ bị hư hại, không phù hợp với kích thước của hàm gây ra tình trạng răng mọc lệch. 

Chế độ dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến quá trình thay răng của béChế độ dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến quá trình thay răng của bé

Những dấu hiệu răng bé mọc lệch

Dưới đây là một số dấu hiệu mà cha mẹ có thể nhận biết dấu hiệu mọc răng lệch ở trẻ: 

  • Trẻ sinh non nên chú ý đến sự phát triển răng của bé vì sinh thiếu tháng có thể gặp vấn đề răng mọc lệch, mọc chậm. 
  • Răng sữa tồn tài lâu trên cung hàm. 
  • Khoảng hở giữa các răng quá nhiều hoặc quá ít. 
  • Răng mọc xoay lệch, không đúng cung hàm. 
  • Răng mới mọc có kích thước lớn, không đủ chỗ nên các răng chen chúc trên cung hàm. 
  • Hàm trên chìa quá nhiều, nằm phủ bên ngoài hàm dưới. 
  • Gương mặt mất cân đối, xương hàm trên hoặc hàm dưới phát triển quá mạnh. 
  • Tre cảm thấy đau một bên hàm nhai. 
  • Trẻ bị đau nhức vùng khớp thái dương hàm.
  • Trẻ thường xuyên cắn vào má hoặc trần miệng. 
  • Khi cắn hai hàm thấy răng cửa không chạm nhau (khớp cắn hở trước). 

Răng sữa mọc lệch thì răng vĩnh viễn mọc lệch không?

Nhiều bậc phụ huynh có thắc mắc “Răng sữa mọc lệch thì răng vĩnh viễn mọc lệch không?”. Thực tế, cha mẹ không cần quá lo lắng nếu thấy răng sữa của bé mọc lệch một chút. Răng sữa mọc lệch không có nghĩa rằng răng vĩnh viễn sẽ mọc lệch. Hàm và miệng bé sẽ có nhiều sự thay đổi trong độ tuổi từ 3-6 tuổi nên sẽ làm thay đổi vị trí của răng sữa. 

Nếu bé mọc răng sữa thưa sẽ là điều tốt. Bởi vì, sau khi thay răng sữa, răng vĩnh viễn sẽ to hơn nên chúng cần nhiều chỗ hơn để mọc. Ngay cả khi răng sữa chen chúc, tình trạng sẽ biến mất vì hàm của trẻ sẽ phát triển rất nhiều. 

Tuy nhiên, nếu các bậc phụ huynh thấy hàm răng sữa của trẻ rất khấp khểnh, chen chúc thì nên quan tâm hơn về vấn đề răng miệng của con để can thiệp kịp thời. Thiếu răng sữa hoặc quá nhiều răng sữa cũng là nguyên nhân đáng lo ngại. 

Cha mẹ không nên quá lo lắng khi răng sữa của bé bị mọc lệchCha mẹ không nên quá lo lắng khi răng sữa của bé bị mọc lệch

Bé thay răng mọc lệch có sao không?

Khi bé trong độ tuổi từ 6-12 tuổi, răng sữa sẽ rụng dần và thay bằng răng vĩnh viễn. Răng vĩnh viễn khi mọc lên sẽ không thay đổi như răng sữa và không thể tự chỉnh lại được. Chính vì vậy, bé có thể gặp khó khăn khi nhai và cắn, cách phát âm hoặc sức khỏe răng miệng. 

Răng bé mọc lệch có thể làm cho xương hàm và khớp thái dương hàm bị lệch gây ra tình trạng đau nhức, khó há miệng, mặt lệch,... 

Răng vĩnh viễn mọc lệch, chen chúc không chỉ khiến ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn ảnh hưởng đến sự thẩm mỹ và tinh thần của bé. Trẻ có thể ngại cười, khó giao lưu với bạn bè. 

Răng vĩnh viễn mọc lệch cũng có thể do hàm của bé quá nhỏ gây ra tình trạng nghiến răng và thở bằng miệng. 

Răng vĩnh viễn mọc lệch cần can thiệp chỉnh nha để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ béRăng vĩnh viễn mọc lệch cần can thiệp chỉnh nha để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ bé

Bé thay răng mọc lệch phải làm sao?

Với câu hỏi "Bé thay răng mọc lệch phải làm sao?", cha mẹ nên tham khảo những phương pháp chỉnh răng mọc lệch cho trẻ. Những phương pháp này thường áp dụng với trẻ trong độ tuổi từ 6-12 tuổi (trong thời gian thay răng) khi gặp các vấn đề về cấu trúc xương hàm. Với những trường hợp này, nha sĩ sẽ thực hiện kiểm tra và can thiệp điều trị kết hợp với một số khí cụ nắn chỉnh từ sớm. 

Khí cụ chỉnh hình chức năng EF

Đây là một loại khí cụ tháo lắp, thường có vật liệu từ nhựa mềm, chúng được thiết kế như một chiếc hàm nhân tạo. Sử dụng khí cụ này sẽ giúp điều chỉnh răng lệch và xương hàm như: Răng chen chúc, lệch lạc, cắn hở, cắn sâu và nhô xương hàm trên. 

Khí cụ có hoạt động bằng cách tạo áp lực lên xương hàm và răng, kích thích sự phát triển và di chuyển của chúng. Thường được sử dụng đối với trẻ trong độ tuổi từ 6-12 tuổi khi răng và xương đang phát triển. Khi sử dụng, trẻ cần sử dụng tối thiểu 2 giờ ban ngày và duy trì trong suốt thời gian ngủ. 

 Sử dụng hàm Trainer giúp giúp giải quyết vấn đề bé thay răng mọc lệch Sử dụng hàm Trainer giúp giúp giải quyết vấn đề bé thay răng mọc lệch

Khí cụ nắn chỉnh xương hàm hô HEADGEAR

Đây là khí cụ chỉnh hàm cố định, được gắn vào mắc cài trên răng và có cung nối với khung kim loại quanh đầu. Khí cụ có tác dụng kiểm soát và kích thích mức độ tăng trưởng của xương hàm trên và dưới giúp xương hàm phát triển hài hoà, giúp răng mọc đúng khớp cắn và làm giảm mức độ hô xương của trẻ. 

Khí cụ này sẽ tạo lực kéo hoặc đẩy lên xương hàm, từ đó điều chỉnh vị trí của chúng. Thông thường, phương pháp này sẽ áp dụng đối với trẻ từ 9-14 tuổi khi xương hàm đang trong quá trình thay đổi. Bé sẽ sử dụng khí cụ này ít nhất 10-12 tiếng/ngày, thường sử dụng vào ban đêm. 

Khí cụ nắn chỉnh xương hàm móm Facemask

Đây là loại khí cụ cố định, thường được mắc ở răng và có dây cung nối với mặt nạ che trán và cằm. Chúng được sử dụng đối với trẻ có xương hàm móm. 

Sử dụng lực kéo từ vào trán và cằm để kéo hàm về đúng khớp cắn, đồng thời kiểm soát được sự phát triển của xương hàm dưới. Facemask thường được áp dụng đối với trẻ trong độ tuổi từ 8-10 tuổi và nên sử dụng tối thiểu 8-12 tiếng/ngày, chủ yếu vào buổi tối và ban đêm. 

Khí cục Facemask thường áp dụng đối với trẻ có xương hàm mómKhí cục Facemask thường áp dụng đối với trẻ có xương hàm móm

Niềng răng

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha phổ biến nhất hiện nay vì chính vừa an toàn mà đem lại hiệu quả cao. Niềng răng giúp nắn chỉnh răng, hàm giúp cải thiện chức năng nhai, thẩm mỹ của trẻ. 

Hiện nay, trẻ có thể chỉnh nha bằng niềng răng không cố định (hàm trong suốt, tháo lắp) hoặc niềng răng cố định (mắc cài kim loại, pha lê, sứ,...)

Mặc dù niềng răng là phương pháp an toàn và hiệu quả nhưng không phải là quá trình nhanh chóng. Trẻ có thể niềng răng dao động từ 6 tháng đến 3 năm tuỳ thuộc vào mức độ lệch. Hơn nữa, niềng răng cần chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách để tránh tình trạng sâu răng, nhiều mảng bám, viêm lợi,... 

Cách phòng tránh tình trạng thay răng mọc lệch

Để tránh gặp tình trạng trẻ thay răng bị mọc lệch, cha mẹ cần chủ động quan sát, tìm hiểu và chú ý đến quá trình phát triển của bé. Dưới đây là một vài lưu ý để phòng tránh tình trạng thay răng mọc lệch: 

  • Theo dõi quá trình thay răng sữa và phát triển răng vĩnh viễn của bé
  • Hướng dẫn bé vệ sinh răng miệng đúng cách từ bé để dần hình thành thói quen. 
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bé.
  • Sửa các thói quen xấu của bé như: Mút tay, thở bằng miệng, đẩy lưỡi, nhai nhiều về một bên,...
  • Đưa bé đến nha sĩ định kỳ (2 lần/năm)  để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của bé

Đưa bé đến nha sĩ định kỳ giúp đảm bảo sức khoẻ răng miệng của béĐưa bé đến nha sĩ định kỳ giúp đảm bảo sức khoẻ răng miệng của bé

“Bé thay răng mọc lệch phải làm sao?” - chắc hẳn là mối quan tâm của nhiều bậc phụ huynh trong quá trình bé thay răng. Để đảm bảo sức khỏe răng miệng của trẻ, cha mẹ nên đưa bé đến các cơ sở nha khoa hoặc bệnh viện để được điều trị, tránh kéo dài vì có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tâm lý, ngôn ngữ của trẻ sau này. 

Hy vọng qua bài viết của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, cha mẹ đã có cho mình kiến thức về nguyên nhân, dấu hiệu và cần phải làm gì khi răng trẻ bị mọc lệch. Cha mẹ có thể liên hệ số Hotline 1900 1086 hoặc đặt lịch khám tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được bác sĩ tư vấn, kiểm tra và đưa ra phương pháp điều trị hợp lý đối với trẻ thay răng mọc lệch. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
558

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

BS.CKII

PHI NGA

TRƯỞNG KHOA NHI

BS.CKII

PHI NGA

TRƯỞNG KHOA NHI
19001806 Đặt lịch khám