Bệnh loãng xương có chữa được không là thắc mắc chung của nhiều người do đây là bệnh lý diễn biến âm thầm, có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin chi tiết giải đáp thắc mắc nói trên.
Bệnh loãng xương có chữa được không là thắc mắc chung của nhiều người do đây là bệnh lý diễn biến âm thầm, có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin chi tiết giải đáp thắc mắc nói trên.
Bệnh loãng xương có chữa được không và cách điều trị như thế nào? Là thắc mắc phổ biến nhất khi nhắc đến căn bệnh này. Theo bác sĩ chuyên khoa bệnh được đặc trưng bởi tình trạng xương giòn, xốp, yếu, giòn và dễ gãy.
Thống kê cho thấy đa phần các trường hợp loãng xương có liên quan tới yếu tố tuổi tác, mãn kinh; tác dụng của thuốc điều trị như: Thuốc chống co giật, thuốc corticoid,... Bệnh lý xảy ra ở người trẻ tuổi thường do chế độ ăn uống thiếu chất và hệ quả của việc lười vận động.
Đa phần các trường hợp loãng xương liên quan tới tuổi tác và tác dụng của các thuốc điều trị dài ngày
Loãng xương là bệnh có diễn biến âm thầm. Vì thế có nhiều người phát hiện khi đã ở giai đoạn nặng. Để điều trị cần áp dụng các biện pháp sử dụng thuốc và không dùng thuốc, cụ thể như sau.
Bệnh loãng xương có thể gây ra các biểu hiện đau nhức từ nhẹ tới nặng. Khi xuất hiện triệu chứng này bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng loại thuốc giảm đau đơn thuần như paracetamol. Biện pháp sẽ giúp người bệnh giảm nhanh cảm giác đau đớn, giúp vận động dễ dàng hơn.
Với bệnh nhân có biểu hiện đau nặng. Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc chuyên biệt khác. Trong đó có thuốc Calcitonine. Loại thuốc được sử dụng bằng hình thức xịt mũi hoặc tiêm bắp với tác dụng là làm dịu các cơn đau do loãng xương gây ra. Ngoài ra Calcitonine còn có tác dụng làm tăng quá trình chuyển hóa khoáng chất và ngăn chặn quá trình tiêu xương.
Calcitonine là loại thuốc có tác dụng tốt trong điều trị bệnh loãng xương
Bên cạnh đó bác sĩ chuyên khoa cũng có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc khác. Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể, phổ biến bao gồm: Alendronate, Ibandronate, Risedronate,...
Bệnh nhân cũng cần lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc điều trị bệnh loãng xương. Cần tránh lạm dụng, đặc biệt là các thuốc giảm đau kháng viêm. Lý do là những loại thuốc này nếu không được dùng đúng cách có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh điều trị bằng thuốc. Bệnh nhân loãng xương cần thực hiện các biện pháp không dùng thuốc. Theo đó chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên:
Bổ sung vào chế độ ăn các loại thực phẩm giàu vitamin D
Bệnh loãng xương có chữa được không. Người bệnh có thể hạn chế các diễn tiến nghiêm trọng của bệnh lý; thông qua chế độ ăn uống hợp lý và khoa học. Chuyên gia cho biết người bệnh nên bổ sung từ 1000 tới 1200mg canxi mỗi ngày thông qua các thực phẩm sử dụng.
Hàm lượng canxi này sẽ giúp cung cấp các khoáng chất cần thiết. Giúp nuôi dưỡng và củng cố độ chắc khỏe cho xương. Bên cạnh đó canxi cũng sẽ tăng mật độ khoáng xương. Kiểm soát và phòng ngừa căn bệnh loãng xương một cách hiệu quả.
Theo bác sĩ chuyên khoa của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, những loại thực phẩm người mắc bệnh loãng xương nên ăn bao gồm:
Các loại rau xanh tốt cho người bị bệnh loãng xương
Bên cạnh đó bệnh nhân nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất khác. Như: Kẽm, mangan, kali, phốt pho,.... Các thành phần dinh dưỡng này sẽ giúp tăng cường sự chắc khỏe cho hệ xương khớp. Đồng thời phòng ngừa và kiểm soát tình trạng loãng xương.
Bên cạnh thắc mắc bệnh loãng xương có chữa được không? Bệnh loãng xương có nguy hiểm không? Rất nhiều người bệnh còn quan tâm tới chế độ sinh hoạt và tập luyện như thế nào để đảm bảo phù hợp. Chuyên gia tư vấn bệnh nhân mắc bệnh lý loãng xương nên thực hiện chế độ tập luyện và sinh hoạt như sau:
Ngủ đủ giấc là điều bệnh nhân bị loãng xương nên làm
Tùy tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân. Bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp. Dưới đây là tổng hợp một số loại thuốc và liều lượng chi tiết. Người bệnh lưu ý không tự ý mua thuốc và điều trị khi chưa thăm khám và được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa.
Nhóm thuốc bisphosphonates (BPN) được lựa chọn hàng thứ nhất trong quá trình điều trị bệnh loãng xương. Dùng cho đối tượng là người cao tuổi, phụ nữ mãn kinh, nam giới hoặc các trường hợp loãng xương do corticosteroid.
Nhóm thuốc này cần sử dụng kéo dài, liên tục. Liệu trình ít nhất là 3 năm (với đường tĩnh mạch) và 5 năm (với đường uống. Sau đó bác sĩ chuyên khoa cần đánh giá để dùng tiếp hoặc ngừng điều trị.
Lưu ý: Sử dụng đảm bảo bồi phụ đủ nước. Lưu ý chức năng thận và nồng độ canxi máu khi sử dụng các thuốc bisphosphonate, nhất là đường tĩnh mạch.
Riêng với thuốc Calcitonin: Liều dùng thông thường là 100UI, nên tiêm dưới da hàng ngày. Loại thuốc không nên dùng kéo dài, chỉ định với trường hợp mới gãy xương, nhất là khi có kèm triệu chứng đau.
Cách phát hiện bệnh loãng xương là tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định làm các xét nghiệm cần thiết. Bên cạnh việc cần gặp bác sĩ bạn cũng nên áp dụng các biện pháp để phòng ngừa, hạn chế nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Các biện pháp được chuyên gia tư vấn như sau:
Đi bộ và rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên là biện pháp phòng bệnh loãng xương hiệu quả
Bên cạnh đó bạn nên thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện sớm nhất các vấn đề liên quan tới bệnh lý xương khớp để có phương hướng điều trị kịp thời và triệt để. Trung tâm Cơ xương khớp của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đang là địa chỉ được nhiều người lựa chọn và đánh giá cao về chất lượng thăm khám.
Trung tâm quy tụ đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ đầu ngành trong lĩnh vực cơ xương khớp. Bên cạnh đó hệ thống trang thiết bị hiện đại, đồng bộ giúp trung tâm đưa các phương pháp mới vào chẩn đoán và điều trị, mang lại hy vọng cho nhiều người mắc cơ xương khớp nói chung và bệnh loãng xương nói riêng.
Trên đây là toàn bộ các thông tin liên quan đến vấn đề bệnh loãng xương có chữa được không. Hy vọng bài viết đã giúp độc giả hiểu rõ hơn về căn bệnh đặc biệt này. Khi cần tư vấn chi tiết hoặc đặt lịch khám bệnh về cơ xương khớp, hãy liên hệ 19001806 để được hỗ trợ.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.