PCT Hội Loãng xương: Tiếng kêu lục cục của khớp dấu hiệu sớm cảnh báo căn bệnh gây tàn phế
Thoái hóa khớp là một trong những nguyên nhân gây tàn phế sau đột quỵ. Thoái hóa khớp không chỉ gặp ở người lớn tuổi mà hiện nay gặp cả ở người trẻ tuổi.
Bệnh loãng xương có nguy hiểm là thắc mắc của khá nhiều người thời gian gần đây. Tuy nhiên điều đáng lo ngại là thắc mắc này chỉ được đưa ra và quan tâm tới sau khi đã chẩn đoán bệnh. Trong khi đó căn bệnh thường diễn tiến âm thầm trong nhiều năm, thường chỉ được phát hiện khi bệnh đã biến chứng và ảnh hưởng tới chức năng vận động. Cùng theo dõi bài viết sau để tìm hiểm những và có thông tin chi tiết để trả lời câu hỏi nói trên nhé.
Trước khi giải đáp thắc mắc về sự nguy hiểm và câu hỏi liệu bệnh loãng xương có chữa được không. Bạn cần nắm bắt được các thông tin tổng quan về căn bệnh này. Theo bác sĩ của Trung tâm Cơ xương khớp thuộc Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, loãng xương là tình trạng rối loạn chuyển hóa của bộ xương.
Loãng xương là tình trạng rối loạn chuyển hóa của bộ xương
Hiện tượng này được đặc trưng bởi sự suy giảm mật độ và chất lượng xương. Xương sẽ bị giảm sức mạnh sau đó trở nên giòn, yếu. Chỉ cần va chạm nhẹ hoặc ngã cũng có thể dẫn tới gãy xương. Hiện nay loãng xương được chia thành 2 loại bao gồm: Loãng xương nguyên phát và loãng xương thứ phát. Cụ thể đặc điểm như sau:
Đây là tình trạng loãng xương xuất hiện do quá trình lão hóa của tạo cốt bào. Từ đó gây ra mất cân bằng giữa tạo xương và hủy xương. Tình trạng này được chia thành loãng xương sau mãn kinh và loãng xương tuổi già.
Xảy ra do liên quan tới một số bệnh mạn tính như cường giáo; đái tháo đường; gan mạn tính; viêm khớp dạng thấp; bệnh lý cột sống;... hoặc cũng có thể do hệ quả của việc sử dụng lâu ngày các thuốc như: Thuốc lợi tiểu, thuốc Corticoid,...
Bệnh loãng xương có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau. Nhưng những trường hợp sau đây có nguy cơ cao mắc bệnh.
Trả lời cho câu hỏi bệnh loãng xương có nguy hiểm không, bác sĩ chuyên khoa của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cho biết: căn bệnh có thể ảnh hưởng tới cả phụ nữ hay nam giới. Nhất là những người ngoài 50 tuổi. Điều đáng lo ngại là rất khó để có thể phát hiện các dấu hiệu hay triệu chứng của căn bệnh ở giai đoạn đầu.
Vì thế rất nhiều trường hợp phát hiện mắc bệnh khi đã ở giai đoạn nguy hiểm và gây ra các biến chứng. Trong đó các biến chứng nguy hiểm nhất được công bố như sau.
Bác sĩ chuyên khoa đánh giá đây là biến chứng hàng đầu của bệnh. Có thể để lại tàn tật vĩnh viễn cho khoảng 50% người mắc; và tăng 20% nguy cơ tử vong sau năm đầu tiên. Tình trạng loãng xương khiến mật độ xương bị suy giảm, xương trở nên yếu, giòn và rất dễ gãy.
Nhiều trường hợp chỉ cần một cú va chạm nhẹ, cúi gập người hay ho, hắt hơi cũng có thể gây gãy xương. Thêm nữa, gãy xương hông hoặc gãy xương cột sống chính là biến chứng nghiêm trọng nhất của căn bệnh loãng xương. Ngoài ra những vị trí chịu lực khác như xương đùi, xương cổ tay cũng có thể dễ gãy.
Loãng xương làm tăng nguy cơ gãy xương
Ngoài ra các vị trí nói trên nếu bị gãy sẽ rất khó để hồi phục. Kéo theo đó là nguy cơ tàn tật suốt đời, thậm chí là tử vong. Với những thông tin nói trên, bạn đã có thể tự mình trả lời câu hỏi bệnh loãng xương có nguy hiểm không.
Bệnh loãng xương có nguy hiểm không, với biến chứng lún xẹp cột sống căn bệnh được đánh giá khá nguy hiểm. Thống kê cho thấy có khoảng 3% người mắc bệnh lý này rơi vào tình trạng lún xẹp đốt sống. Thậm chí trong đó có những trường hợp bệnh nhân chỉ cần vác vật có kích thước lớn, té ngã hay hắt hơi cũng có thể dẫn tới biến chứng này.
Thực tế cho thấy biến chứng lún xẹp cột sống do loãng xương có tỉ lệ tử vong thấp. Tuy nhiên lại có nguy cơ cao dẫn tới tàn phế vĩnh viễn. Ngoài ra biến chứng có thể khiến các rễ dây thần kinh bị chèn ép, gây đau kéo dài. Thậm chí các số lượng đốt sống bị tổn thương nhiều có thể gây thoái hóa cột sống diễn tiến nhanh chóng.
Thêm một đáp án nữa cho câu hỏi bệnh loãng xương có nguy hiểm không. Là căn bệnh có thể dẫn tới biến chứng làm suy giảm khả năng vận động. Thực tế đã chứng minh có khá nhiều trường hợp bệnh nhân loãng xương bị tàn phế suốt đời, khiến suy giảm chất lượng cuộc sống.
Loãng xương làm suy giảm khả năng vận động
Ngoài ra thống kê cũng cho thấy có khoảng 30% trường hợp bị gãy xương hông do biến chứng loãng xương. Những trường hợp này có thể sẽ phải nằm bất động một chỗ và mọi sinh hoạt phải cần tới người hỗ trợ, chăm sóc. Nằm bất động sẽ có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm khác bao gồm hoại tử da, viêm phổi, tắc mạch chi.
Bệnh loãng xương có nguy hiểm không? Bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi hay người già đều có thể để lại những biến chứng nghiêm trọng. Thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán căn bệnh càng sớm càng tốt là cách để phát hiện sớm bệnh lý. Từ đó đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất.
Các xét nghiệm nhằm phát hiện bệnh loãng xương nên được thực hiện tại các đơn vị chuyên sâu về cơ xương khớp. Thông qua sự tư vấn từ các chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa người bệnh sẽ tìm ra được giải pháp phù hợp và hiệu quả nhất.
Chụp X-quang là phương pháp chẩn đoán bệnh loãng xương hiệu quả
Hiện nay Trung tâm Cơ xương khớp của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đang là đơn vị được đánh giá cao về hệ thống trang thiết bị và đội ngũ nhân lực. Trung tâm hiện đã áp dụng các kỹ thuật mới hiện đại vào việc điều trị các bệnh lý xương khớp. Mở ra những giải pháp mới cho những người không may mắc bệnh.
Bệnh loãng xương hoàn toàn có thể chữa được. Khi người bệnh phát hiện sớm và có được một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo:
Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên tốt cho bệnh nhân bị loãng xương
Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp câu hỏi bệnh loãng xương có nguy hiểm không và cách phát hiện căn bệnh. Khi cần đặt lịch khám với các chuyên gia hãy liên hệ tới số hotline 19001806 để được tư vấn và hỗ trợ.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn
Thoái hóa khớp là một trong những nguyên nhân gây tàn phế sau đột quỵ. Thoái hóa khớp không chỉ gặp ở người lớn tuổi mà hiện nay gặp cả ở người trẻ tuổi.