Bệnh sởi có lây không? Đường lây bệnh phổ biến và cách phòng tránh bệnh

Bích Ngọc

23-08-2024

goole news
16

Sởi là một bệnh do siêu vi sởi gây ra và thường gặp ở trẻ em. Phần lớn các trường hợp mắc bệnh có thể tự khỏi khi được chăm sóc đúng cách tại nhà. Mặc dù là bệnh khá phổ biến nhưng có khá nhiều người thắc mắc rằng bệnh sợi có lây không và lây qua đường nào. Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu về đường lây nhiễm của bệnh sởi và biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả qua bài viết dưới đây.

Bệnh sởi có lây không?

Sởi là bệnh truyền nhiễm do virus thuộc họ Paramyxovirus gây ra. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ có những triệu chứng như sốt nhẹ, ho khan, chảy mũi, viêm kết mạc mắt, phát ban. Có nhiều người suy nghĩ sởi là bệnh ít nghiêm trọng, nhưng thực tế là chúng có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em dưới 5 tuổi. 

Bệnh sởi có lây không là thắc mắc của nhiều người. Câu trả lời là . Đây là bệnh rất dễ dàng lây nhiễm từ người này sang người khác khi tiếp xúc gần. Là bệnh truyền nhiễm cấp tính và có nguy cơ bùng dịch cao. Ước tính, sau khi tiếp xúc với người mắc bệnh, tỷ lệ lây nhiễm lên tới 90% đối với người chưa tiêm vaccine ngừa sởi. 

Virus sởi thường lây lan khá nhanh, khi lây bệnh, người bệnh xuất hiện các biến chứng sau khoảng 4 ngày và kéo dài ít nhất 4 ngày sau khi phát ban. Do đó, việc chủ động phòng ngừa sởi là điều cần thiết để kiểm soát lây nhiễm hiệu quả. 

Bệnh sởi có thể dễ dàng lây nhiễm từ người này sang người khác khi tiếp xúc gầnBệnh sởi có thể dễ dàng lây nhiễm từ người này sang người khác khi tiếp xúc gần

Bệnh sởi thường lây qua đường nào? 

Bệnh sởi thường lây qua đường hô hấp thông qua các giọt bắn của người mang mầm bệnh như ho, hắt hơi, nói chuyện,... hoặc trực tiếp tiếp xúc với dịch tiết từ họng, niêm mạc mũi khi người bệnh nôn, khạc nhổ. Chính vì vậy, sợi rất dễ lây lan và bùng phát ở những nơi đông người như trường học, ký túc xá, khu vui chơi,.... 

Hơn nữa, virus sởi còn có thể tồn tại ở môi trường bên ngoài khoảng 2 giờ, chúng bám vào các bề mặt hay tiếp xúc như tay nắm cửa, mặt bán, cốc, chén, đồ chơi,... Người bệnh có thể bị nhiễm bệnh gián tiếp khi chạm vào bề mặt nhiễm virus, sau đó đưa tay lên mũi miệng. 

Bệnh có thể lây qua đường hô hấp qua giọt bắn chứa mầm bệnhBệnh có thể lây qua đường hô hấp qua giọt bắn chứa mầm bệnh

Bị sởi rồi có bị lây tiếp không?

Bị sởi rồi có lấy tiếp không? Câu trả lời là không. Người bệnh đã từng bị sởi, cơ thể sẽ sản sinh ra miễn dịch chống lại virus sởi, vì vậy khi người bệnh đã từng mắc sởi sẽ không bị lần thứ 2. 

Đối với người chưa từng bị sởi, cần chủ động tiêm vaccine để tạo miễn dịch chủ động cho cơ thể chống lại virus. 

Cách chẩn đoán và điều trị bệnh

Khi xuất hiện những triệu chứng của bệnh sợi, người bệnh nên đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị, tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm. 

Phương pháp chẩn đoán bệnh

Thông thường, khi chẩn đoán sởi thường dựa vào những biểu hiện lâm sàng như: sốt,viêm long đường hô hấp, viêm kết mạc mắt, phát ban trên cơ thể,... Tuy nhiên, một số trường hợp sởi không xuất hiện những triệu chứng đặc trưng, các dấu hiệu nhẹ thoáng qua nên bị bỏ sót, dẫn đến lây lan bệnh. 

Chẩn đoán sởi tại bệnh viện, ngoài những biểu hiện lâm sàng, bác sĩ còn chỉ định thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng như: 

  • Xét nghiệm công thức máu cơ bản
  • Xét nghiệm phát hiện virus sởi
  • Chụp X-quang phổi để phát hiện những tổn thương khi bội nhiễm.

Bệnh có thể chẩn đoán qua những dấu hiệu lâm sàngBệnh có thể chẩn đoán qua những dấu hiệu lâm sàng

Phương pháp điều trị bệnh

Hiện nay, bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Để điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng kết hợp chăm sóc, theo dõi tình trạng sức khỏe. Khi phát hiện mắc bệnh, cần cách ly sớm để tránh lây nhiễm cho những người xung quanh, đồng thời điều trị sớm để tránh những biến chứng. 

Đối với người bệnh sốt cao, cần sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol, kết hợp bù nước và điện giải theo dạng uống. Đồng thời, cần thực hiện các biện pháp hạ thân nhiệt vật lý như lau người bằng nước ấm. Ngoài ra, vệ sinh vùng da phát bát, nhỏ mắt, mũi sạch sẽ. Chỉ sử dụng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ, thường dùng trong trường hợp bội nhiễm. 

Khi có những dấu hiệu bất thường trong quá trình điều trị, cần thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ và cấp cứu kịp thời. Có thể thực hiện các biện pháp hồi sức khác dựa theo những triệu chứng của người bệnh như hồi sức hô hấp khi suy hô hấp (thở oxy), hồi sức tim mạch,...

Sởi thường được điều trị triệu chứng kết hợp chăm sóc và theo dõi tình trạng sức khỏeSởi thường được điều trị triệu chứng kết hợp chăm sóc và theo dõi tình trạng sức khỏe

Xem thêm:

Cách phòng tránh bệnh sởi hiệu quả

Cách phòng tránh bệnh là mối quan tâm của nhiều người ngoài vấn đề bệnh sởi có lây không. Để phòng tránh bệnh, cần chủ động thực hiện một số biện pháp phòng ngừa như: 

  • Chủ động tiêm vaccine ngừa bệnh: Vaccine giúp phòng tránh bệnh sởi đơn giản và hiệu quả nhất. Nên tiêm vaccine đúng lịch, đủ mũi và phù hợp với lứa tuổi sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất. 
  • Hạn chế tiếp xúc: Tránh tiếp xúc với người có những dấu hiệu mắc bệnh sởi. Hạn chế đến những nơi đông đúc hoặc vùng đang có dịch sởi. Cần đeo khẩu trang kháng khuẩn để hạn chế nguy cơ bị lây nhiễm virus.
  • Đảm bảo vệ sinh cá nhân: Tắm rửa, vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Vệ sinh răng miệng 2 lần/ngày và súc miệng với nước muối thường xuyên. Rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn,.. 
  • Giữ gìn vệ sinh không gian sống: Nên nghỉ ngơi, sinh hoạt trong môi trường sạch sẽ, thoáng mát, có đủ ánh sáng tự nhiên. 
  • Duy trì lối sống lành mạnh: Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng, ngủ đủ giấc, lao động vừa sức. 
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp: Bổ sung đầy đủ các loại dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin, khoáng chất,... 
  • Uống đủ nước: Bổ sung nước mỗi ngày giúp cơ thể khỏe mạnh, khuyến khích uống nhiều nước lọc. Ngoài ra, có thể kết hợp bổ sung vitamin, khoáng chất bằng nước ép trái cây. 
  • Khám sức khỏe định kỳ: Nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để theo dõi tình trạng sức khỏe, phát hiện sớm những nguy cơ tiềm ẩn.

Chủ động tiêm vaccine ngừa bệnh là biện pháp phòng ngừa đơn giản và hiệu quảChủ động tiêm vaccine ngừa bệnh là biện pháp phòng ngừa đơn giản và hiệu quả

Bệnh sởi có lây không, đường lây nhiễm phổ biến là đường nào là mối quan tâm của nhiều người. Đây là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra nên có thể lây lan. Do đó, việc chủ động phòng ngừa bằng cách tiêm vaccine, xây dựng lối sống và giữ gìn vệ sinh là điều cần thiết để hạn chế nguy cơ mắc bệnh. 

Qua bài này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, hy vọng đem lại những thông tin hữu ích về bệnh sợi có lây không. Nếu có những triệu chứng của bệnh, hãy liên hệ hotline 1900 1806 của BVĐK Phương Đông hoặc để lại thông tin tại Đặt lịch khám để được hỗ trợ thăm khám, chẩn đoán.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
257

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám