Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ hàng ngày từ 0 - 9 tuổi

Ngọc Anh

03-05-2024

goole news
16

Để chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách, cha mẹ phải dựa vào các đặc điểm của bé trong từng thời kỳ dể lựa chọn cách chăm sóc phù hợp. Sau đây là gợi ý về cách chăm sóc răng miệng cho bé hàng ngày từ giai đoạn 0 - 9 tuổi của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Cha mẹ cùng tham khảo bài viết sau để bảo vệ an toàn sức khoẻ răng miệng cho bé nhé!

Vì sao phải vệ sinh răng miệng cho trẻ đúng cách?

Chăm sóc răng miệng cho trẻ em là hết sức quan trọng, Bởi các bé:

  • Dễ mắc bệnh liên quan đến răng miệng như sâu răng, viêm nướu, răng lệch lạc, hô móm,.... Vệ sinh răng miệng không kỹ dễ khiến các mảng bám từ thức ăn không được loại bỏ khiến trẻ bị ê buốt răng, khó ăn uống hay sốt cao.
  • Mắc các biến chứng dẫn đến viêm nha răng, viêm tủy răng: Tình trạng viêm nhiễm kéo dài sẽ khiến vi khuẩn tấn công sâu hơn, dẫn đến men răng, tuỷ răng bị phá huỷ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
  • Ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ: Các thói quen xấu như nhổ răng khôn sớm, mút ngón tay cái, thè lưỡi, ngậm núm vú giả,... có thể khiến răng trẻ khấp khểnh, ăn nhai không khớp, khiến trẻ tự ti sau này.  Ngoài ra những mảng đen do sâu răng, hôi miệng, sún răng cũng khiến trẻ thiếu tự nhiên khi giao tiếp sau này. 

(Hình 1 - Vệ sinh răng miệng sớm cho trẻ là hết sức cần thiết)

(Hình 1 - Vệ sinh răng miệng sớm cho trẻ là hết sức cần thiết)

Hướng dẫn chăm sóc răng miệng cho trẻ dưới 1 tuổi 

Trẻ sơ sinh từ 0 - 6 tháng tuổi

Vì đây là giai đoạn bé còn quá nhỏ nên cha mẹ phải chủ động vệ sinh răng miệng mỗi ngày cho con. Sau đây là một số gợi ý để chăm sóc răng miệng cho trẻ em từ 0 - 6 tháng tuổi:

  • Dùng gạc rơ miệng chuyên dụng có tẩm nước muối để vệ sinh cho bé
  • Làm sạch ti vú trước khi cho bé ngậm, không để bé ngậm liên tục hay bú bình trong lúc ngủ
  • Không cho bé ăn uống các thực phẩm có lượng đường cao, thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh
  • Không nếm thức ăn, nước uống, không hôn miệng trẻ, đưa tay vào miệng trẻ hay để trẻ đưa tay vào miệng mình 
  • Định kỳ kiểm tra răng miệng tại Nha khoa 6 tháng/ lần 

(Hình 2 - Trẻ sơ sinh chưa có răng cũng phải được vệ sinh răng miệng mỗi ngày)

(Hình 2 - Trẻ sơ sinh chưa có răng cũng phải được vệ sinh răng miệng mỗi ngày)

Một trong các sai lầm phổ biến khi chăm sóc răng miệng cho trẻ sơ sinh là cha mẹ không chăm sóc khi trẻ chưa có răng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia Nha khoa thì dù là mọc răng hay chưa thì vẫn phải làm sạch nướu và khoang miệng để tránh viêm nhiễm. Đặc biệt là giai đoạn 6 tháng đầu đời để chuẩn bị cho mọc răng sữa. 

Trẻ sơ sinh từ 6 - 12 tháng tuổi

Bé bắt đầu mọc răng 2 chiếc răng sữa là 2 răng cửa của hàm dưới từ 6 - 8 tháng tuổi. Khi đó, bé bắt đầu sốt, chảy nước dãi, dễ gặm cắn và mút tay các đồ vật xung quanh. Lúc này, cha mẹ cần chăm sóc trẻ theo chỉ dẫn:

  • Dùng gạc mềm nhúng qua nước ấm hoặc nước muối nhạt vệ sinh cho trẻ hàng ngày
  • Tránh cho bé ăn đồ ăn quá cứng, cứng và hạn chế cho bé bú lớn, bú nhiều hay cắn

Ngoài ra, cha mẹ lưu ý nếu bé sốt cao và kéo dài do mọc răng sữa thì gia đình nên đưa bé đến Bệnh viện để được kiểm tra và chữa trị kịp thời. Qua tháng thứ 8, bé sẽ mọc thêm ít nhất khoảng 8 chiếc răng sữa nữa. Triệu chứng chung của trẻ em giai đoạn này là ngứa lợi nên mẹ có thể xử lý bằng cách:

  • Cho bé ngậm vú giả để hạn chế bé mút tay, đụng chạm vào nướu, gây đau lợi
  • Dùng khăn sạch hoặc gạc mềm tẩm nước muối sinh lý vệ sinh răng miệng cho con
  • Không nên dùng kem đánh răng quá sớm vì bé có thể nuốt vào bụng
  • Dùng gạc rơ lưỡi loại bỏ cặn sữa, cặn thức ăn cho trẻ, tránh cho trẻ bị tưa lưỡi, hôi miệng, chán ăn,...

(Hình 3 - Ngậm ti giả cũng là một gợi ý cho mẹ để giúp bé không mút tay, cho tay vào miệng)

(Hình 3 - Ngậm ti giả cũng là một gợi ý cho mẹ để giúp bé không mút tay, cho tay vào miệng)

Hướng dẫn chăm sóc răng miệng cho trẻ 1 - 2 tuổi 

Từ 1 - 2 tuổi cũng là lúc hàm răng sữa của bé bắt đầu hoàn thiện, mẹ có thể bắt đầu cho bé dùng các loại bàn chải lông mềm. Đây cũng là thời điểm mẹ nên tập cho bé đánh răng hàng ngày bằng nước, không cần dùng kem đánh răng nếu bé chưa biết súc miệng. 

Lưu ý đây cũng là giai đoạn bé bắt đầu thích ăn vặt, đặc biệt là ăn ngọt. Vì thế, mẹ phải kiểm soát khẩu phần ăn, giảm ăn vặt, đồ ngọt, nước có gas mà tập trung vào trái cây, rau củ quả tươi. 

Hướng dẫn chăm sóc răng miệng cho trẻ 3 - 6 tuổi

Khi bé lên ba cũng là lúc bé có thể tự đánh răng cho mình. Thời kỳ răng sữa đã chấm dứt, hàm răng của bé đã chuyển sang vĩnh viễn. Khi đó, ba mẹ nên hướng dẫn bé tự chăm sóc răng miệng dần dần. Lưu ý:

  • Có thể sử dụng kem đánh răng cho trẻ, nhưng không sử dụng kem đánh răng của người lớn. Bé cần dùng kem đánh răng trẻ em có lượng Flour - hoạt chất ngăn ngừa sâu răng phù hợp. Nếu kem đánh răng có hàm lượng Fluor cao sẽ phá hủy men răng, tạo nên các mảng bám. Đồng thời, nguy cơ trẻ bị sâu răng, loãng xương, giòn gãy xương, ngộ độc... sẽ khá cao.
  • Khi hướng dẫn bé đánh răng nên chú ý từng làm sạch từng ngóc ngách để làm sạch, chải răng nhẹ nhàng để không gây xước nướu, va chạm mạnh vào răng gây tổn thương.
  • Chọn bàn chải và kem đánh răng có hình con vật thú vị. Lông bàn chải mềm, kem đánh răng có hàm lượng Flour không quá 45 mg/100g, hương vị trái cây để khuyến khích trẻ đánh răng. 

(Hình 4 - Mẹ có thể giúp bé bằng cách chuyển từ hỗ trợ sang cho bé chủ động đánh răng)

(Hình 4 - Mẹ có thể giúp bé bằng cách chuyển từ hỗ trợ sang cho bé chủ động đánh răng)

Hướng dẫn chăm sóc răng miệng cho trẻ 6 - 9 tuổi

Đối với các bé từ 3 - 4 tuổi thì cha mẹ đóng vai trò giám sát trẻ đánh răng mỗi ngày và xem bé đã vệ sinh sạch sẽ hay chưa. Chú ý:

  • Vệ sinh cả răng, miệng và lưỡi. Đặc biệt là lưỡi vì đây là nơi tập trung nhiều vi khuẩn không kém răng và nướu
  • Chỉ lấy một lượng kem đánh răng bằng hạt đậu. Trước khi đánh răng phải rửa sạch bàn chải và súc miệng trước
  • Dùng răng chải mặt ngoài và mặt trong của hàm. Chải tất cả các răng hàm trên và dưới bằng cách di chuyển lên xuống hoặc xoay bàn chải. Nên vệ sinh các răng hàm trong cùng vì đây là các răng nhai chính nên có nhiều thức ăn bám vào
  • Chọn bàn chải mềm, dễ cầm nắm. Kem đánh răng nên chọn các loại có hàm lượng florua >150mg/100g

(Hình 5 - Ba mẹ nên đồng hành để giúp trẻ bảo vệ sức khỏe răng miệng)

(Hình 5 - Ba mẹ nên đồng hành để giúp trẻ bảo vệ sức khỏe răng miệng)

Một số sai lầm khi chăm sóc răng miệng cho trẻ em

Gia đình cần chú ý không mắc phải các lỗi sau khi vệ sinh răng miệng hàng ngày cho con:

  • Đánh răng quá nhanh, không đủ 3 - 4 phút/ lần 
  • Không đánh răng vào buổi tối
  • Không thay bàn chải định kỳ sau 3 - tháng/ lần. Chỉ rửa bàn chải với nước sau khi sử dụng
  • Không vệ sinh nướu và lưỡi
  • Không lấy vôi răng định kỳ
  • Dùng bàn chải lông cứng, đánh răng quá mạnh không tốt cho răng
  • Chỉ khám nha sĩ khi thấy đau nhức hay bị sâu răng

Để con lớn lên có hàm răng khỏe đẹp, cha mẹ nên chú ý chăm sóc răng miệng cho trẻ cẩn thận và đúng cách. Đồng thời, khám nha khoa định kỳ 6 tháng/ lần sẽ giúp các bác sĩ phát hiện các vấn đề bất thường về răng miệng và xử lý kịp thời. 

31

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

PGS.TS. Bác sĩ

PHẠM HỮU HÒA

Khoa Nhi
19001806 Đặt lịch khám