Bệnh đa hồng cầu ở trẻ sơ sinh phần lớn gặp ở những người mẹ trong máu có Rh âm làm ảnh hưởng đến bào thai. Bệnh thường khó phòng tránh và khó chữa trị do hầu hết kháng nguyên Rh dương có trong máu người Việt Nam, kháng nguyên Rh âm chỉ còn lại một phần nhỏ. Hãy cùng Bệnh Viện Phương Đông tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị bệnh này để tránh những nguy cơ gây hại cho trẻ.
Tổng quan bệnh đa hồng cầu ở trẻ sơ sinh
Bệnh đa hồng cầu ở trẻ sơ sinh (polycythemia vera, hay PV) là một bệnh hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm cho trẻ sơ sinh vì do rối loạn sản xuất tế bào máu. Nguyên nhân gây nên rối loạn có thể do việc tăng sinh hồng cầu khi trẻ còn trong tử cung của mẹ hoặc từ mẹ truyền hồng cầu sang con.
Xét nghiệm Hematocrit xác định dấu hiệu bệnh đa hồng cầu ở trẻ sơ sinh
Với nhiều nguyên nhân khác nhau, cơ chế bệnh đa hồng cầu ở trẻ sơ sinh sẽ làm số lượng hồng cầu trong máu gia tăng, dẫn đến làm tăng độ nhớt, máu sẽ đặc lại, từ đó làm chậm lưu lượng máu tới các mạch máu nhỏ và tới các mô, làm việc vận chuyển oxy đến các mô bị cản trở, gây nên rối loạn tưới máu mô.
Ngoài ra, khi số lượng hồng cầu tăng cao sẽ có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm do hình thành cục máu đông như: nhồi máu não, các di chứng ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh của trẻ, viêm ruột hoại tử, huyết khối thận.
Xác định bệnh đa hồng cầu ở trẻ sơ sinh theo cách sau:
Thông qua chỉ số Hematocrit (HCT): được biết tới là chỉ số đo lường dung tích hồng cầu trong máu, cùng các triệu chứng khác. Bác sĩ sẽ xác định và đánh giá mức độ bệnh của trẻ dựa trên máu tĩnh mạch rốn.
Trường hợp |
Chỉ số HCT bất thường (trẻ có khả năng mắc bệnh)
|
Trẻ sau 2 giờ sinh |
> 60%
|
Trẻ 1 tuần sau sinh |
> 60%
|
Trẻ đủ tháng |
> 50%
|
Nguyên nhân gây bệnh đa hồng cầu ở bé sơ sinh
Có ba nhóm nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh đa hồng cầu ở trẻ sơ sinh:
Nhóm đầu tiên: do truyền hồng cầu, máu từ nhau thai người mẹ truyền sang cho trẻ. Dưới đây là các trường hợp được ghi nhận cụ thể thường gặp:
- Các vấn đề với dây rốn của trẻ. Đầu tiên có thể kể tới là cắt dây rốn chậm, thời gian cắt dây rốn càng chậm khiến tỷ lệ mắc cao hơn. Nếu cắt dây rốn chậm 1 phút khối lượng máu trẻ tăng thêm là 84ml/kg, chậm 2 phút khối lượng máu trẻ tăng thêm là 93ml/kg.
- Ép cuống rốn hay cắt rốn đặt trẻ nằm thấp hơn mẹ.
- Các nguyên nhân như sự gia tăng co bóp tử cung của người mẹ do sử dụng các chất, thuốc kích thích, dẫn đến máu của mẹ truyền sang con trước khi cắt dây rốn.
- Hội chứng truyền máu song thai.
- Trào lưu sinh không nhập viện mà theo thuận tự nhiên.
Truyền máu song thai - Bệnh lý hiếm gặp và nguy hiểm trong thai kỳ
Nhóm thứ hai: kém nuôi dưỡng nhau thai, tăng sinh hồng cầu trong tử cung người mẹ. Có một số trường hợp được ghi nhận dưới đây:
Tình trạng của người mẹ không khỏe mạnh như: suy dinh dưỡng thai do người mẹ ăn uống không khoa học, làm việc quá sức hoặc có các bệnh nền như cao huyết áp, bệnh tim, phổi, thận mạn tính, nhiễm độc thai nghén. Hoặc người mẹ sử dụng các chất kích thích như uống rượu bia, hút thuốc lá, uống nước có gas…
Ngoài ra, thai nhi già tháng hoặc chức năng của rau thai bị rối loạn (SGA), cũng là một phần nguyên nhân dẫn tới sự tăng sinh hồng cầu, ảnh hưởng trực tiếp tới trẻ sơ sinh.
Nhóm nguyên nhân cuối cùng: do mẹ mắc bệnh tiểu đường, dấu hiệu thai to. Trẻ bị suy giáp bẩm sinh, cường thận bẩm sinh, hội chứng Beckwith - Wiedemann. Trẻ bị mất nước, thiếu nước hoặc mẹ dụng propranolol trong quá trình mang thai.
Hồng cầu cao ở trẻ em có nguy hiểm không?
Bệnh đa hồng cầu ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển thể chất của trẻ sơ sinh. Như đã đề cập ở trên, việc gia tăng số lượng hồng cầu trong máu sẽ cản trở quá trình di chuyển lượng máu tới các mô và mạch máu, tạo nên sự rối loạn và cản trở oxy trong cơ thể. Ngoài ra, bệnh lý này có thể biến chứng thành bệnh máu đặc ở trẻ em, những cục máu đông cực kỳ nguy hiểm có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của trẻ và vi nhồi máu não, huyết khối thận, viêm ruột hoại tử. Do đó, người mẹ cần lưu ý và quan tâm chăm sóc cơ thể tốt như: ăn uống điều độ, đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh tiếp xúc những môi trường độc hại.
Vậy bệnh đa hồng cầu sống được bao lâu? Câu hỏi này phụ thuộc vào thời gian phát hiện bệnh, phác đồ điều trị và tình trạng sức khỏe để có thể phương pháp điều trị giúp kéo dài sức sống của trẻ.
Dấu hiệu nhận biết đa hồng cầu ở trẻ sơ sinh
Bệnh đa hồng cầu ở trẻ sơ sinh thường bắt gặp những dấu hiệu, triệu chứng như sau:
- Thần kinh: Trẻ lười bú, ngủ li bì, cơn ngừng thở ngắn, co giật, nghẽn mạch máu.
- Tim mạch - Hô hấp: Suy hô hấp, tăng áp lực động mạch phổi, trẻ thở nhanh tím tái, rốn phổi tăng đậm trên xquang, tim to tăng sức cản đường hô hấp.
- Thận: Tắc mạch, giảm tiểu cầu, vàng da tăng, hạ đường máu, nhồi máu tinh hoàn, viêm ruột hoại tử, đông máu trong mạch rải rác.
- Tiêu hóa: Nôn mửa, viêm ruột hoại tử.
- Chuyển hóa: Đường huyết, hạ canxi, vàng da.
Khi trẻ có những dấu hiệu trên cần nhanh chóng nhờ sự hỗ trợ từ bác sĩ để có thể kiểm tra và điều trị kịp thời.
Bác sĩ đang chăm sóc trẻ sơ sinh vàng da tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
Chẩn đoán và điều trị đa hồng cầu cho trẻ sơ sinh
Sự phát triển của y học và công nghệ góp phần nâng cao chất lượng việc chẩn đoán và điều trị bệnh đa hồng cầu cho trẻ sơ sinh.
Chẩn đoán
Ngày nay, chẩn đoán bệnh đa hồng cầu ở trẻ sơ sinh chủ yếu dựa trên lâm sàng và xét nghiệm tỷ lệ phần trăm tế bào hồng cầu trong máu tĩnh mạch ngoại biên hoặc máu cuống rốn. Nếu trẻ được chẩn đoán mắc bệnh đa hồng cầu thì cần kiểm tra thêm về đường huyết, canxi và tham khảo thêm lịch sử bệnh của người mẹ để đưa ra kết quả chính xác nhất.
Ngoài ra, bác sĩ có thể làm thêm các xét nghiệm bổ sung để chẩn đoán nguyên nhân gây ra bệnh ở trẻ như là đếm số lượng tiểu cầu, bilirubin máu, đếm hồng cầu lưới và hồng cầu có nhân ở ngoại biên.
Điều trị
- Đối với những trẻ không có triệu chứng mà chỉ phát hiện qua xét nghiệm thì thường sẽ điều trị bằng truyền dịch. Tuy nhiên, nếu chỉ số hồng cầu trong máu lớn hơn 70% lặp lại sau mỗi 6 giờ, và không có sự cải thiện có thể tiến hành hội chẩn để sử dụng phương pháp thay máu một phần.
- Đối với trẻ có triệu chứng hồng cầu trong máu lớn hơn 65% cần thay một phần máu ngay để giảm tỷ lệ hồng cầu trong máu xuống 55%, giảm độ nhớt máu tránh đi những biến chứng nguy hiểm.
Như vậy, việc điều trị bệnh đa hồng cầu trong máu cho trẻ sơ sinh sẽ dựa vào nhiều yếu tố cũng như cân nhắc về số lượng hồng cầu ở trẻ sơ sinh trong máu.
Trẻ sơ sinh lười bú, ngủ li bì cảnh báo dấu hiệu bệnh đa hồng cầu
Phát hiện và điều trị bệnh đa hồng cầu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện Phương Đông
Bệnh viện Đa Khoa Phương Đông, với đội ngũ bác sĩ Nhi khoa chuyên môn cao và hệ thống cơ sở vật chất hiện đại sẽ là một lựa chọn phù hợp để thăm khám, chăm sóc sức khỏe lý tưởng dành cho mẹ và bé. Việc phát hiện và điều trị bệnh đa hồng cầu ở trẻ sơ sinh thường khó điều trị và cũng có nguy cơ cao gây ra những tác động xấu đối với sự phát triển của trẻ. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét tình trạng và triệu chứng của bệnh nhân để tư vấn và đưa ra các phác đồ điều trị bệnh đa hồng cầu cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất.
Liên hệ tư vấn:
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 19001806