Bị trĩ sau sinh phải làm sao? Nguyên nhân và cách điều trị

Trần Thị Việt Trinh

16-08-2022

goole news
16

Mang thai và sinh con là hành trình vô cùng thiêng liêng và ngập tràn hạnh phúc nhưng cũng mang đến cho mỗi người phụ nữ muôn vàn rắc rối “khó tỏ”. Trong đó phải kể đến bệnh trĩ sau sinh – đây là bệnh lý rất nhiều sản phụ gặp phải nhưng lại rất khó có thể giãi bày với người khác. Cùng tìm hiểu về bệnh trĩ sau sinh ngay trong bài viết dưới đây!

Tại sao phụ nữ hay bị trĩ sau sinh?

Bệnh trĩ (dân gian thường gọi là bệnh lòi dom) là tình trạng các cụm tĩnh mạch bên trong hậu môn, trực tràng bị sưng phồng do áp lực hoặc do các dây thần kinh hậu môn bị chèn ép. Bệnh trĩ phổ biến ở những người trong độ tuổi 45-60 và đặc biệt là phụ nữ sau sinh. Vậy tại sao phụ nữ sau sinh thường hay bị trĩ?

Sau thời gian gần 40 tuần thai và sinh nở, cơ thể người mẹ sẽ có những thay đổi nhất định. Ngoài thay đổi dễ nhìn thấy nhất về cân nặng thì chị em còn dễ gặp phải một số bệnh lý như són tiểu, đau đầu, đau mỏi khớp.... Đặc biệt, bệnh trĩ sau sinh là bệnh lý thường gặp không chỉ ảnh hưởng tới sinh hoạt mà còn tác động không nhỏ tới tâm lý người mẹ. Dưới đây là những yếu tố khiến chị em dễ bị bệnh trĩ sau sinh:

  • Trong thời gian mang thai, mẹ bầu ngồi hay nằm nhiều một chỗ khiến phân lưu lại ruột lâu, tái hấp thụ nước gây táo bón. Táo bón lâu ngày dẫn đến trĩ.
  • Nằm nhiều trong thời gian mang thai gây ra bệnh trĩ sau sinhNằm nhiều trong thời gian mang thai gây ra bệnh trĩ sau sinh
  • Trọng lượng cơ thể của thai nhi lớn tạo áp lực lên vùng trực tràng hậu môn khiến các tĩnh mạch bị chèn ép, máu khó lưu thông, căng phình lên làm giãn nở các mạch máu hình thành trĩ.
  • Trong quá trình chuyển dạ và sinh con, mẹ bầu rặn nhiều hoặc không đúng cách, tử cung mở to tăng áp lực cho khoang chậu, tụ máu sưng phù phần hậu môn khiến các búi trĩ sa ra ngoài.
  • Đã bị trĩ trước khi mang thai khiến bệnh trĩ có xu hướng diễn biến nặng hơn và gây chảy máu, thuyên tắc búi trĩ, viêm phù nề búi trĩ.
  • Các mẹ sau sinh có chế độ ăn không phù hợp, ít rau xanh, ít uống nước dẫn tới táo bón thường xuyên gây nên bệnh trĩ.

Trĩ sau sinh có tự khỏi không?

Bệnh trĩ thường rất hay ghé thăm các mẹ sau sinh và gây ra những rắc rối trong cuộc sống hàng ngày. Vậy vậy trĩ sau sinh có tự khỏi không?

Bệnh trĩ được phân thành 2 loại là trĩ nội và trĩ ngoại với 4 cấp độ biểu hiện khác nhau:

  • Trĩ độ 1: Đại tiện ra máu, búi trĩ vẫn chưa sa ra bên ngoài hậu môn
  • Trĩ độ 2: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi đại tiện nhưng có khả năng tự co lại
  • Trĩ độ 3: Búi trĩ không có khả năng tự co lại mà cần dùng tay đẩy vào
  • Trĩ độ 4: Búi trĩ thường trực ở hậu môn, nguy cơ nhiễm trùng cao

Tùy mức độ nặng nhẹ mà có những bà mẹ bỉm sữa bị trĩ sau sinh có thể tự khỏi được nhưng đa số đều cần can thiệp y tế. Do tâm lý chủ quan, ngại ngùng mà đa số chị em thường có gắng chịu đựng khiến bệnh tiến triển nặng và cần can thiệp ngoại khoa để loại bỏ búi trĩ. Vì vậy, ngay khi có các dấu hiệu của bệnh trĩ, các mẹ nên đi thăm khám tại bệnh viện để các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán và có phương pháp điều trị kịp thời, thích hợp. Tùy vào mỗi cấp độ bệnh, các bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau.

Bệnh trĩ thường khó tự khỏi mà đa số cần can thiệp y tế

Bệnh trĩ thường khó tự khỏi mà đa số cần can thiệp y tế

Nguyên nhân mắc phải bệnh trĩ sau sinh

Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu mắc phải bệnh trĩ sau sinh:

Từng bị trĩ: Những người bị trĩ trước khi mang thai hoặc trong thời gian mang thai nếu không chăm sóc sức khỏe đúng cách có thể khiến bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn với những biến chứng như chảy máu, thuyên tắc búi trĩ.

Kích thước thai nhi: Sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là trong những tháng cuối có thể gây chèn ép và cản trở đường về của các tĩnh mạch làm các đám rối trĩ bị căng phồng lên. Bên cạnh đó, tất cả những hormone trong cơ thể người mẹ cũng ảnh hưởng đến sự hình thành trĩ. Mẹ bầu sẽ có nồng độ progesterone cao, khiến tĩnh mạch giãn ra và ngày càng ứ máu. 

Rặn đẻ: Việc rặn đẻ không đúng cách đã làm tăng áp lực lên ổ bụng đặc biệt là phần dưới của khung chậu (vùng tiểu khung), làm búi trĩ dễ bị sa ra ngoài.

Rặn đẻ quá sức là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ sau sinhRặn đẻ quá sức là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ sau sinh

Chế độ dinh dưỡng sau sinh: Sau khi sinh, có rất nhiều mẹ bỉm sữa áp dụng cho mình những chế độ ăn kiêng không khoa học như giảm rau xanh, chất xơ, ít uống nước sẽ làm tăng nguy cơ mắc trĩ sau sinh.

Bị táo bón: Tình trạng táo bón sau sinh làm tăng khả năng mắc trĩ.

Không vận động hoặc vận động quá sức.

Phụ nữ bị viêm phế quản mãn tính hay bị dãn phế quản hoặc lao động nặng nhọc... sẽ làm tăng áp lực trong ổ bụng điều này làm cho nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Các dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh trĩ sau sinh

Mỗi mức độ bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau. Ở mức độ nhẹ (độ 1 và 2), bệnh thường không biểu hiện quá rõ và không ảnh hưởng nhiều tới đời sống sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên khi bệnh tiến triển tới giai đoạn nặng (độ 3 và 4), bệnh sẽ gây nhiều khó chịu. Dưới đây là những dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh trĩ sau sinh:

Bị táo bón và đi đại tiện ra máu

Tình trạng táo bón sẽ khiến việc đi đại tiện gặp rất nhiều khó khăn và có thể dẫn đến đại tiện ra máu dù chỉ xuất hiện ít. Giai đoạn sau, tình trạng chảy máu ở hậu môn xuất hiện càng nhiều và có nhiều trường hợp máu từ búi trĩ sẽ bị đông lại trong lòng của trực tràng. Lúc này mỗi lần đi đại tiện, bệnh nhân sẽ thấy xuất hiện cục máu, máu với lượng máu tăng dần và máu có thể chảy theo tia một cách rõ ràng.

Búi trĩ bị sa bên trong hoặc ra ngoài trực tràng

Các mẹ sau sinh bị trĩ ở mức độ nhẹ sẽ chỉ khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Nhưng nếu không phát hiện ra và tình trạng này kéo dài sẽ khiến búi trĩ bắt đầu bị sa dẫn tới cảm giác bứt rứt, khó chịu khi đi đại tiện và trong sinh hoạt.

Ngứa ngáy, rát và khó chịu ở hậu môn

Ngứa ngáy, bứt rứt, rát hậu môn là một triệu chứng thường thấy khi bị trĩ. Đây là tình trạng khiến các mẹ cảm thấy khó chịu, bối rối, mất tự tin trong cuộc sống thường nhật. Tuy nhiên những dấu hiệu này khiến nhiều người lầm tưởng là mắc giun sán nên thường bỏ qua.

Ngứa rát hậu môn là dấu hiệu bệnh trĩ

Ngứa rát hậu môn là dấu hiệu bệnh trĩ

Khi tình trạng bệnh kéo dài mà không có biện pháp điều trị, hậu môn có thể bắt đầu bị nứt và gây cảm giác rát, khó chịu và có thể chảy máu khi đi vệ sinh. 

Các búi trĩ có thể khiến bệnh nhân đau đớn nhưng thường không gây ra cảm giác vướng, cộm. Khi bệnh tiến triển nặng, búi trĩ bị tắc mạch, nghẹt, nứt kẽ hậu môn gây ra cảm giác đau. Nếu để thời gian dài có thể bị xuất hiện thêm ổ áp xe nằm tại dưới lớp niêm mạc và ở trong hố ngồi - trực tràng hay các bệnh lý khác như viêm/u trực tràng,...

Triệu chứng khác

Một vài triệu chứng khác khi phụ nữ bị trĩ sau sinh có thể cảm nhận được là thấy hơi cộm khi ngồi khiến người bệnh không thoải mái. Bạn có thể cảm thấy đau khi búi trĩ bị tắc mạch, nứt kẽ hậu môn. 

Thêm vào đó, người bệnh trĩ  có thể nhận thấy dấu hiệu nhỏ như chảy dịch nhầy ở cửa hậu môn và các triệu chứng bệnh lý khác đi kèm theo như là bị viêm trực tràng hoặc có thể viêm da quanh hậu môn ...

Cách chữa bệnh trĩ sau sinh

Điều trị bệnh trĩ sau sinh thường có 2 phương pháp đó là điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa.

Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa là phương pháp được ưu tiên trong chữa bệnh trĩ

Điều trị nội khoa là phương pháp được ưu tiên trong chữa bệnh trĩ

Điều trị nội khoa là ưu tiên hàng đầu trong chữa bệnh trĩ sau sinh. Phương pháp điều trị nội khoa bảo tồn thường tức là sử dụng kết hợp các loại thuốc điều trị như:

Thuốc làm co mạch, tăng tính bền cho thành mạch, làm giảm dần kích thước của búi trĩ và giảm tình trạng chảy máu.

Các loại thuốc chống viêm giúp giảm sưng nề, giảm đau búi trĩ

Thuốc chống co thắt cơ vòng hậu môn

Thuốc làm mềm phân giúp đại tiện dễ dàng

Các loại thuốc này sẽ được các bác sĩ cân nhắc lựa chọn phù hợp với phụ nữ sau sinh và đang cho con bú. Tuy nhiên đối với những trường hợp bệnh ở mức độ nặng, gây biến chứng mà điều trị bảo tồn không hiệu quả thì cần phải can thiệp phẫu thuật.

Ngoại khoa

Với sự phát triển của y học hiện đại, có rất nhiều phương pháp phẫu thuật điều trị trĩ sau sinh. Và tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Cắt trĩ kinh điển: chỉ định cho những trường hợp bị trĩ hỗn hợp, trĩ nội sa biến chứng nguy hiểm, trĩ có biến chứng tắc mạch.

Phẫu thuật Longo: trường hợp trĩ nội độ III, IV.

Mẹo giảm đau trĩ sau sinh

Chườm lạnh búi trĩ với đá được bọc trong khăn sạch: Cách làm này giúp giảm đau, giảm sưng, viêm tại búi trĩ đồng thời giúp co các mạch máu và cầm máu.

Ấn nhẹ vào búi trĩ trong 5 phút sau đó chờ tới da ấm trở lại mới tiếp tục chườm

Chườm 3-4 lần/ngày

Lau khô bằng khăn mềm sau khi chườm đá

Lưu ý: Tuyệt đối không chườm trực tiếp đá lạnh lên búi trĩ  mà cần bọc túi đá vào vải sạch và không chườm quá lâu vì đá lạnh có thể gây tổn thương cho da.

Nằm khi xuất hiện những cơn đau búi trĩ

Nằm nghỉ ngơi là cách đơn giản giúp giảm đau búi trĩ. Sản phụ nên nằm duỗi người trên một chiếc ghế dài và co chân lên trong vòng 30 phút nhằm giảm áp lực khỏi vùng hậu môn đang đau nhức. Hành động này giúp cải thiện lưu thông máu đến lưng đồng thời giảm những cơn đau từ búi trĩ.

Giảm đau trĩ sau sinh bằng cách ngâm hậu môn trong nước ấm

Ngâm trong nước ấm giúp giảm đau trĩ hiệu quả

Ngâm trong nước ấm giúp giảm đau trĩ hiệu quả

Ngâm nước ấm trong 15-20 phút giúp giảm kích thích như đau, sưng, viêm ở hậu môn cho bệnh nhân mắc trĩ. Bên cạnh đó, sản phụ có thể pha thêm muối, giấm, baking soda hoặc một số loại thuốc (theo chỉ định của bác sĩ) giúp kháng khuẩn, dịu da. Sau đó cần thấm khô hậu môn bằng khăn bông sạch, hạn chế chà xát gây tổn thương búi trĩ.

Đẩy búi trĩ vào đúng vị trí

Búi trĩ bị sa ra ngoài sau khi đại tiện khá phổ biến ở những sản phụ mắc trĩ cấp độ 3 và tình trạng này làm búi trĩ đặc biệt dễ tổn thương. Vì vậy bệnh nhân có thể sử dụng găng tay dùng một lần, bôi gel trơn hoặc sử dụng khăn sạch, mềm để từ từ đẩy búi trĩ bị sa trở lại bên trong hậu môn.

Hạn chế rặn khi đại tiện

Việc gắng sức rặn khi đại tiện sẽ làm nặng thêm căn bệnh trĩ và kéo dài sự khó chịu cho bệnh nhân. VÌ vậy, thay vì cố gắng rặn, người bệnh nên ngồi đúng tư thế giúp giảm đau và hỗ trợ đại tiện. Đặc biệt người bệnh không nên nhịn đại tiện vì sợ đau. Nhịn đại tiện càng lâu sẽ khiến phân càng cứng, khiến trĩ ngày càng nghiêm trọng hơn.

Tư thế ngồi khi đại tiện

Ngồi lên toilet, không khom lưng hay chống tay vào đùi, đặt tay lên đùi để nâng đỡ phần thân trên; để 2 chân rộng hơn hông và nghiêng người về phía trước theo đường cong xương sống lưng.

Hoặc kê ghế dưới chân cho chân cao hơn tạo thuận lợi cho quá trình đại tiện.

Một số lưu ý khác

Bên cạnh những mẹo giúp làm giảm đau trĩ trên, bệnh nhân cần lưu ý lau nhẹ nhàng vùng hậu môn, có thể dùng vòi xịt rửa nhẹ nhàng sau đó thấm khô bằng khăn bông sạch, hạn chế dùng giấy chà xát.

Hạn chế dùng giấy chà xát hậu môn giúp giảm những cơn đau trĩ

Hạn chế dùng giấy chà xát hậu môn giúp giảm những cơn đau trĩ

Nếu cơn đau không thuyên giảm, bạn có thể dùng một số loại thuốc giảm đau nhanh, an toàn với người đang cho con bú như acetaminophen hay ibuprofen (tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng)

Tăng cường các bài tập Kegel giúp làm săn chắc cơ vùng đáy chậu.

Xây dựng thói quen ăn uống khoa học: Tăng cường chất xơ, rau xanh, trái cây giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa táo bón; hạn chế đồ cay nóng, nhiều gia vị…

Trĩ là căn bệnh rất phổ biến hiện nay, đặc biệt là ở phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên đa số chị em đều e ngại chia sẻ, thăm khám mà cho rằng có thể tự điều trị tại nhà.  Điều này có thể dẫn tới những hậu quả đáng tiếc. Vì vậy ngay khi có những dấu hiệu của bệnh trĩ, chị em cần lựa chọn những địa chỉ uy tín để theo dõi và được điều trị hiệu quả.

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là địa chỉ tin cậy giúp các mẹ bỉm sữa điều trị bệnh trĩ an toàn với thế mạnh:

  • Bệnh viện mô hình khách sạn với đầy đủ các phương pháp điều trị trĩ nội, trĩ ngoại
  • Đội ngũ bác sĩ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn
  • Trang thiết bị y tế hiện đại, công nghệ tiên tiến
  • Dịch vụ y tế toàn diện, chu đáo
  • Quy trình thăm khám khép kín, chuyên khoa: Khám lâm sàng (chẩn đoán bệnh bước đầu với các triệu chứng hàng ngày); Khám chuyên khoa vùng hậu môn (các bác sĩ giúp che chắn cho bệnh nhân để việc thăm khám dễ dàng, tạo sự thoải mái cho cả bệnh nhân và bác sĩ và tiến hàng kiểm tra vùng hậu môn, quan sát vị trí, kích cỡ các búi trĩ để đưa ra chẩn đoán phù hợp); với các trường hợp bị trĩ nội các bác sĩ sẽ chỉ định thăm khám nội soi để xác định các búi trĩ

BVĐK Phương Đông - Địa chỉ điều trị bệnh trĩ sau sinh uy tín

BVĐK Phương Đông - Địa chỉ điều trị bệnh trĩ sau sinh uy tín

  • Phương pháp điều trị trĩ: an toàn, hiệu quả, sử dụng công nghệ hiện đại giúp mổ nhẹ nhàng, ít đau, hồi phục nhanh chóng.
  • Bệnh viện được thiết kế theo mô hình khách sạn tiêu chuẩn 5 sao. Người bệnh được nghỉ ngơi chăm sóc tại phòng nội trú sang trọng, tiện nghi. Đội ngũ điều dưỡng tận tình giúp khách hàng xóa tan mọi cảm giác lo lắng khi đi viện.
  • Đặc biệt, bệnh nhận được thanh toán theo BHYT, Bảo hiểm bảo lãnh giúp tiết kiệm chi phí tối đa

Nếu bạn đang có những dấu hiệu bị trĩ như búi trĩ sa ra ngoài (không thể tự co lên), búi trĩ sa tắc mạch (sưng to, đau), đi đại tiện ra máu, ngứa ngáy… Hãy gọi ngay 1900 1806 để được tư vấn thăm khám và điều trị bệnh trĩ cùng các bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm lĩnh vực hậu môn - trực tràng của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

9,017

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

TTUT. Bác sĩ CKII

HÀN VĂN BẠ

Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

TTUT. Bác sĩ CKII

HÀN VĂN BẠ

Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
19001806 Đặt lịch khám