Bệnh Chagas là một căn bệnh được gây ra bởi một loài bọ xít Triatominae và truyền một loài ký sinh trùng Trypanosoma cruzi. Bệnh lây truyền thông qua vết đốt của loại bọ này, hoặc ít phổ biến hơn là ăn thực phẩm hoặc uống nước mía đã bị nhiễm Triatominae, hoặc đã tiếp xúc với phân của bọ Triatoma. Loài bọ xít này hiện nay được tìm thấy chủ yếu tại các vùng nông thôn của châu Mỹ. Vậy Bệnh Chagas là một bệnh như thế nào, có nguy hiểm không và có thể ngăn ngừa bệnh không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn trong bài viết này.
Bệnh Chagas là gì?
Bệnh Chagas là một căn bệnh bị nhiễm ký sinh trùng Trypanosoma cruzi và được lây truyền bởi loài bọ Triatominae. Theo các chuyên gia, con người sẽ mắc phải bệnh này nếu tiếp xúc với phân của loài bọ xít hút máu Triatoma (chúng hút máu ở cả người và động vật). Sau đó, ký sinh trùng Trypanosoma cruzi sẽ xâm nhập vào cơ thể ta thông qua vết xước ở da (vì gãi ngứa), vết đốt và qua kết mạc. Ngoài ra, cũng có thể lây truyền thông qua đường tiêu hóa khi ăn uống trúng phải thực phẩm hoặc nước mía đã bị nhiễm bọ Triatominae, bệnh lây truyền từ người mẹ bị nhiễm bệnh sang thai nhi thông qua nhau thai (qua đường máu), bệnh nhân cũng có thể mắc phải do cấy ghép nội tạng hay truyền máu từ một người hiến tặng đang bị nhiễm bệnh.
Hình ảnh loài bọ xít hay rận Triatominae
Hiện nay, con ký sinh trùng Trypanosoma cruzi này có trong con bọ xít hút máu Triatoma ở cả động vật và người, được phát hiện lần đầu tiên tại Châu Mỹ nên còn được gọi là Trypanosomiasis Mỹ. Vì vậy, căn bệnh này xuất hiện khá nhiều tại khắp các vùng Trung Mỹ, Nam Mỹ, Mexico và sang đến phía nam Argentina. Chúng chủ yếu ẩn mình ở trong các mái tranh và những vết nứt kẽ của vách tường và sẽ phát triển mạnh hơn với điều kiện sống ẩm thấp.
Lý do gây mắc bệnh Chagas
Nguyên do chủ yếu gây ra bệnh Chagas ở người là do bị loài bọ xít hút máu Triatoma đốt. Các con bọ xít này sẽ xuất hiện vào ban đêm, khi mọi người đang nằm ngủ. Sau khi đã đốt và tiêu máu, bọn chúng sẽ thải phân ngay trên da. Người bị đốt sẽ bị nhiễm bệnh nếu trong phân của bọ xít có ký sinh trùng Trypanosoma cruzi và sẽ đi vào cơ thể thông qua những vết thương trên da. Nếu mọi người vô tình gãi nhẹ hay chạm vào chỗ phân của bọ xít lên các vị trí khác trên cơ thể như mắt, miệng và vết thương thì sẽ bị nhiễm bệnh.
Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể sẽ xảy ra sau khi bị nhiễm qua một số con đường khác:
- Bị mắc bệnh thông qua đường tuần hoàn máu.
- Bệnh nhân bị bệnh do ghép tạng hoặc các cơ quan khác của người hiến tặng nhiễm bệnh Chagas.
- Người mẹ bị nhiễm truyền bệnh sang cho em bé khi đang trong quá trình mang thai.
- Nếu đang trong thời kỳ cho con bú mà người mẹ bị nhiễm bệnh Chagas, mẹ hãy nên bơm và chữa lành núm vú trước khi cho con bú trực tiếp.
- Ăn phải các loại thực phẩm chưa được đun chín và trong thực phẩm có dính phải phân của con bọ xít này.
- Phơi nhiễm một cách tình cờ tại phòng thí nghiệm với các chế phẩm đã dính mầm bệnh.
Bệnh Chagas có nguy hiểm hay không?
Bệnh nhân mắc bệnh Chagas nếu để quá lâu và không có sự can thiệp kịp thời thì có thể để lại các biến chứng nguy hiểm hay thậm chí là bị tử vong. Những biến chứng của căn bệnh Chagas mạn tính có thể bao gồm:
- Những biến chứng về hệ tiêu hóa: phì đại đại tràng (còn được gọi là megacolon), phì đại thực quản (hay được gọi là megaesophagus), từ đó khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong việc đi đại tiện và ăn uống.
- Những bất thường về tim mạch: một số bệnh lý cơ tim, phì đại tim, ngừng tim, rối loạn nhịp tim, suy tim hay thậm chí còn bị đột tử. Bị giãn cơ tim sẽ làm cho tim không thể bơm máu như bình thường.
- Đối với các đối tượng bị mắc bệnh suy giảm hệ thống miễn dịch, ví dụ như bị nhiễm HIV/AIDS, và đang sử dụng thuốc điều trị ung thư,... : thì bệnh Chagas có thể tái phát trở lại và lúc này có thể phát hiện ký sinh trùng có trong đường tuần hoàn máu. Khi bệnh tái phát có thể khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.
Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh sẽ để lại các biến chứng nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến tim
Các triệu chứng phổ biến của bệnh Chagas
Sau khi bị nhiễm bệnh Chagas, mức độ bệnh sẽ được chia thành 3 giai đoạn bao gồm cấp tính, mạn tính và mạn tính không xác định.
Cấp tính
Nhiễm bệnh cấp tính sẽ bắt đầu xảy ra từ thời thơ ấu từ các vùng lưu hành và có thể sẽ không có triệu chứng rõ ràng. Khi xuất hiện, những dấu hiệu bắt đầu biểu hiện sau khi đã phơi nhiễm được từ 1 đến 2 tuần. Vết ban đỏ (chagoma) bắt đầu xuất hiện tại vị trí mà ký sinh trùng xâm nhập. Nếu có phù kết mạc, lòng bàn tay sẽ bị phù và ngoại vi đơn thuần sẽ kết hợp với viêm hạch bạch huyết và viêm kết mạc, chúng được gọi chung là triệu chứng Romaña.
Tỷ lệ gây tử vong của bệnh Chagas mức độ cấp tính chiếm rất ít tổng số bệnh nhân, có thể bị tử vong do bị viêm cơ tim cấp tính, viêm màng não hoặc suy tim. Các trường hợp còn lại, triệu chứng sẽ tự giảm dần mà không cần điều trị.
Nếu bệnh nhân suy giảm miễn dịch, ví dụ như bị HIV/AIDS, bệnh có thể trở nên nặng hơn và không điển hình, da bị tổn thương và rất hiếm khi não bị tổn thương ngấm thuốc dạng vòng.
Mạn tính không xác định
Người bệnh bị nhiễm bệnh Chagas ở mức độ trung gian mạn tính sẽ có bằng chứng là huyết thanh học và ký sinh trùng T.cruzi nhưng lại không có bất kỳ triệu chứng, thực thể bất thường nào và thậm chí cũng không có bằng chứng về sự liên quan giữa tim và GI khi thực hiện đánh giá bằng siêu âm tim, chụp X-quang ngực, ECG và dải nhịp và những phương pháp khác.
Có khá nhiều trường hợp bị nhiễm được xác định bằng cách làm xét nghiệm kết tủa miễn dịch phóng xạ (RIPA) và xét nghiệm miễn dịch có gắn enzym (ELISA) khi họ hiến máu.
Mạn tính
Bệnh sẽ phát triển thành mạn tính sau một giai đoạn trung gian mạn tính kéo dài nhiều năm hay hàng thập kỷ. Lúc này, các ký sinh trùng có thể phản ứng tự miễn dịch và bắt đầu gây tổn thương các cơ quan, điển hình là hệ tiêu hóa và tim mạch:
- Bệnh về đường tiêu hóa: sẽ gây ra các triệu chứng giống như bệnh co thắt tâm vị, bị phình đại tràng bẩm sinh hoặc thực quản bị giãn với các dấu hiệu như khó nuốt và có thể dẫn đến phổi bị nhiễm trùng do hít và suy dinh dưỡng nặng, xoắn ruột và bị táo bón kéo dài.
- Bệnh về tim mạch: sẽ biểu hiện bởi những bất thường trong dẫn truyền như block nhánh trước hoặc block nhánh phải. Bị cơ tim mạn tính sẽ dẫn đến sự giãn nở ở tất cả buồng tim, những tổn thương thoái hóa cụ bộ trong hệ thống dẫn truyền và phình động mạch. Vì vậy, người bệnh có thể bị đột tử do tắc nghẽn huyết khối hoặc block nhĩ thất và suy tim.
Cách điều trị bệnh Chagas
Sau đây là những phương pháp được bác sĩ áp dụng nhiều nhất khi điều trị cho những bệnh nhân mắc bệnh Chagas:
Thuốc kháng ký sinh trùng
Điều trị bệnh Chagas ở giai đoạn cấp tính bằng thuốc kháng ký sinh trùng có thể giúp người bệnh giảm các triệu chứng lâm sàng, giảm số lượng ký sinh trùng trong máu một cách nhanh chóng, giảm nguy cơ bệnh tiến triển thành mạn tính và giảm tỷ lệ tử vong.
Chỉ được dùng thuốc cho tất cả các trường hợp bệnh cấp tính, tái hoạt, tiềm ẩn và bẩm sinh ở các trẻ em dưới 18 tuổi. Bệnh nhân càng nhỏ tuổi và điều trị càng sớm thì khả năng khỏi hoàn toàn lại càng cao.
Hiệu quả của điều trị sẽ giảm dần nếu thời gian nhiễm bệnh kéo dài và ở người lớn, các tác dụng phụ dễ xuất hiện hơn. Chỉ dùng cho người từ 18 đến 50 tuổi nếu không có bằng chứng của bệnh đường tiêu hóa và tim mạch tiến triển. Đối với bệnh nhân trên 50 tuổi thì sẽ cá thể hóa điều trị dựa vào sự rủi ro tiềm ẩn và lợi ích.
Thuốc không được sử dụng nếu có biểu hiện của bệnh GI cấp và bệnh tim tiến triển. Bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp hỗ trợ gồm có đặt máy tạo nhịp tim, điều trị suy tim, cấy ghép tim, uống thuốc chống loạn nhịp tim, tiêm độc tố botulinum vào cơ thắt thực quản, giãn nở thực quản và phẫu thuật đường tiêu hóa nhằm loại bỏ đoạn phình đại tràng.
Thuốc chống ký sinh trùng
Hiện nay, đang có 2 loại thuốc phổ biến nhất là Benznidazole và Nifurtimox.
- Trẻ em dưới 12 tuổi: dùng 2,5 đến 3,75mg/kg, uống 2 lần mỗi ngày trong vòng 60 ngày.
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: dùng 2,5 đến 3,5mg/kg, uống 2 lần mỗi ngày trong vòng 60 ngày.
- Sẽ xuất hiện các tác dụng phụ như chán ăn, giảm cân, viêm da dị ứng, mất ngủ và bị bệnh thần kinh ngoại.
- Nifurtimox:
- Trẻ em từ 1 đến 10 tuổi: dùng 4 đến 5mg/kg, uống 4 lần mỗi ngày trong vòng 90 ngày.
- Trẻ em từ 11 đến 16 tuổi: dùng 3 đến 3,75mg/kg, uống 4 lần mỗi ngày trong vòng 90 ngày.
- Người bệnh trên 17 tuổi: dùng 2 đến 2,5mg/kg, uống 4 lần mỗi ngày trong vòng 90 ngày.
- Các tác dụng phụ thường thấy bao gồm buồn nôn, chán ăn, giảm cân, nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt và viêm đa dây thần kinh.
Benznidazole thường được sử dụng nhiều hơn do khả năng dung nạp tốt hơn và giảm thời gian điều trị ngắn hơn. Cả 2 loại thuốc này đều có độc tính đáng kể và sẽ tăng theo độ tuổi. Không được chỉ định cho các bệnh nhân bị bệnh thận và gan nặng, phụ nữ đang có thai và cho con bú.
Nếu người mẹ dang trong thai kỳ chẩn đoán mắc bệnh Chagas thì quá trình chữa trị sẽ bị hoãn lại cho đến sau khi sinh và bé sơ sinh cũng được điều trị nếu mắc bệnh.
Điều trị bằng cách chỉ định dùng thuốc chống hoặc kháng ký sinh trùng
Các cách ngăn ngừa bệnh Chagas
Mọi người có thể kiểm soát khu vực sống quanh nhà và phòng ngừa bệnh Chagas bằng các biện pháp sau đây:
- Vệ sinh sạch sẽ khu vực đang sinh sống, cải tạo lại tường và mái nhà nơi sư trú, ví dụ như trát lại các vết nứt, và tăng cường dọn dẹp lại nhà cửa để ngăn ngừa sự xâm nhập của các côn trùng.
- Vệ sinh thật tốt khi vận chuyển, chuẩn bị, lưu trữ và tiêu thụ các loại thực phẩm.
- Thực hiện những biện pháp kiểm soát cơ thể như sử dụng màn ngủ.
- Phát quang các bụi rậm, bụi cây, ao tù nước ẩm và các khu vực ẩm thấp.
- Phun thuốc trong nhà và khu vực xung quanh nhà bằng thuốc diệt côn trùng tồn lưu.
Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ để tránh sự xâm nhập của côn trùng
Bài viết này đã cung cấp một số thông tin cần thiết và giải thích một vài thắc mắc thường gặp về bệnh Chagas, mong rằng nó sẽ giúp ích cho bạn. Bệnh Chagas xuất hiện là do bọ xít Triatoma đốt và ký sinh trùng Trypanosoma cruzi xâm nhập vào cơ thể qua vết đốt đó. Vì vậy, để có thể phòng tránh bệnh, hãy giữ gìn vệ sinh nơi sinh sống thật sạch sẽ để tránh sự xâm nhập của côn trùng. Nếu phát hiện cơ thể đang bị một trong những triệu chứng trên, hãy đến bệnh viện ngay để được khám và chữa trị kịp thời, tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm về sau.
Để được tư vấn chi tiết hơn, bạn có thể gọi đến tổng đài 1900 1806 hoặc đến bệnh viện đa khoa Phương Đông tại địa chỉ số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội để được giải đáp bởi các chuyên gia đầu ngành.