Bệnh ho gà là gì?
Bệnh ho gà (Tên tiếng Anh - Whooping Cough) là bệnh truyền nhiễm gây ra do vi khuẩn Bordetella Pertussis khi xâm nhập trực tiếp vào đường hô hấp.
Vi khuẩn này thường bám chặt vào lông mao ở đường hô hấp trên. Sau đó vi khuẩn giải phóng độc tố từ đó tấn công hệ hô hấp và làm đường thở sưng lên.
Nếu phát hiện và điều trị sớm khi xuất hiện các dấu hiệu bệnh ho gà. Bệnh sẽ được kiểm soát hoàn toàn chỉ sau 5 ngày. Tuy nhiên, nếu việc điều trị diễn ra chậm trễ khiến bệnh chuyển biến nặng. Gây ra những biến chứng nguy hiểm, suy hô hấp và thậm chí tử vong.
Ho gà là bệnh gì?
Nguyên nhân gây bệnh ho gà
Vi khuẩn ho gà tên khoa học là Bordetella pertussis là nguyên nhân gây nên bệnh ho gà.
Đường lây bệnh: Tiếp xúc với đồ vật bị nhiễm dịch tiết đường hô hấp của người bệnh. Hoặc tiếp xúc qua nước bọt khi người nhiễm vi khuẩn khi nói chuyện hoặc tiếp xúc.
Đối tượng có nguy cơ bị mắc ho gà: Bệnh ho gà xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên số ca mắc ở trẻ dưới 1 tuổi chiếm đến 90%. Trẻ càng nhỏ thì mắc bệnh càng nặng và càng để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bệnh ho gà lây truyền qua đường nào?
Bệnh ho gà rất dễ lây truyền nhưng chỉ xảy ra ở người. Bệnh này lây từ người sang người chủ yếu qua các giọt bắn khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Ngoài ra, tiếp xúc gần gũi trong thời gian dài và chia sẻ cùng không gian thở cũng góp phần vào việc lây nhiễm.
Thực tế cho thấy, nhiều trẻ em mắc ho gà do bị lây nhiễm từ người chăm sóc hoặc các thành viên xung quanh, dù những người này có thể không nhận ra rằng mình đang bị bệnh. Vi khuẩn có thể lây lan từ người nhiễm bệnh trong khoảng thời gian hai tuần sau khi triệu chứng ho bắt đầu xuất hiện và quá trình lây nhiễm có thể xảy ra trước khi có dấu hiệu bệnh rõ ràng.
Khi được điều trị, thuốc kháng sinh có thể làm giảm thời gian lây truyền mầm bệnh. Tuy nhiên, vắc-xin ho gà là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất để ngăn ngừa sự lây nhiễm bệnh.
Bệnh ho gà có nguy hiểm không?
Mỗi năm có khoảng 300.000 trẻ em trên toàn thế giới tử vong do bệnh ho gà. Ngoài ra, còn có nhiều trường hợp biến chứng ở hệ hô hấp, thần kinh và một số cơ quan khác của trẻ như: sa trực tràng, thoát vị trực tràng, viêm phế quản, ngừng thở, vỡ phế năng, tràn khí màng phổi và viêm não, tràn khí trung thất.
Ngoài ra, trẻ em mắc bệnh ho gà chậm phát triển, biếng ăn, sức khỏe yếu, bỏ bú. Có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội do hệ miễn dịch suy giảm.
Triệu chứng và diễn tiến bệnh ho gà
Sau khi tiếp xúc với mầm bệnh. Các triệu chứng ho gà thường phát triển trong vòng 5- 10 ngày. Những cơn ho gà kéo dài 1-2 tháng hoặc lâu hơn. Trường hợp trở thành cơn ho kịch phát trong 1-2 tuần. Ho gà khiến trẻ ho rũ rượi không thể kìm hãm được. Sau đó thở rít, ho thường kèm chảy nhiều đờm dãi trong suốt, sau đó là nôn.
Theo Cục Y tế dự phòng, bệnh ho gà tiến triển qua 3 giai đoạn: gia đoạn viêm long và giai đoạn khởi phát cụ thể như sau:
Giai đoạn viêm long
Gồm các triệu chứng như: sốt nhẹ, ho húng hắng, chảy nước mũi, hắt hơi. Cuối giai đoạn này ho nặng lên thành cơn. Giai đoạn viêm long kéo dài từ 1-2 tuần,
Giai đoạn khởi phát
Cơn ho xuất hiện đột ngột, đặc biệt nặng lên về đêm. Giai đoạn này bệnh kéo dài từ 1-6 tuần thậm chí kéo dài trên 10 tuần.
- Ho: Ho thành cơn rũ rượi, mỗi cơn ho từ kéo dài 15-20 tiếng liên tiếp. Việc ho nhiều làm mắt trẻ bị đỏ, chảy nước mắt nước mũi, thở yếu dần, có lúc, mặt tím tái, tĩnh mạch cổ nổi
- Thở rít vào: Xuất hiện cuối cơn ho khiến trẻ thở rít vào nghe như tiếng gà rít.
- Khạc đờm: Khi trẻ khạc đờm dính như lòng trắng trứng là lúc kết thúc một cơn ho.
Tần suất cơn ho trong 2 tuần đầu khoảng 15 cơn/ngày sau đó giảm dần. Sau mỗi cơn ho, trẻ có thể vã mồ hôi, nôn, thở nhanh, mệt mỏi, bơ phờ, mạch nhanh. Có thể kèm theo một số triệu chứng sau: sốt nhẹ, mặt và mi mắt nặng, loét hãm lưỡi…
Dấu hiệu ho gà là gì?
Giai đoạn hồi phục
Cơn ho ít dần, giảm sốt. Tuy nhiên, ho có thể tái diễn nhiều tháng sau đó gây ra viêm phổi. Ở trẻ vị thành niên và người lớn triệu chứng thường nhẹ hoặc không có triệu chứng và ít gặp cơn ho điển hình.
Nếu quý khách hàng có bất kì thắc mắc nào nào thì đừng ngần ngại để lại thông tin tại phần hoặc bấm máy gọi tới Hotline 1900 1806 của Phương Đông để được hỗ trợ.
Biến chứng nguy hiểm của ho gà
Biến chứng của bệnh ho gà thường gặp ở trẻ nhỏ bao gồm: ho kéo dài, viêm phế quản, viêm phế quản phổi do bội nhiễm, ngừng thở là biến chứng hay gặp nhất và dễ gây tử vong. Bệnh nhân cũng có thể gặp lồng ruột, thoát vị, sa trực tràng. Trường hợp nặng có thể gặp tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất và vỡ phế nang.
Theo các nghiên cứu, người lớn bị ho gà có thể dẫn tới tình trạng sút cân, mất kiểm soát bàng quang, gãy xương sườn do ho nặng, bất tỉnh…
Điều trị bệnh ho gà như thế nào?
Để điều trị bệnh ho gà, các bác sĩ thường điều trị qua 3 phương pháp gồm: điều trị nguyên nhân, điều trị triệu chứng và điều trị bằng cách kết hợp chế độ dinh dưỡng cho trẻ.
- Điều trị nguyên nhân: trước khi cơn ho xuất hiện bác sĩ cho sử dụng thuốc kháng sinh
- Điều trị triệu chứng: Một số trường hợp nặng trẻ có thể xuất hiện tình trạng co giật bác sĩ có thể dùng các thuốc chống co giật như: phenobarbital, seduxen….
- Kết hợp chế độ dinh dưỡng cho trẻ: Nên cho trẻ ăn sau 20 phút nôn, ăn các thực phẩm dễ tiêu, chất lỏng, uống nước để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.
Cách chữa ho gà như thế nào?
Phòng bệnh ho gà hiệu quả bằng biện pháp tiêm vắc xin
Ở trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh ho gà là tiêm vắc xin.
Tại Việt Nam, vắc xin ho gà có trong rất nhiều loại vắc xin kết hợp như:
- Vắc xin 6 trong 1 Hexaxim hoặc Infanrix Hexa
- Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim hoặc ComBE Five
- Vắc xin 4 trong 1 Tetraxim
- Vắc xin 3 trong 1 Adacel.
Vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa/Hexaxim và vắc xin 5 trong 1 Pentaxim
Được sử dụng trong chương trình tiêm chủng dịch vụ với thành phần ho gà vô bào: Phác đồ tiêm được sử dụng cho trẻ từ 2 tháng tuổi:
- Mũi 1: tiêm khi trẻ 2 tháng
- Mũi 2: tiêm khi trẻ 3 tháng
- Mũi 3: tiêm khi trẻ 4 tháng
- Mũi 4: 1 năm sau khi tiêm mũi 3
Vắc xin 4 trong 1 Tetraxim
Sử dụng phác đồ 5 mũi, mũi đầu tiên cho trẻ từ 2 tháng tuổi
- Mũi 1,2,3: Khi trẻ được 2,3,4 tháng tuổi
- Mũi 4: 1 năm sau mũi 3
- Mũi 5: 4 năm sau mũi 4 (trẻ từ 4-6 tuổi)
Vắc xin 3 trong 1 Adacel
Được chỉ định sử dụng cho trẻ 4 tuổi trở lên và người lớn đến 64 tuổi. Phác đồ tiêm bao gồm 1 mũi sau 10 năm nhắc lại một lần.
Ở trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh ho gà là tiêm vắc xin.
Có thể thấy tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch không chỉ tăng sức đề kháng, phòng ngừa bệnh nguy hiểm mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí não. Hiện nay, tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cung cấp đầy đủ các dịch vụ tiêm vacxin cho trẻ em với nhiều ưu điểm như:
- Tất cả các loại vắc xin đều tại Phương Đông cam kết có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ từ các thương hiệu uy tín trong và ngoài nước.
- Toàn bộ vắc xin được bảo quản nghiêm ngặt.
- Bệnh nhân được khám và phân loại bệnh điều trị theo đúng phác đồ điều trị bệnh.
- Đội ngũ bác sỹ khám sàng lọc và tư vấn được đào tạo bài bản về tiêm chủng giàu kinh nghiệm.
- Mỗi phòng tiêm đều được bệnh viện trang bị các thiết bị bảo quản vắc xin đạt tiêu chuẩn.
- Không gian phòng chờ trước và sau khi tiêm sang trọng, tạo sự thân thiện với bé và gia đình
Bên cạnh việc tiêm phòng vắc-xin, ba mẹ nên bảo vệ trẻ bằng cách:
Cần phải giữ khoảng cách an toàn cho trẻ: Nếu như trong gia đình có người mắc bệnh ho gà, cần đảm bảo khoảng cách giữa trẻ và người mắc bệnh để hạn chế tiếp xúc.
Tránh đi tới các khu vực đông đúc người: Trẻ chưa tiêm đủ liều vắc-xin ho gà nên được hạn chế đến những nơi đông đúc hoặc có nguy cơ lây nhiễm cao.
Cải thiện hệ miễn dịch: Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân đối và hợp lý giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ. Bổ sung đầy đủ protein, vitamin và khoáng chất vào khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ để nâng cao khả năng phòng ngừa ho gà.
Giữ gìn vệ sinh cá nhân: Hướng dẫn trẻ em về thói quen rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước, đặc biệt trước bữa ăn và sau khi ho, hắt hơi, hoặc chơi đồ chơi. Khuyến khích việc sử dụng giấy ăn hoặc khẩu trang để che miệng khi ho hoặc hắt hơi.
Bảo đảm độ ẩm và thông gió hợp lý: Tránh để không khí trong phòng quá ẩm thấp hoặc ô nhiễm. Thường xuyên hút ẩm và thông gió giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp.
Khám sức khỏe định kỳ: Đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm các vấn đề bất thường và kịp thời áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.
Hy vọng qua bài viết trên đã giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về Bệnh ho gà là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị. Với những thông tin vô cùng hữu ích sẽ giúp ba mẹ bảo vệ sức khỏe của con mình một cách tốt nhất. Ngoài ra, nếu như ba mẹ còn có thắc mắc gì về bệnh ho gà hãy liên hệ ngay tới Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được tư vấn trực tiếp, quý khách vui lòng liên hệ 1900 1806.
Phương Đông luôn sẵn lòng phục vụ quý khách!