Bệnh hen suyễn có triệu chứng gì?
Mỗi người có thể có các triệu chứng hen suyễn khác nhau và những biểu hiện này thường không rõ ràng lâm sàng, dễ gây nhầm lẫn với các bệnh về phổi khác như lao, COPD, giãn phế quản.
Cơn hen suyễn có thể khởi phát không đều đặn, chỉ xuất hiện triệu chứng vào các thời điểm cụ thể hoặc khi tiếp xúc với các dị nguyên. Sau khi cơn hen qua đi, người bệnh thường trở lại trạng thái bình thường.
Cơn hen thường là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh hen suyễn.
Cơn hen điển hình thường bao gồm:
- Khó thở, khi thở kèm theo tiếng cò cử, thường xuất hiện vào ban đêm hoặc khi thời tiết thay đổi.
- Ngoài ra, một số triệu chứng khác có thể xuất hiện như hắt hơi, sổ mũi, tức ngực, ho khan, thở ra khò khè và trong trường hợp nặng hơn có thể phải ngồi chống tay, há miệng thở.
- Cơn hen có thể xuất hiện một cách kịch phát hoặc liên tục. Ở cuối cơn hen, khó thở thường có dấu hiệu giảm dần và người bệnh ho khạc ra đờm trong, dính quánh.
Các triệu chứng không điển hình
- Ho dai dẳng tăng về đêm.
- Tức ngực hoặc nặng ngực.
- Khó thở.
- Thở khò khè là dấu hiệu phổ biến của bệnh hen ở trẻ em.
- Thở khò khè trở nên tồi tệ hơn do virus đường hô hấp, như bị cảm lạnh, cảm cúm.
Bệnh hen suyễn là một tình trạng khiến phế quản bị viêm nặng và co thắt, gây khó thở.
Bệnh hen suyễn có lây không?
Bệnh hen suyễn có lây không? Bệnh hen suyễn lây qua đường nào là thắc mắc của rất nhiều người. ThS.Bác sĩ Nguyễn Thị Tường Vân tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cho biết, bệnh hen suyễn có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, khiến họ thường lo lắng bệnh có lây không và bệnh có thể truyền sang người khác thông qua các hoạt động hàng ngày không.
Bệnh hen suyễn có bị lây không, câu trả lời là bệnh hen suyễn không lây truyền, vì nó không phải do virus hoặc vi khuẩn gây ra, mà thuộc nhóm bệnh viêm đường hô hấp mạn tính không do vi khuẩn. Do đó, hen suyễn cũng không lây qua các hình thức tiếp xúc như nắm tay, ăn chung hay hô hấp, như nhiều người vẫn nghĩ.
Bệnh hen suyễn có chữa được không?
- Bệnh hen suyễn là một căn bệnh mãn tính khó có thể chữa khỏi hoàn toàn.
- Tuy nhiên, việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ và duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, sinh hoạt lành mạnh có thể kiểm soát hoàn toàn bệnh.
- Khi tuân thủ đúng, các triệu chứng hen suyễn không xuất hiện và bệnh không tiến triển nặng hơn.
Hen suyễn có di truyền không?
Câu hỏi về yếu tố di truyền trong bệnh hen suyễn được nhiều người quan tâm. Hen suyễn là bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền.
- Nếu một trong hai cha mẹ mắc bệnh, nguy cơ mắc hen suyễn ở con cái khi sinh ra có thể lên đến 30-35%.
- Nếu cả hai cha mẹ đều mắc, tỉ lệ này có thể tăng lên 50-70%.
- Trong trường hợp không có ai trong gia đình mắc bệnh hen suyễn, nguy cơ mắc bệnh này ở trẻ em chỉ khoảng 10-15%.
- Do đó, có thể kết luận rằng hen suyễn là một bệnh lý có yếu tố di truyền.
Nguy cơ mắc bệnh hen suyễn ở trẻ em chỉ khoảng 10-15%.
Biến chứng của bệnh hen suyễn là gì?
Ngoài câu hỏi hen suyễn có lây không? Có rất nhiều bạn đọc tìm hiểu về biến chứng của bệnh như thế nào? Mặc dù hen suyễn là một bệnh phổ biến, nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể tiến triển trầm trọng. Người bệnh có thể phát triển các biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng như:
- Khí phế thũng và tâm phế mạn tính thường gặp ở người bệnh hen suyễn mãn tính và có thể trở nặng thêm.
- Xẹp phổi thường xảy ra ở trẻ em, chiếm tỷ lệ 30%.
- Biến dạng lồng ngực hoặc suy hô hấp mạn tính.
- Tràn khí màng phổi, tình trạng này mặc dù hiếm, nhưng đây là biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra ở 5% bệnh nhân hen suyễn, dễ gây nhầm lẫn trong chẩn đoán và có nguy cơ gây tử vong cao.
- Biến chứng của điều trị, việc sử dụng corticoid kéo dài có thể dẫn đến hội chứng giả cushing và các tác dụng phụ khác.
Bệnh hen suyễn là tình trạng gây giới hạn đường khí thở.
Mắc hen suyễn khi nào cần gặp Bác sĩ?
Hen suyễn có lây không? Bệnh hen suyễn không phải là loại bệnh lây truyền. Tuy nhiên, nó có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho người bệnh, gia đình và cả xã hội. Vì vậy, khi có những dấu hiệu nghi ngờ về hen suyễn, việc gặp bác sĩ ngay là cần thiết. Những dấu hiệu cần chú ý bao gồm:
- Bệnh nhân xuất hiện những cơn khò khè, tái đi tái lại.
- Ho nhiều vào ban đêm.
- Cảm thấy khò khè và ho sau khi vận động mạnh.
- Khò khè, cảm giác nặng ngực hoặc ho khi tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, khói bụi ô nhiễm, lông chó, hoặc mèo.
Những phương pháp điều trị hen suyễn hiệu quả
ThS.Bác sĩ Nguyễn Thị Tường Vân cho biết, không có phương pháp điều trị nào có thể loại bỏ bệnh hen suyễn hoàn toàn. Mục tiêu của điều trị là ngăn ngừa đợt cấp và kiểm soát triệu chứng. Cách điều trị bao gồm:
Sử dụng thuốc
- Đối với người lớn và trẻ lớn mắc hen phế quản, điều trị thường bao gồm sử dụng thuốc kiểm soát hen có corticoid đường phun hít, thường kết hợp với thuốc kích thích beta giao cảm kéo dài để giảm thiểu các đợt cấp nặng.
- Người mắc hen suyễn nên luôn có sẵn thuốc cắt cơn hen để phòng tránh tình trạng cấp tính.
Tránh các yếu tố nguy cơ
- Cần thực hiện phòng và điều trị các bệnh đồng mắc hen, đồng thời đọc kỹ hướng dẫn của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Tập huấn kỹ năng quản lý hen
- Kiến thức về bệnh hen.
- Sử dụng chính xác các kỹ thuật dùng thuốc hen suyễn dạng phun, hít.
- Thực hiện theo đúng phác đồ điều trị.
- Theo dõi các triệu chứng và mức độ cơn hen.
- Tuân thủ lịch hẹn tái khám để kiểm soát bệnh.
Cách phòng tránh hen suyễn hiệu quả
- Cai thuốc lá: Khuyến khích ngừng hút thuốc lá và tránh tiếp xúc với khói thuốc lá từ người khác.
- Tập luyện thể lực: Khuyến khích tăng cường hoạt động thể chất để cải thiện sức khỏe tổng thể và xử lý các cơn co thắt phế quản do gắng sức theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Tránh một số loại thuốc có thể làm bệnh hen suyễn nặng hơn: Nên tránh sử dụng thuốc kháng viêm không steroid hoặc thuốc chẹn beta.
- Chế độ ăn uống phù hợp: Khuyến khích ăn nhiều rau củ và trái cây tươi, tránh thực phẩm có khả năng gây dị ứng.
- Đề phòng ô nhiễm không khí trong nhà: Hãy hạn chế việc nấu nướng gây ra ô nhiễm không khí trong nhà và cân nhắc việc lắp đặt ống thông khí ra ngoài khi sử dụng.
- Cần tránh hít phải không khí ô nhiễm bên ngoài: Hạn chế hoạt động thể lực cường độ cao trong những khu vực có mức ô nhiễm nặng, thời tiết quá lạnh hoặc độ ẩm thấp; cũng nên tránh đến những nơi đông người trong những đợt bùng phát virus gây bệnh đường hô hấp.
- Cân bằng cảm xúc: Việc cười to, khóc, giận dữ hoặc sợ hãi không kiểm soát có thể gây ra các triệu chứng của bệnh hen suyễn nếu người bệnh không dùng thuốc kiểm soát hen.
Ngừng hút thuốc lá để phòng tránh bệnh hen suyễn.
Một số loại thuốc chữa bệnh hen suyễn
Việc điều trị hen phế quản có hai mục đích chính: điều trị cắt cơn hen cấp và ngăn ngừa sự tái phát của cơn hen cấp (thuốc phòng ngừa).
Thuốc cắt cơn ho bao gồm
Thuốc chủ vận Beta tác dụng ngắn (SABAs)
Đây là nhóm thuốc được sử dụng để giãn phế quản và cắt cơn hen tại chỗ. Các loại thuốc phổ biến trong nhóm này bao gồm Salbutamol, Terbutalin và Fenoterol.
Một số loại thuốc dự phòng hen phế quản
Thuốc corticosteroid dạng hít
Thuốc corticosteroid dạng hít là một phương pháp điều trị phổ biến nhất cho hen suyễn, đặc biệt là hen suyễn dị ứng. Bằng cách có khả năng chống viêm, thuốc này thâm nhập vào phế quản và phế nang, giảm viêm trong phổi và giúp giảm nguy cơ cơn hen phế quản cấp ở người bệnh.
Thuốc kháng Leukotriene
Thuốc kháng Leukotriene được sử dụng để ức chế các chất gây viêm do hệ miễn dịch sản sinh. Thường được áp dụng cho những người bệnh hen phế quản chưa được kiểm soát tốt hoặc có bệnh hen phế quản kèm viêm mũi dị ứng.
Thuốc chủ vận Beta kéo dài
Thuốc chủ vận Beta kéo dài có tác dụng tương tự như SABAs, nhưng hiệu quả kéo dài hơn. Thường được kết hợp với corticoid và được sử dụng để kiểm soát và dự phòng cơn hen.
Thuốc Omalizumab
Thuốc Omalizumab được sử dụng trong điều trị hen dị ứng. Thuốc này hoạt động bằng cách gắn kết với Globulin miễn dịch E (IgE), giảm lượng IgE tự do gây kích hoạt các phản ứng dị ứng. Tuy nhiên, do chi phí cao, hiện tại thuốc này chưa được sử dụng phổ biến ở Việt Nam.
Liệu pháp miễn dịch
Mục đích của liệu pháp miễn dịch là giúp cơ thể chịu đựng được các dị nguyên gây kích thích hoặc làm tăng nặng các cơn hen, mặc dù các dị nguyên này không thể loại bỏ hoàn toàn trong môi trường sống, như mạt bọ nhà, phấn hoa, v.v.
Thuốc corticosteroid dạng uống
Thuốc corticosteroid dạng uống là loại thuốc điều trị hen có tác dụng nhanh chóng giảm triệu chứng của cơn hen cấp tính. Tuy nhiên, nếu sử dụng lâu dài, thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ.
Thuốc Theophylline
Thuốc Theophylline được sử dụng hàng ngày để giãn phế quản. Tuy nhiên, do có nhiều tác dụng phụ và lợi ích không vượt trội so với các nhóm thuốc khác, nên hiện nay thuốc này không còn được sử dụng phổ biến như trước.
Sử dụng thuốc để cắt cơn ho.
Chăm sóc bệnh nhân bị hen suyễn như thế nào?
Sau khi đã hiểu rõ về việc hen suyễn có lây không, cũng cần nắm được một số kinh nghiệm quan trọng trong việc chăm sóc bệnh nhân hen suyễn. Để tránh cơn hen, người bệnh cần giữ ấm cơ thể, đặc biệt là trong những thời kỳ chuyển mùa. Bác sĩ khuyến khích bệnh nhân chuẩn bị sẵn các phụ kiện như khăn ấm, quần áo, mũ, tất, găng tay để bảo vệ cơ thể khỏi cảm lạnh.
Hạn chế tiếp xúc với động vật là điều quan trọng để bảo vệ sức khỏe. Khi ra ngoài, người bệnh cũng nên sử dụng khẩu trang để tránh hít phải bụi bẩn và các chất kích thích khác trong không khí.
Bệnh nhân bị hen suyễn cần tránh ô nhiễm không khí.
Về chế độ ăn uống, người bệnh hen suyễn cần chú ý bổ sung đầy đủ và cân bằng các dưỡng chất cần thiết như vitamin A, vitamin D, vitamin C, omega-3, magie,... để tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Điều này sẽ giúp cơ thể chống lại các cơn hen và duy trì sức khỏe tốt nhất có thể.
Bệnh nhân cần hạn chế những loại đồ uống chứa chất kích thích, đồ uống có gas, thực phẩm đóng hộp, thực phẩm đông lạnh, hoặc các món ăn ngâm chua...
Hy vọng qua bài viết trên sẽ giải đáp thắc mắc hen suyễn có lây không? và những thông tin vô cùng hữu ích liên quan đến bệnh hen suyễn. Ngoài ra nếu như bạn còn có bất cứ thắc mắc gì về bệnh hen suyễn hãy liên hệ ngay tới Bệnh viện Đa khoa Phương Đông qua hotline 1900 1806 để được tư vấn và điều trị hen suyễn một cách hiệu quả.