Bị bệnh sởi nên kiêng gì? Nên làm gì? Và những lưu ý quan trọng khác

Bích Ngọc

27-08-2024

goole news
16

Sởi là một bệnh truyền nhiễm nên có nguy cơ lây nhiễm cao. Khi mắc bệnh, để đạt hiệu quả điều trị, người bệnh cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày. Vậy người bị bệnh sởi nên kiêng gì? Nên làm gì? Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu qua bài viết sau. 

Tổng quan về bệnh sởi

Sởi là một bệnh truyền nhiễm do virus thuộc họ Paramyxovirus gây ra. Vì lây qua đường hô hấp nên có thể dễ dàng lây từ người này sang người khác, bùng phát thành dịch. Sởi thường hay xuất hiện vào mùa đông, mùa xuân và thời điểm giao mùa.

Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ có một số triệu chứng như: Sốt cao, mệt mỏi, viêm kết mạc, ho khan, có thể nổi các đốt trắng (hay còn gọi là hạt Koplik) trong miệng, má và họng. Sau sốt 3- 4 ngày, trên cơ thể bắt đầu phát ban, ban dát sẩn, màu hồng. Khi ban mất sẽ bong vảy để lại vết thâm trên da.

Có nhiều người nghĩ rằng, bệnh sởi gây ra các vấn đề sức khỏe không nghiêm trọng. Tuy nhiên, trên thực tế, sởi có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị triệu chứng và kết hợp chăm sóc khoa học, đúng cách. 

Bệnh sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị khoa họcBệnh sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị khoa học

Người mắc bệnh sởi nên kiêng gì?

Người bệnh sởi nên kiêng gì là thắc mắc của khá nhiều người. Việc chăm sóc người bệnh sẽ giúp quá trình khỏi bệnh và hồi phục diễn ra thuận lợi. Dưới đây là chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt mà người bệnh sởi nên kiêng. 

Chế độ dinh dưỡng

Người mắc bệnh sởi cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày để phục hồi nhanh chóng. Một số loại thực phẩm mà người bệnh sởi nên kiêng gồm: 

  • Thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ: Khi mắc bệnh, việc hấp thụ chất dinh dưỡng sẽ bị kém đi. Do đó, nếu ăn các loại thức ăn khó tiêu khiến đường ruột tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, người bệnh sẽ lâu hồi phục hơn. 
  • Tránh những loại thực phẩm cay nóng: Thực phẩm cay nóng sẽ khiến các hạt Koplik và nốt phát ban lâu lành hơn.
  • Kiêng các loại thực phẩm tanh, chua: Hệ tiêu hóa của người bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu sử dụng các loại thực phẩm này. 
  • Tránh các loại thực phẩm người bệnh dị ứng: Các loại thực phẩm gây dị ứng sẽ khiến tình trạng sởi trở nên trầm trọng hơn.

Cần tránh thực phẩm cay nóng vì khiến các nốt phát ban lâu lành hơnCần tránh thực phẩm cay nóng vì khiến các nốt phát ban lâu lành hơn

Bên cạnh những loại thực phẩm nên kiêng, người bệnh cần bổ sung các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Các loại thịt đỏ, cá, bông cải và các loại đậu cung cấp nhiều sắt và kẽm, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và sức đề kháng. Ngoài ra, bổ sung các loại rau củ quả có màu vàng như cà rốt, bí đỏ, cam, xoài,... để bổ sung vitamin A, C giúp bổ sung nước, chống nhiễm trùng, nhanh lành vết thương,...

Chế độ sinh hoạt và lối sống

Chế độ sinh hoạt và lối sống lành mạnh, khoa học là một trong những yếu tố giúp việc điều trị bệnh thuận lợi hơn. Người bệnh cần hạn chế một số điều sau để tránh ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh. Cụ thế như: 

  • Hạn chế tiếp xúc: Người bệnh nên cách ly để hạn chế nguy cơ lây nhiễm. 
  • Không gãi, ma sát mạnh lên các nốt phát ban: Các nốt ban có thể gây ngứa nhưng việc gãi sẽ khiến ban bị loét, tăng nguy cơ bội nhiễm. 
  • Tránh ánh sáng trực tiếp: Vì khi tiếp xúc sẽ làm cho cơ thể yếu hơn, co giãn đồng từ khiến mắt đau nhức và đổ nhiều ghèn. Do đó, tiếp xúc ánh sáng khiến người bệnh nhạy cảm, khó chịu. 
  • Tránh tiếp xúc với không khí lạnh, vì gió lùa bởi điều này có thể khiến người bệnh bị nhiễm lạnh, mất nước, bệnh trở nên nặng hơn.
  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. 

Không gãi, ma sát mạnh lên nốt phát ban vì làm tăng nguy cơ bội nhiễmKhông gãi, ma sát mạnh lên nốt phát ban vì làm tăng nguy cơ bội nhiễm

Khi mắc sởi có cần kiêng nước, kiêng gió?

Khi bị mắc sởi có nhiều người quan niệm rằng cần phải kiêng nước và kiêng gió. Tuy nhiên, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. 

Việc kiêng nước, kiêng tắm sẽ khiến mồ hôi, bụi bẩn và các vi khuẩn bám dính trên bề mặt da không được loại bỏ. Từ đó, tăng nguy cơ mắc các biến chứng do bội nhiễm vi khuẩn. Người mắc bệnh nên tắm nhanh bằng nước ấm để loại bỏ vi khuẩn, tránh tắm lâu khiến cơ thể nhiễm lạnh, đặc biệt ở trẻ em. 

Người bệnh sởi nên nghỉ ngơi trong phòng thoáng mát, sạch sẽ giúp hạn chế nguy cơ xuất hiện các biến chứng. Phòng cần có hệ thống thông gió giúp không khí bên trong luôn thoáng, tuy nhiên cần tránh gió lùa gây cảm lạnh. 

Xem thêm:

Cách chăm sóc cho người bệnh sởi tại nhà

Đối với người bệnh nhẹ, không xuất hiện những biến chứng bất thường được bác sĩ tư vấn điều trị và chăm sóc tại nhà. Một số biện pháp chăm sóc người bệnh sởi tại nhà giúp nhanh chóng khỏi bệnh như: 

  • Kiểm tra thân nhiệt người bệnh thường xuyên và hạ sốt đúng cách: Nếu sốt nhẹ, nên hạ sốt bằng cách chườm ấm, lau người,... Sốt cao cần sử dụng thuốc hạ sốt theo liều phù hợp. 
  • Vệ sinh răng miệng, mũi họng hàng ngày: Vệ sinh mỗi ngày bằng nước muối sinh lý để ngăn ngừa viêm giác mạc, viêm tai giữa,... 
  • Chú ý những triệu chứng của người bệnh: Nên đưa người bệnh đến bệnh viện khi có dấu hiệu trở nặng, sốt cao, khó thở, tiêu chảy,... 
  • Nên nghỉ ngơi nhiều, ngủ đủ giấc và giữ tinh thần thoải mái. 
  • Tạo không gian sạch sẽ, thoáng mát và có ánh sáng vừa đủ: Dọn dẹp, khử khuẩn phòng nơi người bệnh nghỉ ngơi thường xuyên. 
  • Uống nhiều nước: Uống nước và điện giải giúp bù lại lượng nước mất đi khi sốt, tiêu chảy,... 
  • Rửa tay bằng xà phòng khử khuẩn thường xuyên, đeo khẩu trang khi ra ngoài. 

Thường xuyên kiểm tra thân nhiệt và hạ sốt đúng cách cho người bị bệnh sởiThường xuyên kiểm tra thân nhiệt và hạ sốt đúng cách cho người bị bệnh sởi

Biện pháp phòng tránh bệnh sởi

Để phòng tránh bệnh sởi an toàn và hiệu quả nhất là tiêm vaccine phòng ngừa sởi. Trẻ em sẽ được tiêm phòng sởi 2 lần khi được 9 và 18 tháng tuổi. Ở mũi tiêm đầu tiên, trẻ có khả năng miễn dịch bệnh tới 80-85%. Ở mũi tiêm thứ hai, khả năng kháng virus sởi tới 95%, sau đó miễn dịch đến suốt đời. 

Ngoài ra, người đã từng bị bệnh sẽ không bị nhiễm bệnh lần thứ hai. Vì trong cơ thể sẽ sinh ra kháng thể chống lại virus, khiến virus không thể gây bệnh. 

Tiêm phòng là biện pháp phòng tránh sởi đơn giản và hiệu quả caoTiêm phòng là biện pháp phòng tránh sởi đơn giản và hiệu quả cao

Bệnh sởi nên kiêng gì là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc khi chăm sóc người mắc sởi. Để đảm bảo việc điều trị hiệu quả, người bệnh nên tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý, khoa học để nhanh chóng hồi phục.

Qua bài viết này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, hy vọng đã giải đáp thắc mắc “Bệnh sởi nên kiêng gì?”. Qua đó, việc chăm sóc người bệnh sẽ trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn. Nếu người bệnh xuất hiện những triệu chứng nặng, kéo dài cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm. Mọi thắc mắc có thể liên hệ hotline 1900 1806 của Phương Đông hoặc để lại thông tin tại Đặt lịch khám.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
488

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám