Bệnh Crohn và bệnh tim mạch: Hiểu về mối liên hệ

Nguyễn Phương Thảo

28-03-2025

goole news
16

Theo nghiên cứu đăng trên Journal of the American Heart Association, những người mắc bệnh Crohn có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 20-30% so với người bình thường. Sự viêm nhiễm kéo dài trong cơ thể không chỉ gây tổn thương đường ruột mà còn ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, huyết áp cao và đột quỵ.

Tổng quan về bệnh Crohn

Bệnh Crohn hay còn gọi là một bệnh viêm ruột mãn tính (IBD – Inflammatory Bowel Disease) gây viêm ở bất kỳ phần nào của ống tiêu hóa, từ miệng đến hậu môn. Tuy nhiên, bệnh thường ảnh hưởng nhất đến đoạn cuối của hồi tràng (ruột non) và đại tràng (ruột già). Đây là một bệnh lý có tính chất mạn tính, tiến triển từng đợt, với giai đoạn bùng phát xen kẽ những khoảng thời gian thuyên giảm.

Bệnh Crohn là một loại bệnh viêm ruột gây sưng và kích ứng các mô, được gọi là viêm, trong đường tiêu hóaBệnh Crohn là một loại bệnh viêm ruột gây sưng và kích ứng các mô, trong đường tiêu hóa

Bệnh Crohn có đặc điểm là viêm xuyên thành, tức là viêm không chỉ giới hạn ở niêm mạc ruột mà còn có thể lan rộng qua tất cả các lớp của thành ruột. Điều này khiến bệnh có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như hẹp ruột, rò rỉ, áp-xe hoặc thủng ruột. Ngoài ra, không giống như viêm loét đại tràng – một bệnh viêm ruột mạn tính khác chỉ ảnh hưởng đến đại tràng, bệnh Crohn có thể xuất hiện tại nhiều vị trí khác nhau trên đường tiêu hóa, xen kẽ giữa các đoạn ruột khỏe mạnh.

Mối liên hệ giữa bệnh Crohn và bệnh tim mạch 

Bệnh Crohn vốn được biết đến là một bệnh viêm ruột mạn tính, nhưng ít ai ngờ rằng nó còn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tim mạch. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng người mắc bệnh Crohn có nguy cơ cao bị các vấn đề tim mạch, bao gồm xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và nhồi máu cơ tim. Vậy điều gì tạo nên mối liên kết này?

Viêm mạn tính 

Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí của Viện Tim mạch Hoa Kỳ (Journal of the American College of Cardiology - JACC) cho thấy bệnh nhân mắc bệnh viêm ruột, bao gồm Crohn, có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 59% so với người không mắc bệnh. Viêm mạn tính chính là yếu tố cốt lõi khiến bệnh Crohn có thể gây ra các biến chứng tim mạch. Khi cơ thể ở trạng thái viêm kéo dài, hệ miễn dịch liên tục hoạt động quá mức, dẫn đến:

  • Kích thích quá trình hình thành mảng xơ vữa động mạch do các chất trung gian viêm như CRP (C-reactive protein) và cytokine.
  • Rối loạn chức năng đông máu khiến nguy cơ hình thành cục máu đông cao hơn, từ đó gây đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim.
  • Ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa lipid, làm tăng cholesterol xấu (LDL) và giảm cholesterol tốt (HDL), gây nguy cơ xơ vữa động mạch.

Ảnh hưởng của bệnh Crohn đến hệ tim mạch

Theo trang báo Tạp chí Viện Tiêu Hoá Hoa Kỳ (American Journal of Gastroenterology - AJG) năm 2022, bệnh nhân Crohn có tỷ lệ xơ vữa động mạch cao hơn 30% so với nhóm đối chứng không mắc bệnh 

  • Tăng nguy cơ xơ vữa động mạch: Do viêm mạn tính, cơ thể sản sinh ra các phân tử gây viêm như TNF-alpha và IL-6, làm tổn thương nội mạc mạch máu. Khi mạch máu bị tổn thương, cơ thể hình thành các mảng xơ vữa, làm hẹp lòng mạch và giảm lưu lượng máu, dẫn đến nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim.

Các mảng xơ vữa bắt đầu hình thành do quá trình viêm mạn tính Các mảng xơ vữa bắt đầu hình thành do quá trình viêm mạn tính 

  • Ảnh hưởng đến huyết áp: Một số bệnh nhân Crohn gặp phải tình trạng hạ huyết áp do mất nước (do tiêu chảy kéo dài). Ngược lại, những người sử dụng thuốc corticosteroid kéo dài có thể bị tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch.
  • Rối loạn mỡ máu: Một số bệnh nhân Crohn có mức cholesterol và triglyceride bất thường, làm gia tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. Tình trạng rối loạn hấp thu ở bệnh nhân Crohn có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa lipid, gây ra tăng cholesterol xấu (LDL) và giảm cholesterol tốt (HDL)

Xem thêm:

Quản lý nguy cơ tim mạch khi mắc bệnh Crohn

Bệnh Crohn không chỉ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây tổn thương tim mạch do tình trạng viêm mạn tính kéo dài. Vì vậy, việc kiểm soát tốt bệnh Crohn đồng thời áp dụng các biện pháp bảo vệ tim mạch là điều vô cùng quan trọng. Dưới đây là những cách giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch khi bạn đang sống chung với bệnh Crohn.

Kiểm soát viêm ruột để bảo vệ tim mạch

Viêm mạn tính là yếu tố nguy cơ chính làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tim ở người bị Crohn. Vì vậy, điều trị bệnh Crohn hiệu quả là cách gián tiếp giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Bệnh nhân cần dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát viêm ruột và tránh các đợt bùng phát bệnh. Sử dụng thuốc sinh học (biologics) hoặc thuốc ức chế miễn dịch nếu được bác sĩ chỉ định, nhằm giảm viêm và bảo vệ hệ tim mạch. 

Tránh tự ý ngưng thuốc, đặc biệt là corticosteroid, vì điều này có thể gây tác động xấu đến cả bệnh Crohn và sức khỏe tim mạch.

Chế độ ăn uống hợp lý

Chế độ ăn có thể giúp kiểm soát triệu chứng và kéo dài thời gian giữa các đợt bùng phát bệnh bằng cách loại trừ thực phẩm gây viêmChế độ ăn có thể giúp kiểm soát triệu chứng và kéo dài thời gian giữa các đợt bùng phát bệnh bằng cách loại trừ thực phẩm gây viêm

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh Crohn và phòng ngừa bệnh tim mạch. Người bệnh hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều đường tinh luyện, dầu mỡ công nghiệp. Giảm tiêu thụ thịt đỏ, các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo trans.

Ưu tiên bổ sung thực phẩm tốt cho tim mạch và đường ruột như omega - 3, chất xơ hoà tan, probiotics (lợi khuẩn) giúp giảm viêm và bảo vệ mạch máu, đồng thời có thể giúp hỗ trợ tiêu hoá, kiểm soát cholesterol, cân bằng hệ vi sinh đường ruột hiệu quả. 

Uống đủ nước và bổ sung điện giải khi cần thiết để duy trì chức năng tim mạch ổn định. 

Lối sống lành mạnh

Người bệnh nên duy trì hoạt động thể chất hợp lý để tăng cường tuần hoàn máu, kiểm soát huyết áp và giảm viêm. Tập luyện các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi lội, đạp xe giúp duy trì sức khỏe mà không gây căng thẳng lên đường ruột. Tránh tập luyện quá sức, đặc biệt trong giai đoạn bệnh Crohn đang bùng phát.

Kiểm soát căng thẳng bằng cách tập thiền định, yoga, hít thở sâu, tham gia các hoạt động thư giãn. Ngủ đủ giấc (7- 8 tiếng/ngày) giúp cơ thể phục hồi và duy trì sức khỏe tim mạch.

Không thuốc lá và hạn chế rượu bia.

Theo dõi sức khỏe định kỳ

Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để theo dõi diễn biến bệnh Crohn và phát hiện sớm các vấn đề tim mạch. Nếu có dấu hiệu đau ngực, khó thở, hồi hộp, tăng huyết áp bất thường, cần đến bệnh viện ngay để kiểm tra.

Quý khách có nhu cầu thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông có thể liên hệ qua Hotline 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám để được bộ phận hỗ trợ và tư vấn nhanh chóng

Kết bài

Bệnh Crohn không chỉ là một vấn đề của hệ tiêu hóa mà còn có tác động sâu rộng đến sức khỏe tim mạch. Việc kiểm soát viêm nhiễm hiệu quả, duy trì lối sống lành mạnh và theo dõi chặt chẽ các chỉ số tim mạch là chìa khóa giúp giảm thiểu nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Hãy chủ động tham khảo ý kiến bác sĩ để có chiến lược chăm sóc sức khỏe toàn diện.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

44

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám