Cảm giác buồn nôn nhưng không nôn cảnh báo bệnh gì? Có thể nói rằng, bất cứ ai cũng đã gặp phải tình trạng này ít nhất một lần trong đời. Đáng chú ý, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm.
Cảm giác buồn nôn nhưng không nôn cảnh báo bệnh gì? Có thể nói rằng, bất cứ ai cũng đã gặp phải tình trạng này ít nhất một lần trong đời. Đáng chú ý, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm.
Buồn nôn nhưng không nôn được chính là cảm giác khó chịu tại bụng và cổ họng. Tình trạng này khiến chúng ta bị mệt mỏi, chán ăn và ngủ không ngon giấc, lâu dần nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Buồn nôn nhưng không nôn là hiện tượng phổ biến mà khá nhiều người mắc phải
Cảm giác buồn nôn nhưng không nôn mặc dù là hiện tượng phổ biến, có khá nhiều người gặp phải nhưng thực ra nó có thể xuất phát từ cả nguyên nhân sinh lý và bệnh lý.
Ốm nghén trong những tháng đầu thai kỳ là thời điểm mà chị em thường xuyên có cảm giác buồn nôn nhưng không nôn. Đây là tình trạng hết sức khó chịu, khiến phụ nữ mệt mỏi, căng thẳng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt, lao động hàng ngày của họ.
Xem thêm:
Cơ thể mất nước thường khiến lưu lượng máu không đủ để cung cấp cho các bộ phận, qua đó hệ tiêu hóa tất yếu bị ảnh hưởng với việc xuất hiện cảm giác buồn nôn, đau bụng.
Lượng đường trong máu quá thấp sẽ khiến cho hormone epinephrine tăng lên đột ngột, để có thể sản sinh ra nhiều glucose hơn. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến thể phải chịu nhiều áp lực và sinh ra cảm giác buồn nôn nhưng không nôn.
Những khó khăn, trở ngại trong đời sống hàng ngày có thể khiến con người ta phải chịu cảm giác căng thẳng cực độ. Tâm lý căng thẳng khiến chức năng tiêu hóa bị ảnh hưởng. Điều này đã vô tình làm tích tụ độc tố trong cơ thể người. Khi não nhận được tín hiệu này sẽ gây nên cảm giác buồn nôn.
Trào ngược dạ dày khiến cho người bệnh thường xuyên có cảm giác ùn ứ, như có gì đo cản phía trong đường thực quản. Tình trạng này kéo dài có thể khiến hơi tích tụ trong cơ thể họ, dẫn đến chướng bụng. Kết quả là dẫn đến cảm giác như sắp nôn đến nơi nhưng lại bất ngờ dịu xuống, rất khó chịu.
Cảm giác buồn nôn nhưng không nôn được có thể bắt nguồn từ tác dụng phụ, gây buồn nôn, ở một số loại thuốc mà bác sĩ kê đơn cho bạn. Cụ thể, các loại thuốc phổ biến như kháng sinh, chống trầm cảm, steroid, cao huyết áp,...đều có thể khiến người uống phát sinh cảm giác nôn nao, khó chịu.
Đây là một loại bệnh lý khá phổ biến, đặc biệt là ở trẻ em. Biểu hiện dễ nhận biết nhất của bệnh là những cơn buồn nôn kéo dài, kéo dài thành từng cơn ngắt quãng, có thể trong nhiều ngày liền. Bệnh có nguyên nhân phổ biến từ các vấn đề về tâm lý.
Một trong những triệu chứng sơ khởi nhất ở những người ngộ độc thực phẩm chính là những cơn buồn nôn bất chợt đến không lâu sau bữa ăn gây ngộ độc. Nguyên nhân xuất phát từ tình trạng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn.
Tình trạng ngộ độc methanol trong các loại đồ uống có cồn như bia, rượu có thể dẫn tới tình trạng buồn nôn. Lượng mathanol tiêu thụ quá cao có thể dẫn tới nhiều nguy cơ về sức khỏe.
Các dị vật như xương cá, xương gà, đồ chơi nhỏ,...có thể gây kích ứng nếu người bị mắc cố tìm cách đẩy chúng ra ngoài cơ thể, dẫn tới tình trạng buồn nôn và nôn mửa. Khi gặp tình trạng này, bạn cần bình tĩnh tìm hướng giải quyết một cách nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương. Nếu không được, cần sớm tới cơ sở y tế để được cấp cứu gắp dị tật kịp thời.
Tiền đình là một khu vực trong tai và não giúp cơ thể có thể kiểm soát được sự thăng bằng. Khi bị rối loạn tiền đình, cảm giác hoa mắt, chóng mặt có thể khiến bạn cảm thấy buồn nôn.
Buồn nôn và nôn kéo dài, kết hợp với đau vùng thượng vị, ngực, có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc bệnh lý liên quan đến túi mật. Tình trạng này thường gia tăng khi bạn đưa vào cơ thể các loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa.
Khi mắc tiểu đường type 1, tuyến tụy của người bệnh sẽ không cung cấp đầy đủ cho cơ thể lượng insulin cần thiết. Kết quả là họ gặp khó khăn trong việc chuyển hóa đường thành năng lượng. Hệ quả tất yếu là người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, kèm theo các triệu chứng trong đó có buồn nôn.
Buồn nôn có thể là triệu chứng báo hiệu một số loại bệnh lý ung thư nghiêm trọng như vòm họng, tiêu hóa,...Để có thể xác định tận gốc, cần sớm tiến hành tầm soát ung thư ở các cơ sở uy tín.
Buồn nôn nhưng không nôn không đơn giản chỉ là một phản xạ tự nhiên của cơ thể con người. Theo các bác sĩ, nó còn có thể là dấu dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý liên quan đến đường tiêu hoá như:
Nếu có cảm giác buồn nôn nhưng không nôn thường xuyên kèm triệu chứng đau bụng, quặn ruột, khó đi ngoài thì có thể bạn đang bị tắc ruột. Nguyên nhân của bệnh lý này là do thức ăn bị ứ lại đường ruột, qua đó khiến việc tiêu hóa bị gián đoạn gây nên các cơn đau dữ dội ở bụng.
Nếu liên tục phải đối mặt với chứng buồn nôn hay tần suất đi tiểu trong ngày có sự thay đổi bất thường kèm với hiện tượng đi ngoài phân lỏng thì rất có thể bạn đã bị bệnh viêm đại tràng cấp tính hoặc mãn tính. Ngoài ra, một số trường hợp có triệu chứng chướng bụng, đầy hơi khiến cơ thể vô cùng khó chịu.
Nếu bạn luôn có cảm giác buồn nôn sau khi ăn, kèm theo đó là tình trạng chướng bụng, ợ nóng thì rất có thể bạn đang bị viêm dạ dày – tá tràng. Chưa dừng lại ở đó, bệnh lý này còn khiến người bệnh cảm thấy nóng rát dữ dội ở vùng bụng ngay cả khi đói và sau khi ăn, kết quả là gây đau tức thượng vị khiến người bệnh cảm giác chóng mặt, mệt mỏi, khó kiểm soát.
Trào ngược dạ dày được xem là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng buồn nôn nhưng không nôn. Hiện tượng này xảy ra do người bệnh nhai không kỹ thức ăn hoặc là ăn quá no khiến thức ăn bị ứ đọng trong dạ dày mà không được đào thải ra ngoài.Điều này vô tình chung đã kích thích dạ dày tăng tiết dịch acid khiến nó trào lên thực quản.
Để đề phòng hiện tượng nôn nhưng không nôn, ngay trong cách ăn uống và sinh hoạt hằng ngày, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Một số loại thực phẩm có thể làm trầm trọng hóa tình trạng buồn nôn của bạn. Vì vậy, trong thực đơn hàng ngày của người bị buồn nôn, cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm như:
Ngoài ra cũng nên chú ý ăn đủ, đúng bữa, khi ăn cần chậm rãi, hạn chế ăn vội vàng. Ăn đủ lượng, không nên quá no, cũng không nên ăn quá ít. Cũng không kém phần quan trọng đó là đảm bảo ăn chín, uống sôi, sử dụng các loại nguyên liệu tươi sống, an toàn, rõ nguồn gốc.
Ngoài thuốc Tây, để làm dịu những cơn buồn nôn khó chịu, bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo dân gian như:
Để khắc phục cảm giác buồn nôn nhưng không nôn, bạn có thể sử dụng thuốc Tây y. Thuốc giảm đau và chống co thắt, thuốc chống táo bón hay thuốc diệt khuẩn đường ruột là sự lựa chọn tốt nhất trong tình huống này. Tuy nhiên nó cũng có tác dụng phụ lên gan, thận, dạ dày. Vì vậy, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng.
Ngậm gừng có thể giúp bạn thuyên giảm cảm giác buồn nôn nhưng không nôn
Buồn nôn là cảm giác hết sức khó chịu, làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Để có thể phòng ngừa cảm giác buồn nôn, bạn cần chú ý đến những điểm sau trong sinh hoạt:
Bài viết trên đây đã vẽ nên được một bức tranh tổng thể về vấn đề những cơn buồn nôn khó chịu, đặc biệt là cách khắc phục chúng. Tuy nhiên, do buồn nôn có thể là biểu hiện của rất nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe, việc tự suy đoán và điều trị không thể là tuyệt đối được. Vì vậy nếu tình trạng buồn nôn nhưng không nôn kéo dài và dần trở nên nghiêm trọng, tốt nhất bạn cần đến các cơ sở Y tế để được tư vấn và điều trị.
Buồn nôn nhưng không nôn là triệu chứng chung mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên chúng ta tuyệt đối không được chủ quan, bởi đó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề liên quan đến dạ dày và đường ruột. Nếu gặp phải các vấn đề như trên, cần được tư vấn bởi các chuyên gia Y tế giàu kinh nghiệm, hãy gọi đến đường dây nóng 1900 1806 của Bệnh Viện Đa Khoa Phương Đông.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.