Hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt nên mỗi khi thời tiết thay đổi, trẻ sẽ xuất hiện các cơn ho, sổ mũi, khó thở, đây là biểu hiện của bệnh viêm phế quản. Tuy bệnh không quá nguy hiểm nhưng cha mẹ cũng cần biết cách chăm sóc trẻ bị viêm phế quản tại nhà, phòng tránh biến chứng viêm phổi, suy hô hấp.
Trẻ bị viêm phế quản là tình trạng thế nào?
Trẻ viêm phế quản là hiện tượng đường thở dưới bị viêm nhiễm, hay còn gọi sưng cuống phổi, gây ho nhiều, nôn ói, mệt mỏi. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp, nghiêm trọng hơn là tử vong nên gia đình cần quan tâm, chăm sóc trẻ bị viêm phế quản.
Viêm phế quản ở trẻ gồm 2 loại:
- Viêm phế quản cấp tính.
- Viêm phế quản mạn tính.
Viêm phế quản ở trẻ em
Trong đó, viêm phế quản cấp tính chiếm phần lớn ở trẻ em, thường kéo dài 7 - 10 ngày hoặc hơn. Trẻ cần được cha mẹ chăm sóc đúng cách, kịp thời để bệnh không tái đi tái lại nhiều lần, dẫn tới mạn tính.
Đối tượng trẻ bị viêm phế quản phổ biến
Tuy trẻ em là đối tượng dễ nhiễm bệnh viêm phế quản, song những nhóm đối tượng sau đây có nguy cơ cao hơn cả, bao gồm:
(Những trẻ em có yếu tố nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản cao)
- Trẻ bị béo phì, thừa cân.
- Trẻ bị dị ứng đường hô hấp với phấn hoa, bụi nhà ở, lông động vật.
- Trẻ nhỏ tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá.
- Trẻ sống trong môi trường có độ ẩm cao, nấm mốc.
- Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, đặc biệt trẻ sơ sinh.
- Trẻ sinh thiếu tháng.
- Trẻ suy dinh dưỡng, mắc bệnh suy giảm miễn dịch, bị bệnh lý bẩm sinh.
Triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em
Nhận biết trẻ bị viêm phế quản thông qua các triệu chứng sau:
- Ho khan, ho có đờm.
- Ngứa, rát cổ họng nếu ho liên tục.
- Ho dữ dội khi nằm.
- Nghẹt mũi, thở khò khè, khó thở.
- Sốt 38 - 40 độ ở ngày thứ 3 sau khởi phát bệnh.
- Đau họng.
- Mệt mỏi, ớn lạnh, khó chịu.
- Đau, nhức đầu.
- Đau ngực.
- Trẻ chưa biết nói sẽ quấy khóc bất thường.
- Bỏ bú, bỏ ăn.
- Da tím tái, xanh, xám.
- Niêm mạc phế quản sưng đỏ, phù nề,...
Sốt cao và ho kéo dài là triệu chứng khi trẻ bị viêm phế quản.
Cách chăm sóc trẻ bị viêm phế quản
Lập kế hoạch chăm sóc trẻ bị viêm phế quản hợp lý, đúng cách để rút ngắn tối đa thời gian điều trị. Gia đình có thể tham khảo gợi ý dưới đây:
- Cho trẻ uống nhiều nước mỗi ngày, tránh tình trạng tắc nghẽn xung huyết, chỉ uống nước ấm.
- Giữ không khí nhà ở sạch sẽ, hạn chế bụi bẩn, khói thuốc khiến trẻ khó chịu hoặc gây viêm nhiễm đường hô hấp.
- Trường hợp trẻ sốt nhẹ, mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi, không ủ kín hoặc mặc đồ chật, bí.
- Trường hợp trẻ sốt trên 38 độ C, uống thuốc hạ sốt hoặc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
- Cho trẻ ăn thức ăn chế biến lỏng, dễ tiêu như soups, cháo, bột,...
- Luôn giữ ấm, bồi dưỡng đầy đủ vitamin, khoáng chất cho trẻ, phòng tránh bệnh tái phát.
(Trẻ bị viêm phế quản luôn cần được giữ ấm)
Chế độ chăm sóc trẻ trong thời gian bị viêm phế quản đóng vai trò quan trọng, quyết định trẻ khỏi bệnh sớm hay muộn. Vậy nên, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý theo dõi tình trạng trẻ, có hướng xử lý phù hợp và kịp thời.
Trẻ bị viêm phế quản có thể điều trị dứt điểm không?
Nếu quá trình chăm sóc trẻ bị viêm phế quản đúng cách, diễn ra kịp thời thì bệnh có thể tự khỏi, dứt điểm, không tái đi tái lại. Theo đó, cha mẹ cần điều trị ngay từ khi có triệu chứng đầu tiên, tuân theo các lưu ý nêu trong nội dung trên.
(Trẻ bị viêm phế quản có thể điều trị dứt điểm nếu được chăm sóc đúng cách)
Ngoài ra, chăm sóc trẻ bị viêm phế quản tại nhà, cha mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về các loại thuốc:
- Thân nhiệt trên 38.5 độ, uống thuốc hạ sốt Paracetamol. Trước đó có thể áp dụng phương pháp chườm ấm toàn thân, có khả năng giảm tới 1 độ C.
- Thuốc làm loãng đờm N-acetylcystein, hỗ trợ đẩy đờm ra ngoài cơ thể, thông thoáng đường dẫn khí.
- Chỉ dùng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ, bởi kháng sinh không có tác dụng với virus gây bệnh viêm phế quản.
- Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý 0.9%.
Như vậy, để điều trị dứt điểm tình trạng viêm phế quản ở trẻ thì gia đình cần có hướng xử lý nhanh, ngay từ khi khởi phát. Đồng thời khi sử dụng thuốc, đặc biệt thuốc Tây, cần có đơn kê và chỉ định sử dụng của bác sĩ chuyên khoa.
Trẻ viêm phế quản nên ăn gì?
Trẻ bị viêm phế quản khiến cơ thể suy yếu, sốt dẫn đến mất nước nên cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, phù hợp để hồi phục nhanh chóng. Tuy nhiên phụ huynh lưu ý, không nên cho trẻ ăn quá nhiều trong một bữa, nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày.
Dưới đây là những thực phẩm trẻ viêm phế quản nên ăn:
- Đồ ăn dạng lỏng, mềm như cháo, nước canh, soup, bột,...
- Tôm, rau xanh, các loại cá béo lành mạnh như cá hồi.
- Tăng cường uống nhiều nước, bổ sung oresol bù điện giải nếu trẻ sốt cao, tiêu chảy.
(Chế độ dinh dưỡng lành mạnh khi chăm sóc bệnh nhi viêm phế quản)
Đồng thời tránh các loại:
- Thực phẩm có nhiều đường như bánh kẹo ngọt...
- Đồ uống có gas: có thể khiến tình trạng tiêu chảy thêm trầm trọng.
- Thức ăn ít dinh dưỡng, khó tiêu.
Khi nào trẻ viêm phế quản cần nhập viện để điều trị bệnh?
Nếu trẻ viêm phế quản xuất hiện các biểu hiện sau đây, gia đình cần đưa bé đến bệnh viện càng sớm càng tốt:
- Ho nhiều và ngày càng nặng, ho ra máu.
- Sốt cao trên 39°C, dùng thuốc hạ sốt không đỡ.
- Khó thở, thở nhanh và gấp.
- Mệt mỏi quá mức, suy kiệt .
- Có biểu hiện mất nước nghiêm trọng như môi khô, lưỡi khô, không đi tiểu trong nhiều giờ.
- Môi, miệng, mũi, móng tay chuyển màu xám xanh.
Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng nặng hơn của bệnh, cần đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị kịp thời, đúng phác đồ
Cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên môn, được đánh giá cao về mức độ uy tín cũng như chất lượng dịch vụ. Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cam kết đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nêu trên, bởi chuyên khoa được đầu tư lớn về hạ tầng, trang thiết bị cũng như đội ngũ y tế.
Tất cả hệ thống máy móc phục vụ khám, chữa bệnh tại khoa Nhi đều được nhập khẩu từ các nước sản xuất máy y tế hàng đầu trên thế giới. Bao gồm Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ,... phục vụ mọi vấn đề của khách hàng.
Không những vậy, hệ thống phòng khám tại chuyên khoa được thiết kế, bày trí riêng biệt như khu vui chơi cao cấp, nhằm tạo tâm lý thoải mái, vui vẻ cho các khách hàng nhí khi đến khám, điều trị hoặc tiêm chủng.
(Bệnh nhi thăm khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông)
Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, công tác nhiều năm trong ngành, chúng tôi không chỉ cung cấp dịch vụ khám, điều trị bệnh ở trẻ nhỏ mà còn:
- Tư vấn chăm sóc sức khỏe trẻ.
- Khám phát hiện sớm bệnh lý bẩm sinh ở trẻ nhỏ.
- Khám sàng lọc sơ sinh.
- Tư vấn tiêm chủng.
Trong trường hợp trẻ gặp vấn đề bất thường, hiếm gặp như ca bệnh Sỏi niệu quản ở bệnh nhi 17 tháng tuổi, các chuyên khoa bệnh viện sẽ làm việc chặt chẽ để đưa ra phương án xử lý kịp thời, phù hợp với tình trạng của bé, hướng tới kết quả điều trị thành công.
Phòng tránh viêm phế quản trẻ em như thế nào?
Kế hoạch chăm sóc trẻ viêm phế quản an toàn, hiệu quả nhất chính là chủ động phòng ngừa. Theo đó, cha mẹ nên:
- Chăm sóc sức khỏe tiền sản thật tốt nhằm giảm nguy cơ sinh non, trẻ non tháng sẽ có sức đề kháng yếu và nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp cao hơn trẻ đủ tháng.
- Trẻ cần được cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và kéo dài càng lâu càng tốt (từ 12-18 tháng).
- Chủ động theo dõi thời tiết để chuẩn bị trang phục phù hợp cho trẻ khi giao mùa, thời tiết lạnh, mưa, ẩm ướt, nắng nóng...
- Vệ sinh môi trường sống của trẻ thường xuyên, tránh để trẻ tiếp xúc với bụi bẩn, lông vật nuôi, mùi hóa chất...
- Hạn chế cho bé đến gần, tiếp xúc với người hút thuốc, người đang mắc các bệnh truyền nhiễm.
- Tránh đưa trẻ đến nơi tập trung đông người trong mùa dịch bệnh.
- Tiêm chủng vaccine phòng bệnh như vaccine phế cầu, vaccine Haemophilus influenzae,...
(Tiêm chủng phòng ngừa virus gây viêm phế quản xâm nhập)
Cha mẹ có thể tham khảo các Gói tiêm chủng cho trẻ em tại Trung tâm Tư vấn & Tiêm chủng vaccine, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Nguồn vaccine được nhập khẩu từ các hãng sản xuất uy tín trong và ngoài nước, bảo quản lạnh hoàn toàn theo khuyến cáo WHO và Bộ Y tế Việt Nam.
Tựu chung lại, chăm sóc trẻ bị viêm phế quản là khâu quan trọng trong điều trị bệnh, quyết định trẻ có thể hồi phục nhanh hay diễn tiến biến chứng nguy hiểm. Bởi vậy, khi nhận thấy những dấu hiệu khởi phát bệnh đầu tiên hoặc còn nghi ngờ, cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám và nhận chỉ định từ bác sĩ.