Chụp CT tim: Mục đích, đối tượng và quy trình chụp cắt lớp tim mạch

Ngọc Anh

23-01-2024

goole news
16

Bệnh lý tim mạch đã và đang trở thành một trong những nguyên nhân tử vong hàng đầu ở Việt Nam với tỷ lệ tử vong chiếm 39, 5% (Tổ chức Y Tế thế giới, 2019). Chính vì vậy, việc áp dụng chụp CT tim trong chẩn đoán sớm về bệnh lý tim mạch hỗ trợ rất lớn cho việc phòng ngừa và điều trị bệnh.

Tổng quan về chụp CT tim

Chụp CT tim là gì?

Chụp cắt lớp tim (chụp CT tim) sử dụng các tia năng lượng X để thu về hình chụp lát cắt của tim. Máy tính sẽ tổng hợp tạo thành hình ảnh đa chiều (2D hoặc 3D) chi tiết về tim và các mạch máu của nó. 

Hình ảnh lát cắt thu về sẽ cung cấp dữ liệu cho bác sĩ về cấu trúc tim: màng tim, mạch vành tim, cơ tim và van tim. Do đó, kết quả chụp cắt lớp hỗ trợ hữu ích cho bác sĩ trong phát hiện bất thường và đánh giá chức năng của tim.

(Chụp cắt lớp tim giúp đánh giá chức năng tim)

(Chụp cắt lớp tim giúp đánh giá chức năng tim)

Có hai cách có thể sử dụng chụp CT cho tim: chụp CT mạch vànhchụp CT canxi.

Ý nghĩa của chụp CT tim: Chụp CT tim phát hiện ra bệnh gì?

Chụp cắt lớp tim thường được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân để:

  • Tìm nguyên nhân gây đau ngực và khó thở
  • Kiểm tra động mạch tim có tích tụ canxi hoặc mảng bám gây tắc nghẽn hay không. Động mạch vành tim có thu hẹp không
  • Đánh giá chức năng van tim
  • Khảo sát tình hình hoạt động của động mạch chủ (bao gồm chứng phình động mạch và bóc tách)
  • Lập kế hoạch cho các thủ thuật đặt van qua da/ ống thông
  • Lập kế hoạch điều trị rối loạn nhịp tim
  • Đánh giá biến chứng của bệnh nhân sau khi thực hiện các thủ thuật can thiệp
  • Kiểm tra có khối u xuất hiện trong hoặc xung quanh tim không
  • Phát hiện có bất thường: tim bẩm sinh (từ khi sinh ra) hay không

Xem thêm: Bệnh tim bẩm sinh trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách phát hiện sớm

(Minh hoạ ảnh chụp CT tim có động mạch bình thường và động mạch có mảng bám mỡ)

(Ảnh chụp CT tim có động mạch bình thường (trái) và tim có động mạch có mảng bám mỡ (phải))

Đối tượng chụp CT tim

Chỉ định chụp CT tim

Các chuyên gia sẽ chỉ định người bệnh thực hiện thủ thuật dựa trên triệu chứng và nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, cụ thể xin mời theo dõi dưới đây.

Đối với nhóm có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch, động mạch vành: 

  • Mắc các bệnh lý mãn tính: tăng huyết áp, đái tháo đường
  • Hút thuốc lá nhiều, rối loạn lipid máu (mỡ máu cao)
  • Có các triệu chứng đau ngực (ngày càng nhiều)
  • Có yếu tố di truyền
  • Mắc bệnh thận (có nồng độ creatinin cao) hoặc bị suy thận mạn

(Bệnh nhân cao huyết áp thuộc nhóm được chỉ định chụp CT tim) 

(Bệnh nhân cao huyết áp thuộc nhóm được chỉ định chụp CT tim) 

Đối với nhóm bệnh nhân có các triệu chứng sẽ được chỉ định chụp cắt lớp

  • Bị suy tim không xác định được nguyên nhân
  • Đã từng phẫu thuật bắc cầu động mạch vành
  • Đã từng đặt stent thông lòng mạch

(Suy tim cũng là một trong những trường hợp được chỉ định chụp cắt lớp tim)

(Suy tim cũng là một trong những trường hợp được chỉ định chụp CT tim)

Chống chỉ định chụp CT tim

Các đối tượng sau thuộc nhóm chống chỉ định tương đối đến tuyệt đối cho chụp cắt lớp tim:

  • Phụ nữ có thai
  • Người dị ứng với thành phần thuốc cản quang, dị ứng với hải sản
  • Bệnh nhân đang điều trị xạ trị
  • Bệnh nhân suy thận, mắc bệnh thận
  • Bệnh nhân hen suyễn nặng hay suy hô hấp

(Người dị ứng hải sản nằm trong nhóm chống chỉ định chụp CT tim)

(Người dị ứng hải sản nằm trong nhóm chống chỉ định chụp CT tim)

Hỏi đáp: Bệnh nhân cần lưu ý điều gì khi chụp CT tim

Bệnh nhân cần chuẩn bị gì trước khi chụp CT tim?

Trước khi thực hiện thủ thuật chụp cắt lớp tim, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn chuẩn bị để quá trình chụp CT tim diễn ra thuận lợi nhất. 

  • Nhịn ăn trước khi chụp từ 4 - 6 tiếng
  • Không đem theo các đồ trang sức, vật dụng kim loại vào phòng chụp.
  • Không uống bất kỳ đồ uống có chứa cafein: trà, cafe, nước tăng lực một ngày trước khi chụp
  • Không sử dụng thuốc tăng lực, thuốc giảm cân vào trước ngày chụp

Trong một số trường hợp cụ thể như bệnh nhân đang điều trị tiểu đường,... bác sĩ sẽ hướng dẫn và đưa ra thêm lời khuyên cho bệnh nhân về công tác chuẩn bị trước khi thực hiện.

Chụp CT tim diễn ra như thế nào?

Để thực hiện thủ thuật, phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng thuốc làm chậm nhịp tim.

Bên cạnh đó, bạn sẽ được giải đáp về thuốc cản quang, test phản ứng và ký cam kết trước khi tiêm thuốc. Đây là loại thuốc có tác dụng như “thuốc nhuộm”, giúp mạch máu và tim hiển thị rõ hơn khi chụp. Điều dưỡng sẽ thực hiện tiêm thuốc cản quang vào tĩnh mạch trên tay bệnh nhân. Quá trình tiêm thuốc này có thể kéo dài trong suốt quá trình chụp.

(Bệnh nhân trong quy trình thực hiện chụp CT tim)

(Bệnh nhân trong quy trình thực hiện chụp CT tim)

Tiếp theo, bệnh nhân sẽ nằm trên bàn chụp theo tư thế được kỹ thuật viên hướng dẫn. Bàn chụp sẽ trượt vào không gian trống ở giữa máy chụp CT hình tròn. Nhân viên y tế sẽ làm sạch ba vùng nhỏ trên vùng ngực của bệnh nhân và dán các miếng dán điện cực nhỏ lên. Các điện cực gắn vào máy theo dõi điện tâm đồ (EKG), thể hiện biểu đồ hoạt động điện tim của bệnh nhân trong quá trình chụp cắt lớp.

Nhìn chung, toàn bộ quá trình chụp cắt lớp tim sẽ mất từ 30 - 60 phút, tính cả thời gian chuẩn bị. Nhưng trên thực tế, quá trình chụp cắt lớp chỉ mất tối đa 10 phút. Lưu ý, trong khi chụp, cơ thể bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ như: cảm thấy ấm khi chất tương phản lưu thông khắp cơ thể, có vị kim loại trong miệng,....

Kỹ thuật chụp CT tim

Máy chụp CT tim là máy chụp đa đầu dò. Máy có càng nhiều đầu dò thì càng thu được nhiều hình chụp lát cắt. Theo đó, hình dựng đa chiều đầu ra sẽ càng chi tiết với độ phân giải. Một số máy chụp cắt lớp đa dãy đầu dò (máy  ≥ 64 đầu dò) có thời gian quét rất nhanh. Một số máy chụp hiện đại hơn có khả năng tạo ảnh chỉ trong một nhịp tim, trong khi thời gian thu nhận tiêu chuẩn là 30 giây. Vì thế khi lựa chọn địa điểm chụp cắt lớp tim, bệnh nhân hãy lưu tâm đến cả yếu tố này.

(Minh hoạ mức độ chi tiết của tim và các mạch máu qua hình chụp cắt lớp tim)

(Minh hoạ mức độ chi tiết của tim và các mạch máu qua hình chụp cắt lớp tim)

Ngoài ra, yếu tố kỹ thuật còn được quyết định bởi tay nghề của kỹ thuật viên điều khiển máy chụp CT, trình độ chuyên môn của bác sĩ thực hiện chụp cắt lớp tim,...

Chụp CT tim ở Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sở hữu máy chụp cắt lớp vi tính Ingenuity Elite của hãng Philips. Đây là hệ thống sử dụng công nghệ chụp cắt lớp vi tính 128 dãy hiện đại giúp: 

  • Chụp CT tim đa lát cắt với liều tia thấp, năng lượng thấp và độ nhiễu thấp giúp chẩn đoán an toàn cho nhiều lứa tuổi, từ trẻ em đến người già.
  • Loại bỏ ảnh hưởng của nhịp tim nhanh > 70 nhịp/phút đối với hình ảnh cắt lớp, giảm ảnh ảo và nhiễu do chuyển động của dòng máu. Các bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim không cần can thiệp bằng thuốc hạ nhịp tim, tránh các tương tác không mong muốn của thuốc.
  • Phát hiện được các tổn thương nhỏ đến 5mm, sâu trong cơ thể, thường không thể thấy khi chụp X quang hoặc MSCT < 64 lát cắt, giúp ích rất nhiều trong việc chẩn đoán các bệnh lý tim mạch.

(Chụp CT bằng máy chụp cắt lớp 128 dãy tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông)

(Chụp CT bằng máy chụp cắt lớp 128 dãy tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông)

Ngoài ra, Bệnh viện Phương Đông còn sở hữu đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm đã làm việc ở lĩnh vực CĐHA tại các bệnh viện lớn, có năng lực thực hiện chụp CT tim cho kết quả chuẩn xác. Để biết thêm thông tin chi tiết về chụp cắt lớp tim và đặt lịch thăm khám vui lòng liên hệ Hotline:19001806 để được hỗ trợ. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

346

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

19001806 Đặt lịch khám