Bệnh ghẻ ở trẻ em là một trong những bệnh ngoài da phổ biến ở trẻ, có tốc độ lây lan nhanh và dễ để lại sẹo nếu không được chữa trị kịp thời.
Bệnh ghẻ ở trẻ em là một trong những bệnh ngoài da phổ biến ở trẻ, có tốc độ lây lan nhanh và dễ để lại sẹo nếu không được chữa trị kịp thời.
Trẻ không có thói quen rửa tay trước khi ăn; hay vệ sinh cá nhân không sạch sẽ rất dễ gây ra các bệnh ngoài da. Trong đó bệnh ghẻ khá phổ biến. Đây là loại bệnh có tốc độ lây lan nhanh và dễ để lại sẹo nếu không được chữa trị kịp thời.
Trong một số trường hợp, bệnh ghẻ ở trẻ em còn có thể nhìn thấy dưới dạng các đường lượn sóng bên dưới da. Bạn sẽ dễ dàng quan sát những đường này giữa các ngón tay và ngón chân cũng như phần bên trong của cổ tay. Do đó, cha mẹ cần nắm rõ về bệnh ghẻ ở trẻ em và 5 cách điều trị dứt điểm bệnh hiệu quả nhất để chăm sóc con tốt hơn.
Trẻ bị ghẻ là khi gót chân, giữa ngón tay và ngón chân... nổi mẩn đỏ lớn
Theo nghiên cứu của các chuyên gia y tế, ghẻ là một trong những bệnh về da phổ biến ở trẻ em do một loại côn trùng ký sinh trong da gây ra. Sau khi ký sinh vào da, loại ký sinh này sẽ đẻ trứng và sinh sôi phát triển rất nhanh gây ra những mụn nước và lở loét trên da gây ngứa ngáy.
Có thể chúng ta chưa biết, ký sinh trùng gây ghẻ còn được gọi là con ghẻ chia làm 2 loại là ghẻ cái và ghẻ đực. Trong đó chỉ ghẻ cái là có khả năng sinh sản. Ngay khi xâm nhập vào cơ thể con ghẻ sẽ sống trong lớp biểu bì da; sinh sôi và phát triển mạnh nhất vào khoảng 1 tháng đầu.
Nguy hiểm hơn, ghẻ là bệnh truyền nhiễm. Có tốc độ lây lan rất nhanh từ người này sang người khác; nhất là ở độ tuổi trẻ em khi hệ miễn dịch còn chưa cao cùng với làn da nhạy cảm. Nơi sinh sống của bọ ghẻ rất đa dạng. Chúng có thể trú ngụ trên drap trải giường, khăn tắm, quần áo; hoặc thậm chí trong tã vải của trẻ nhỏ. Chính vì vậy, chỉ cần tiếp xúc trực tiếp qua da hay sử dụng chung đồ dùng cá nhân, nguồn nước cũng dễ bị lây ghẻ.
Mắc bệnh ghẻ, trẻ thường xuyên cảm thấy ngứa trong da thịt và gãi nhiều. Sau đó các mụn nước có thể vỡ ra để lại những vết sẹo rất mất thẩm mỹ. Vì vậy mà cha mẹ nên phát hiện những triệu chứng ghẻ đầu tiên ở trẻ để điều trị dứt điểm kịp thời.
Khi mắc bệnh ghẻ, trẻ sơ sinh quấy khóc rất nhiều do cảm thấy khó chịu
Bọ ghẻ có kích thước rất nhỏ bé nhưng vẫn có một vài dấu hiệu để giúp bố mẹ phát hiện bệnh ghẻ theo 2 giai đoạn.
Gia đoạn đầu khi mới bị ký sinh ghẻ xâm nhập vào da. Trẻ sẽ chưa nổi ngay các nốt đỏ trên da mà có một giai đoạn ủ bệnh trong nhiều ngày. Đây là thời gian mà con ghẻ sống trong da và sinh sản.
Chuyển sang giai đoạn 2 thì với mỗi độ tuổi; trẻ sẽ có cách biểu hiện tình trạng khác nhau. Cụ thể:
Bệnh ghẻ ở trẻ sơ sinh có thể bắt đầu biểu hiện trong khoảng 3 – 4 tuần sau khi lây bệnh. Và trẻ sẽ có dấu hiệu như:
- Khóc, quấy rất nhiều do cảm thấy khó chịu.
- Gót chân, giữa ngón tay và ngón chân; bên trong cổ tay hoặc khuỷu tay nổi mẩn đỏ lớn.
Các triệu chứng bệnh ghẻ ở trẻ độ tuổi tập đi khá giống với trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, vết ngứa cũng sẽ xuất hiện trên mặt, cạnh bên của gót chân. Ngoài ra, trẻ độ tuổi này đã đủ lớn để có thể gãi; thậm chí cả khi vận động nhiều và ra mồ hôi trẻ lại càng ngứa nhiều hơn. Từ đó dẫn đến tình trạng nhiễm trùng trên da.
Những dấu hiệu thường gặp của bệnh ghẻ đối với bé ở độ tuổi này gồm:
- Sẩn cục ở nách, bẹn, da bìu.
- Mụn nước rải rác ở vùng da mỏng như kẽ ngón tay, mặt trước cổ tay, cẳng tay; kẽ mông, mặt trong đùi và bộ phận sinh dục.
- Các đường lượn sóng màu nâu hoặc bạc; chạy dọc ở phía bên trong cổ tay.
Ở trẻ em thường xuất hiện các hang ghẻ ở lòng bàn tay, kẽ ngón tay; lòng bàn chân, bộ phận sinh dục, mông, da đầu. Ngoài ra còn có các triệu chứng không đặc hiệu của bệnh ghẻ ở trẻ em như: dấu gãi trầy xước da do móng tay; vết chàm hóa tạo thành những mụn nước tụ lại thành mảng. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ tồn tại lâu dài, có thể tái phát.
Nhắc trẻ rửa tay, vệ sinh cá nhân sạch sẽ để phòng ngừa bệnh ghẻ
Theo như quan niệm cũ, khi bị ghẻ cần kiêng nước, kiêng gió. Nhưng đây là quan niệm cổ hủ, sai lầm khiến bệnh tình lâu khỏi. Do đó, để điều trị dứt điểm bệnh ghẻ ở trẻ em. Cha mẹ cần phải chú ý vấn đề tắm rửa, vệ sinh thân thể hàng ngày cho trẻ.
Khi trẻ bị ghẻ, thay vì dùng sữa tắm; cha mẹ nên dùng nước ấm đun sôi để nguội hoặc nước ấm pha muối loãng để tắm cho trẻ. Sau khi tắm hãy dùng khăn mềm thấm khô người cho trẻ. Và giặt khăn sạch sẽ bằng nước sôi ngay sau đó.
Lưu ý: không dùng chung các đồ dùng cá nhân, khăn, mền chung với trẻ khi bé đang bị ghẻ. Để tránh lây lan đến các thành viên trong gia đình. Thêm vào đó, cũng nên tập cho con thói quen rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn và đi vệ sinh. Sau khi vui chơi cũng nên vệ sinh thân thể cho bé. Vì khi ra mồ hôi, trẻ lại càng ngứa nhiều hơn. Từ đó có thể tạo môi trường thích hợp cho ký sinh ghẻ lây lan và phát triển nhanh.
Bên cạnh thói quen sinh hoạt đảm bảo vệ sinh. Cách tốt nhất để trị dứt điểm ghẻ là sử dụng thuốc bôi trị ghẻ phù hợp cho trẻ. Hiện nay trên thị trường, tại các hiệu thuốc tây đều có các loại thuốc trị ghẻ giành riêng cho bé với các thành phần lành tính. Cha mẹ nên hỏi kỹ hướng dẫn sử dụng từ bác sĩ để đảm bảo liều lượng và cách bôi cho hợp lý.
Một số loại thuốc trị ghẻ cho trẻ mà cha mẹ nên tham khảo như Permethrin, Crotamiton, Eurax, Benzyl benzoate.... Ngoài ra còn có cả thuốc dạng xịt và dạng uống có công hiệu trị ghẻ tốt. Tùy vào tình trạng của trẻ và cơ địa da mà mỗi trẻ sẽ phù hợp với một loại thuốc đặc trị khác nhau.
Tuy nhiên để thuốc phát huy công dụng tốt nhất. Cha mẹ nên vệ sinh vùng da bị ghẻ thật sạch trước khi dùng thuốc để đảm bảo chất lượng. Đồng thời để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.
Trong những cách chữa trị bệnh ghẻ ở trẻ em thì nước muối được nhiều mẹ áp dụng; bởi tính đơn giản mà đem lại hiệu quả cao. Nước muối thậm chí có thể giết chết trứng của ký sinh trùng bằng cách xâm nhập qua vỏ của chúng và thay thế nước.
Cách đầu tiên trị ghẻ ngứa là xịt nước muối lên vùng da bị ảnh hưởng. Kế đến, bạn hãy ngâm bé trong nước muối từ 10-20 phút mỗi ngày trong khoảng 1 tuần.
Tinh dầu tràm trà trị bệnh ghẻ ở trẻ em hiệu quả
Các loại tinh dầu như tràm trà đang được sử dụng để thay thế hoặc dùng cùng với các loại thuốc thông thường. Vì cũng đóng vai trò là chất kháng khuẩn mạnh mẽ. Không có tác dụng phụ bất lợi đối với trẻ em và phụ nữ mang thai.
Theo nhiều nghiên cứu, 5% tinh dầu tràm trà và hoạt chất terpinen-4-ol trong tinh dầu có hiệu quả cao trong việc làm suy yếu con ghẻ. Do đó, tinh dầu tràm trà là một trong những biện pháp chữa ghẻ tại nhà khá hiệu quả. Vì sẽ giúp bé yêu giảm cảm giác ngứa và chữa lành vết thương trên da.
Tuy nhiên, đối với trường hợp trứng ẩn sâu dưới da thì tinh dầu tràm trà không đem đến tác dụng quá hiệu quả. Bạn cũng có thể nhỏ một vài giọt tinh dầu vào bình xịt cùng với nước và phun lên ga trải giường.
Bên cạnh việc dùng thuốc, để tăng cường hiệu quả cũng như tăng tốc quá trình lành bệnh. Cha mẹ cũng có thể áp dụng các bài thuốc dân gian trị ghẻ người xưa để lại với các nguyên liệu lành tính. Điển hình như sử dụng bài thuốc lá trầu không để trị bệnh ghẻ cho trẻ. Cách làm tại nhà đơn giản như sau: Dùng nước đun lá trầu không, lá khế, lá diếp cá, lá khổ sâm để rửa cho trẻ. Song lưu ý rửa sạch các loại lá trước khi dùng để đảm bảo không có vi khuẩn hay bụi bẩn làm hại cho làn da.
Bệnh ghẻ ngứa ở trẻ em tuy không quá nguy hiểm. Nhưng có thể khiến bé vô cùng khó chịu cũng như khó kiểm soát tình trạng. Nếu nghi ngờ con mắc bệnh, bạn hãy tạm thời cách ly trẻ với những thành viên trong gia đình và đưa bé đến bác sĩ.
Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sở hữu hệ thống trang thiết bị hiện đại. Tất cả các loại máy siêu âm, máy nội soi,... đều được nhập khẩu từ những nước có nền y tế phát triển. Khu vực phòng khám của các bé được bày trí ấn tượng, độc đáo khiến cho mỗi trẻ bước vào đều cảm thấy thoải mái và không còn sợ hãi khi đi khám bệnh. Mọi thắc mắc cha mẹ vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông qua hotline 1900 1806 để được tư vấn và giải đáp miễn phí.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.