Tổng quan về viêm cơ tim: nguyên nhân & phương pháp điều trị

Hoàng Hải

21-02-2023

goole news
16

Cơ tim là bộ phận cực kỳ quan trọng có chức năng chính là không ngừng tự co giãn để bơm máu đến các cơ quan khác trong cơ thể. Viêm cơ tim là bệnh lý khiến người bệnh có nguy cơ tử vong cao. Hãy cùng Bệnh viện Phương Đông tìm hiểu rõ hơn về bệnh viêm cơ tim trong bài viết dưới đây nhé!

Tổng quan về bệnh viêm cơ tim

Viêm cơ tim là tình trạng viêm toàn bộ hoặc một phần các tế bào cơ tim. Khi cơ tim bị viêm sưng, khả năng bơm máu của sẽ tim giảm. Dẫn đến các các cơ quan quan trọng như: thận, gan, não… bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng.

tim khỏe mạnh và tim bị viêm cơ

Tim khỏe mạnh và tim bị viêm cơ

Do đó viêm cơ tim là bệnh lý rất nguy hiểm. Khi các cơ ở tim bị viêm dẫn đến tình trạng đau tim, đau thắt ngực, loạn nhịp tim, khó thở, … Có thể gây ra cục máu đông và dẫn đến tử vong…

Bệnh viêm cơ tim có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhiều ở người trẻ (20 – 40 tuổi), gặp ở nam nhiều hơn ở nữ. Triệu chứng phong phú có thể từ nhẹ đến nặng. Những người bị suy giảm hệ miễn dịch, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường có nguy cơ bị nhiều hơn.

Nguyên nhân bị mắc viêm cơ tim

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mắc bệnh. Trong đó nguyên nhân chủ yếu gây bệnh này là do virus, ký sinh trùng, vi khuẩn hoặc do nấm.

mắc bệnh viêm cơ tim do virus

Viêm cơ tim do virus

Bị viêm cơ tim do virus

Virus liên kết với viêm cơ tim bao gồm Coxsackievirus B, có thể gây ra triệu chứng tương tự như một trường hợp nhẹ của bệnh cúm; những virus gây cảm lạnh (Adenovirus); và Parvovirus B19.

Nhiễm trùng đường tiêu hóa (Echoviruses), bạch cầu đơn nhân (Epstein-Barr virus) hay bệnh sởi (Rubella) cũng là nguyên nhân của bệnh này.

Bệnh cũng phổ biến ở những người bị HIV, virus gây bệnh AIDS.

Do vi khuẩn

Nhiều loại vi khuẩn có thể gây bệnh viêm cơ tim. Trong đó có tụ cầu,vi khuẩn gây bệnh bạch hầu, liên cầu, Staphylococcus Aureus… còn có thể gây viêm van tim và nội tâm mạc. Bệnh này còn xảy ra trên 1/4 bệnh nhân bạch hầu do vi khuẩn Corynebacterium Diphtheriae.

Do các ký sinh trùng

Bệnh nhân có thể mắc bệnh do một số ký sinh trùng như Trypanosoma Cruzi và Toxoplasma; bao gồm cả một số được truyền bởi những con côn trùng và có thể gây ra bệnh Chagas.

Viêm cơ tim do nấm

Các loại nấm như: Candida, Aspergillus và nấm khác như Histoplasma (thường ở trong phân chim) đôi khi có thể gây viêm cơ tim.

Những trường hợp phải sống trong môi trường không sạch sẽ, tiếp xúc với nhiều loại hóa chất độc hại. Thì nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn so với những người khác.

Ngoài ra, bệnh còn có thể xuất phát từ nguyên nhân tự miễn. Chính hệ miễn dịch của cơ thể tấn công mô cơ tim lành chứ không phải do vi khuẩn.

Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết viêm cơ tim

bệnh viêm cơ tim

Cơ tim bị viêm

Biểu hiện lâm sàng của bệnh là rất đa dạng, phong phú. Bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng kín đáo, suy tim tối cấp rầm rộ hoặc rối loạn nhịp nguy kịch. Các triệu chứng phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, cũng như mức độ nghiêm trọng của thương tổn nhưng có thể chia ra làm 3 nhóm:

  • Không triệu chứng: Những biểu hiện ở nhóm này là không rõ ràng, nên bệnh diễn biến một cách âm thầm đến khi có triệu chứng rõ rệt thì đã ở giai đoạn muộn.
  • Triệu chứng điển hình: Người bệnh có biểu hiện của bệnh cúm như sốt cao, đau nhức đầu, mỏi cơ, tiêu chảy, chảy nước mắt,mũi, đau tức ngực, đánh trống ngực.
  • Triệu chứng nghiêm trọng: Sốc tim, mạch đập nhỏ, yếu, hạ huyết áp… Lúc này việc đáp ứng điều trị thấp và có nguy cơ tử vong rất cao.

Viêm cơ tim có lây nhiễm không?

Hiện nay, cư dân mạng đang rần rần đồn thổi có một loại virus là virus viêm cơ tim, nhưng đó hoàn toàn không phải là sự thật. Một trong những tác nhân gây bệnh này có thể là do virus như virus cúm, thậm chí là virus sốt xuất huyết.

Hơn nữa, tỷ lệ gây bệnh do các loại virus trên là rất hiếm. Hầu hết là các trường hợp nhiễm virus lành tính, tự khỏi trong một vài ngày. Chỉ một số rất ít, tấn công vào tim và gây bệnh.

viêm cơ tim không phải bệnh truyền nhiễm

Viêm cơ tim không phải bệnh truyền nhiễm

Bệnh viêm cơ tim không phải là một bệnh truyền nhiễm và không lây lan từ người này sang người khác. Do đó các thông tin được lan truyền như xuất hiện virus viêm cơ tim là hoàn toàn không đúng. Vì vậy, người dân cũng không cần quá hoang mang.

Biến chứng của viêm cơ tim

Đây là một bệnh lý nguy hiểm và phức tạp, thường kèm theo đó là viêm nội tâm mạc và viêm màng ngoài tim. Các biến chứng thường gặp của bệnh như:

Suy tim mất bù, tắc mạch ngoại vi do các cục máu đông, rối loạn nhịp tim nặng.

Viêm cơ tim do virus thường dễ bị bỏ sót trong chẩn đoán bệnh nhưng lại diễn biến trong thời gian rất nhanh, có nguy cơ đột tử và tử vong cao. Khi những con virus xâm nhập vào cơ thể thường khởi phát viêm họng, sốt. Sau từ 5 - 7 ngày sẽ bắt đầu xâm nhập vào tim và các cơ quan khác. Tuy nhiên, quá trình này thường bị nhầm với các bệnh hô hấp thông thường.

Virus tấn công vào tim làm tổn thương các tế bào cơ tim, gây rối loạn nhịp tim, giảm sức co bóp và dẫn đến trụy mạch. Trong một số trường hợp, bệnh nhân tử vong chỉ sau 1 đến 2 ngày dù được phát hiện bệnh sớm.

Để phòng ngừa các biến chứng của bệnh, người bệnh không nên chủ quan với các triệu chứng cảm cúm hàng ngày. Khi có dấu hiệu sốt cao, đau cơ, khó thở, tức ngực cần đi khám bác sĩ sớm để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

khám bệnh thường xuyên giúp bạn phòng tránh nguy cơ bệnh viêm cơ tim

Đến các cơ sở uy tín để thăm khám khi có dấu hiệu của bệnh

Biện pháp chẩn đoán viêm cơ tim

  • Sinh thiết nội mạc cơ tim: Đây là phương pháp hữu ích để chẩn đoán, có thể xác định bệnh rõ ràng trên mô bệnh học nhưng chưa được thực hiện tại Việt Nam.
  • Siêu âm Doppler tim: Có thể đánh giá được chức năng tim, các rối loạn vận động vùng do viêm cơ tim không liên quan đến các vùng tưới máu động mạch vành.
  • Điện tâm đồ: Thường hay thấy dấu hiệu ST chênh lên xuống ở nhiều chuyển đạo, biểu hiện tình trạng viêm cơ tim màng tim. Nhưng cần tránh nhầm lẫn với biến đổi ST chênh lên trong nhồi máu cơ tim.
  • Cộng hưởng từ tim: cũng là phương pháp có giá trị chẩn đoán cao. Tuy nhiên ít thực hiện được trong giai đoạn viêm cơ tim cấp.
  • Xét nghiệm máu: ngoài tình trạng các maker nhiễm trùng, thì cần chú ý đến Troponin T hoặc Troponin I là dấu hiệu của hoại tử cơ tim. Dựa vào đó là có thể chẩn đoán được có sự tổn thương cơ tim hay không. Ngoài ra NT-proBNP, lactat máu cũng cần thiết để đánh giá mức độ suy tim, tưới máu cơ quan của người bệnh.
  • Chụp động mạch vành qua da: ở những người bệnh có dấu hiệu đau ngực kèm các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành, tăng men tim. Cũng cần thực hiện chụp động mạch vành để loại trừ trường hợp nhồi máu cơ tim nếu tình trạng cho phép

Phương pháp điều trị khi bị viêm cơ tim

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh sẽ có hướng điều trị bệnh khác nhau. Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là điều trị sớm không để rối loạn nhịp tim, suy tim vì viêm cơ tim là bệnh lý có tỷ lệ tử vong rất cao.

Tùy vào từng nguyên nhân và thể trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp. Nhưng phương pháp điều trị bệnh phổ biến nhất vẫn là điều trị các triệu chứng. Một số cách điều trị triệu chứng chủ yếu như: tăng cường co bóp cơ tim, chống loạn nhịp tim và chống sốc,…

Điều trị viêm cơ tim bằng thuốc: Bệnh nhân chỉ được dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Trường hợp bệnh nhân đã có biểu hiện của suy tim có thể sử dụng digoxin và thuốc lợi tiểu. Các trường hợp rối loạn chức năng tim, bác sĩ sẽ dùng thuốc tăng co bóp trong giai đoạn cấp tính. Sau đó, người bệnh sẽ được tiến hành điều trị bằng thuốc ức chế men chuyển khi dung nạp.

điều trịn viêm cơ tim bằng thuốc

Điều trị bệnh bằng thuốc

Khi bệnh đã chuyển sang mức độ nặng, tim không thể đáp ứng với những liệu pháp thông thường và khó có thể hoạt động một các bình thường trở lại. Thì các bác sĩ sẽ lựa chọn liệp pháp tuần hoàn ngoài cơ thể hay còn gọi là phương pháp hỗ trợ chức năng tim bằng thiết bị màng trao đổi oxy bên ngoài cơ thể (ECMO) hoặc tiến hành ghép tim cho những bệnh nhân chưa thể cải thiện chức năng tim.

Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm cơ tim

Hiện nay, chưa có phương pháp phòng ngừa bệnh. Nhưng các bác sĩ khuyến cáo bạn nên thực hiện vệ sinh thật tốt, tránh các nguy cơ nhiễm trùng cơ tim và hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Bên cạnh đó, cần hạn chế tiếp xúc với côn trùng, tiêm vắc xin phòng một số bệnh như rubella và cúm.

Viêm cơ tim là một bệnh lý nguy hiểm với tỉ lệ tử vong cao. Đặc biệt, khi gặp phải một số biểu hiện như đau ngực và khó thở, hoặc có biểu hiện nhiễm trùng hoặc nhiễm virus. Cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời. Với đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao cùng trang thiết bị y tế hiện đại, Bệnh viện Phương Đông chắc chắn sẽ là một địa chỉ uy tín để khám và chữa các bệnh liên quan đến tim mạch hiệu quả nhất.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

901

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám