Béo phì: Nguyên nhân, ảnh hưởng tới cơ thể và cách phòng tránh

Thu Hiền

26-01-2024

goole news
16

Béo phì đang là căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại. Sau đây là bài viết tìm hiểu về béo phì là gì? Chúng ta sẽ khám phá nguyên nhân, tác động của béo phì đối với sức khoẻ và cách phòng tránh bị béo phì.

Tìm hiểu về bệnh béo phì

Thừa cân và béo phì đều là tình trạng tích tụ chất béo trong cơ thể vượt quá mức bình thường, có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe. Nam béo phì có tỷ lệ thấp hơn phụ nữ béo phì. 

Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vào năm 2016, trên toàn cầu có hơn 1,9 tỷ người trên 18 tuổi mắc chứng thừa cân, trong đó có hơn 650 triệu người bị béo phì. Đáng chú ý, béo phì cũng đang trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến ở trẻ em. Trong cùng năm 2016, có hơn 340 triệu trẻ em béo phì và thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 5 đến 19 bị thừa cân béo phì.

Hình ảnh bệnh nhân béo phìHình ảnh bệnh nhân béo phì

Phân độ béo phì

Để xác định tình trạng béo phì, chủ yếu sử dụng chỉ số khối cơ thể (BMI) dựa trên chiều cao và cân nặng của một người. BMI là một công cụ gián tiếp được sử dụng để đo lường lượng mỡ trong cơ thể và xác định liệu người đó có béo phì hay không. 

Chỉ số BMI được tính như sau: BMI= trọng lượng cơ thể (kg) / (chiều cao x chiều cao) (m)

Các cấp độ béo phì

  • Béo phì cấp độ 1: Khi chỉ số BMI từ 30 tới 35.
  • Béo phì cấp độ 2: Khi chỉ số BMI từ 35 tới 40.
  • Béo phì cấp độ 3: BMI trên 40.

Những dấu hiệu béo phì

Bạn có thể đo chỉ số khối cơ thể (BMI) và xác định tình trạng của mình. Nếu BMI nằm trong khoảng từ 25 đến 29,9; đó được coi là tình trạng thừa cân. Nếu chỉ số này lớn hơn hoặc bằng 30, bạn được xem là bị béo phì.

Nguyên nhân gây béo phì

  • Một chế độ ăn uống không hợp lý không chỉ ảnh hưởng đến cân nặng mà còn ảnh đến sức khỏe và đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây béo phì. Khẩu phần ăn vào vượt quá nhu cầu sử dụng của cơ thể năng lượng dư thừa chuyển thành mỡ Bên cạnh đó đồ ăn chứa nhiều loại thực phẩm có năng lượng cao, thực phẩm giàu chất béo, đường hoặc muối, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh hoặc đồ uống có gas cũng dẫn đến thừa năng lượng và tích tụ chất béo
  • Bệnh tuyến giáp gây béo phì, đây là nguyên nhân dẫn đến các biến đổi không bình thường về cân nặng, bao gồm giảm cân hoặc tăng cân. Điều này tạo nên một nghịch lý, trong trường hợp bệnh nhân bị tăng hoạt động của tuyến giáp, các hormone được sản xuất liên tục gây ra cảm giác thèm ăn, nhưng dẫu vậy, họ có thể ăn nhiều mà vẫn giảm cân. Ngược lại, suy giáp có gây béo phì không với người bị suy giáp, dù có cảm giác chán ăn, cân nặng vẫn tăng lên.
  • Do gen di truyền: nếu cha mẹ bị bệnh béo phì thì có đến 80% nguy cơ con bị béo phì.
  • Do ít vận động: ít vận động, ít sử dụng năng lượng sẽ làm dư thừa nhiều calo và tích luỹ thành mỡ.

Các tác hại của béo phì

Béo phì là nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh lý khác. Các bệnh lý này, nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng và cả chất lượng cuộc sống của người bị bệnh.

Hình ảnh bệnh nhân béo phìBéo phì và bệnh tiểu đường

Nguy cơ của bệnh béo phì có thể gắn liền với nhiều bệnh lý khác như sau:

  • Tiền đái tháo đường.
  • Đái tháo đường loại 2.
  • Rối loạn chuyển hóa acid uric, có thể là nguyên nhân của gout cấp.
  • Rối loạn lipid máu.
  • Ngoài ra, béo phì gây vô sinh.

Ngoài ra béo phì còn là yếu tố gây ra các bệnh liên quan tim mạch như: tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim,...Bên cạnh đó cũng là tác nhân gây các bệnh về tiêu hoá, biến chứng ở phổi,..

Phương pháp điều trị béo phì

Cách tiếp cận giảm cân dựa trên nguyên tắc calo tiêu thụ nhiều hơn calo hấp thụ, nhằm kích hoạt cơ thể sử dụng năng lượng từ mỡ để đạt được mục tiêu giảm cân. 

Dưới đây là những nguyên tắc cần tuân thủ để giảm cân:

  • Giới hạn lượng calo tiêu thụ khoảng 20- 25 kcal/kg/ngày. Mức này sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, mức độ hoạt động và mục tiêu giảm cân.
  • Cân bằng khẩu phần ăn giữa carbohydrat, lipid và protein.
  • Hạn chế đường đơn, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.
  • Giảm tiêu thụ rượu bia.
  • Chế độ dinh dưỡng cho người béo phì là phải bổ sung nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất từ trái cây, rau củ quả và ngũ cốc nguyên hạt.
  • Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa với hàm lượng phù hợp.

Đối với việc điều trị béo phì ở trẻ em thì nên giảm ăn theo cách giảm carbohydrate, nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Tránh nhịn ăn quá mức để giảm cân, vì điều này có thể gây tổn thương cho cơ thể. 

Trong thực đơn dành cho người béo phì, nên ưu tiên sử dụng nước không đường và không calo như nước lọc. Bạn có thể sử dụng tháp dinh dưỡng cho người béo phì để quá trình giảm cân hiệu quả hơn,những món ăn dành cho trẻ béo phì cũng được tháp liệt kê đầy đủ. Tháp dinh dưỡng này cũng phù hợp làm nguồn tham khảo cho chế độ ăn cho bà bầu béo phì và thực đơn cho bà bầu béo phì.

Mẹ bầu béo phìMẹ bầu béo phì

Biện pháp phòng bệnh béo phì

  • Thường xuyên tập thể dục, có thể kết hợp: đi bộ, yoga, bơi lội,...
  • Hạn chế tiêu thụ các loại thức ăn nhanh, thực phẩm giàu tinh bột, đồ ăn dầu mỡ và đồ ngọt
  • Ăn nhiều trái cây, rau củ 
  • Ăn nhiều protein có nguồn gốc từ thực vật

Các câu hỏi về bệnh béo phì

Khám béo phì cho trẻ ở đâu?

Nhiều bậc cha mẹ thường quan niệm rằng trẻ em mũm mĩm mới dễ thương từ đó cho con ăn không kiểm soát dẫn đến béo phì. Theo thống kê, khoảng 60- 80% trẻ em béo phì là bởi vì nguyên nhân do dinh dưỡng. Các trường hợp còn lại có thể do yếu tố di truyền, nội tiết và tâm lý xã hội. 

Ba mẹ có thể cho trẻ đi khám béo phì tại các cơ sở y tế uy tín, trong đó có Bệnh viện Phương Đông. Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất hiện đại thì đây là địa chỉ được nhiều ba mẹ tin tưởng.

Người béo phì không nên ăn gì?

Lời khuyên cho người béo phì là chúng ta không nên ăn đồ ăn nhanh, đồ dầu mỡ, các loại bánh ngọt có nhiều đường. Nên tránh xa nước ngọt, nước ép trái cây đóng hộp và nước tăng lực. Các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói và thịt đóng hộp cũng nên tránh. 

Ngoài ra cũng nên duy trì chế độ tập thể dục thường xuyên để có cơ thể khoẻ mạnh.

Thức khuya gây béo phì không?

Thức khuya gây béo phì, các nghiên cứu đã khẳng định rằng việc thiếu ngủ, tức là ngủ ít hơn 7 giờ mỗi ngày, có xu hướng làm tăng nguy cơ tăng cân và béo phì so với những người có đủ giấc ngủ 7 giờ.

Tại sao béo phì gây tăng huyết áp?

Béo phì gây tích tụ mô mỡ quá mức trong cơ thể, gây ra nhiều tác động tiêu cực đến hệ tim mạch. Trạng thái béo phì làm tăng nhu cầu trao đổi chất của cơ thể, dẫn đến lưu thông máu tăng, cung cấp máu và thể tích huyết tương gia tăng, từ đó tạo áp lực lên thành tim và gây tăng huyết áp.

Suy tuyến giáp có gây béo phì không?

Khi không được điều trị kịp thời, các bệnh liên quan đến tuyến giáp có thể gây ra nhiều vấn đề, bao gồm béo phì, bệnh tim mạch, trầm cảm và suy giảm ham muốn tình dục. Trong trường hợp suy giáp, người bệnh có thể trải qua các triệu chứng căn bản như mệt mỏi, nhạy cảm với lạnh, tăng cân, da tóc khô, táo bón và đau khớp.

Kết luận

Nhắc đến béo phì là một vấn đề đáng lo ngại có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe, bao gồm nhiều vấn đề như suy dinh dưỡng thể béo phì, béo phì ở tuổi dậy thì, béo phì giảm cân, béo phì ở trẻ em

Mọi thông tin hoặc thắc mắc khác về bệnh béo phì hoặc bất kì bệnh nào khác hãy liên hệ hotline 1900 1806 hoặc để lại thông tin tại phần Đặt lịch khám của Phương Đông để được hỗ trợ.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,901

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám