Tuyến giáp có vai trò gì?
Tuyến giáp là bộ phận giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với các hoạt động chung của hệ nội tiết trong cơ thể con người. Cơ quan này tham gia vào rất nhiều quá trình chính và đảm bảo các hoạt động trao đổi chất có thể diễn ra một cách bình thường. Nếu chức năng của bộ phận này suy giảm, sức khỏe của bạn cũng sẽ ít nhiều chịu các ảnh hưởng.
Một số các chức năng chính của tuyến giáp có thể kể đến như sản xuất các hormone thiết yếu cho cơ thể và đảm bảo quá trình trao đổi chất hoặc hoạt động của tim mạch được diễn ra một cách bình thường. Đồng thời, các hormone tuyến giáp cũng góp một phần không nhỏ vào quá trình phát triển toàn diện của cơ thể con người.
Tuyến giáp là cơ quan nội tiết đóng vai trò cực kỳ quan trọng
Phẫu thuật cắt bỏ cơ quan tuyến giáp là gì?
Cắt tuyến giáp là phương pháp điều trị được bác sĩ chỉ định nhằm thực hiện cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp. Cách này được ứng dụng để điều trị các bệnh lý rối loạn như ung thư tuyến giáp, bướu tuyến giáp, cường giáp, phì đại tuyến giáp,...
Tỷ lệ tuyến giáp được cắt bỏ sẽ phụ thuộc vào lý do thực hiện mổ. Nếu chỉ cắt bỏ một phần tuyến giáp, bạn vẫn có thể hoạt động và sinh hoạt như thường sau khi phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu loại bỏ hoàn toàn tuyến giáp, bạn cần sử dụng hormone bên ngoài để thay thế chức năng của tuyến giáp.
Khi nào cần thực hiện cắt tuyến giáp?
Hiện nay, phương pháp phẫu thuật được sử dụng rộng rãi tại hầu hết các quốc gia trên thế giới. Người bệnh sẽ được chỉ định cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp nhằm phục vụ cho quá trình điều trị. Cụ thể các trường hợp cần thực hiện cắt tuyến giáp như sau:
Cắt một phần tuyến giáp
Phương pháp này thường sẽ được chỉ định thực hiện đối với các khối u lành tính. Các khối u với kích thước lớn xuất hiện và chèn ép lên các cơ quan xung quanh và cần được phẫu thuật. Ngoài ra, với những trường hợp người bệnh bị mắc u ác tính nhưng ở thể nhú, mới chỉ xuất hiện và chỉ gây ảnh hưởng tới một bên thuỳ giáp vẫn cắt bỏ một phần tuyến giáp.
Bệnh nhân được chỉ định cắt tuyến giáp tùy từng trường hợp
Cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp
Đây là một phương pháp quan trọng nhằm mục đích điều trị cho các bệnh nhân ung thư tuyến giáp. Gần như tới 100% người bệnh mắc K giáp sẽ đều được chỉ định tiến hành cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp.
Với ung thư tuyến giáp thể nhú đã phát triển lan ra cả toàn bộ tuyến giáp, ung thư tuyến giáp ở thể tủy, K giáp di căn hạch hoặc K giáp không thể biệt hoá được sẽ được điều trị bằng I-ốt phóng xạ. Phương pháp này được thực hiện để có thể loại bỏ được toàn bộ các tác nhân gây ung thư.
Cắt tuyến giáp ảnh hưởng gì tới sức khỏe?
Phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp hay bất cứ phương pháp nào khác cũng đều có những lợi ích và rủi ro riêng. Các cách này có ảnh hưởng đáng kể tới sức khỏe và gây ra một số chứng bệnh như bệnh tim, máu khó đông, hô hấp,... Dưới đây là một số các biến chứng có thể gặp phải sau khi điều trị bỏ tuyến giáp và trả lời câu hỏi cắt tuyến giáp có ảnh hưởng gì tới sức khỏe nhé.
Chảy máu ở cổ thường xuyên
Đây là hiện tượng có thể xảy ra sau khi điều trị tuyến giáp mà hầu hết bệnh nhân đều gặp phải. Chảy máu đột ngột ở cổ và lượng máu nhiều là một tình trạng bất thường cảnh báo bạn đang gặp biến chứng sau điều trị. Thường thì hiện tượng này sẽ xuất hiện trong khoảng 24 giờ sau khi bạn đã thực hiện phẫu thuật xong.
Chảy máu nhiều có thể sẽ gây chèn ép khí quản và dẫn tới khó thở. Nếu máu chảy chậm vào cổ có thể sẽ dẫn tới hình thành các cục máu đông dưới vết mổ. Do đó, tình trạng này cần được xử lý sớm, tránh nhiễm trùng hoặc gây nên các hiện tượng như trên.
Khó thở và cảm thấy hơi thở không đều
Khó thở hoặc hơi thở không đều là biến chứng hiếm xảy ra sau cắt tuyến giáp. Bạn bị khó thở là do có một cục máu đông lớn đã hình thành trong quá trình chảy máu chặn khí quản và tình trạng này cần được can thiệp từ y khoa ngay.
Ngoài ra, chứng khó thở còn do cả hai dây thần kinh thanh quản bị quặt ngược đều đã bị tổn thương. Hiện tượng này lâu dần có thể khiến việc cắt tuyến giáp có ảnh hưởng đến sinh lý và người bệnh sẽ cảm thấy cơ thể có nhiều triệu chứng bất thường hơn. Trường hợp này cần được tiến hành phẫu thuật mở khí quản gấp.
Khó thở là do có máu đông chèn ép khí quản người bệnh
Cơn bão giáp trạng
Trước đây, biến chứng này rất phổ biến và thường có liên quan tới bệnh Basedow. Hiện nay, phương pháp khoa học phát triển đã cho ra đời loại thuốc có thể kiểm soát nhiễm độc giáp nên nguy cơ gặp biến chứng này rất thấp. Các triệu chứng của người bệnh khi rơi vào tình trạng này có thể kể đến như bồn chồn, tim đập nhanh, ra nhiều mồ hôi, sốt cao, tiêu chảy và hay mê sảng.
Nhiễm trùng sau khi cắt tuyến giáp
Tỷ lệ những bệnh nhân mắc phải biến chứng này sau khi thực hiện cắt tuyến giáp là 1/2.000. Tuy nhiên, nếu bạn rơi vào tình trạng này, bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc và có thể sẽ kết hợp biện pháp điều trị khác để mang lại hiệu quả cao nhất.
Giọng nói bị thay đổi
Giọng nói thay đổi là một biến chứng sau cắt tuyến giáp thường hay gặp ở hầu hết các bệnh nhân. Tỷ lệ xảy ra tình trạng này thường sẽ xảy ra ở khoảng 5 - 10% các ca phẫu thuật và tỷ lệ bệnh nhân mất giọng nói vĩnh viễn là khoảng 1%.
Nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể là do chấn thương các dây thần kinh quặt ngược ở thanh quản hoặc một số dây thần kinh bị viêm nhiễm sau khi điều trị. Mất giọng nói chính là một trong những biến chứng đáng sợ nhất trong phẫu thuật tuyến giáp.
Đổi giọng nói là biến chứng phổ biến đối với nhiều bệnh nhân
Tình trạng nhiễm độc giáp
Tình trạng này cũng có tỷ lệ khá cao, thuộc 2 - 4% số bệnh nhân sau khi cắt tuyến giáp. Nếu bệnh nhân bị nhiễm độc giáp sẽ được chỉ định điều trị bằng i-ốt phóng xạ và không cần phải tiến hành phẫu thuật thêm nữa. Sau khi phẫu thuật, người bệnh cần được thăm khám thường xuyên để xác định có bị nhiễm độc giáp hay không.
Hạ canxi do bị tổn thương tuyến cận giáp
Một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất trong phẫu thuật tuyến giáp chính là bảo vệ tuyến cận giáp. Tuyến cận giáp bị tổn thương sẽ dẫn tới tình trạng canxi trong máu thấp. Ngoài ra, chứng hạ canxi còn gây ra một số các triệu chứng khác như ngứa ran ở phần bàn tay, bàn chân và xung quanh miệng. Nếu nặng có thể bệnh nhân sẽ bị co quắp bàn tay và ngón tay.
Triệu chứng Seroma
Seroma chỉ tình trạng tích tụ chất lỏng như chất dịch cơ thể vô trùng hoặc huyết thanh bên dưới da và ngay vết mổ có cảm giác như bị đầy hoặc sưng tấy. Triệu chứng Seroma thường sẽ biến mất trong vòng vài tuần sau khi cắt tuyến giáp. Tuy nhiên, nếu tình hình trở nặng hơn như có các tụ chất lỏng lớn, bệnh nhân cần được phẫu thuật dẫn lưu kịp thời.
Triệu chứng Seroma xuất hiện ở vài tuần đầu sau điều trị
Cắt tuyến giáp có sinh con được không?
Nỗi băn khoăn lớn nhất của những người bệnh trong độ tuổi hôn nhân chính là liệu cắt tuyến giáp có thể sinh con được không. Các bệnh lý tuyến giáp đều khiến người bệnh rối loạn chức năng sinh sản bởi đây là cơ quan nội tiết quan trọng giúp sản sinh ra các hormone sinh sản. Tuy vậy, các bất thường về sinh sản gây ra bởi bệnh lý này thường sẽ được điều trị nội khoa an toàn.
Nam giới mắc bệnh tuyến giáp sẽ giảm khả năng tình dục nhưng nếu sau phẫu thuật được bổ sung hormone giáp cho cơ thể. Do đó, sau khi cắt bỏ tuyến giáp, bệnh nhân vẫn có thể sinh con được như bình thường. Đối với các chị em, tình trạng suy giáp sau điều trị có ảnh hưởng khá nhiều tới sức khỏe sinh sản nên luôn được xem là mối lo hàng đầu.
Sự phát triển thần kinh của thai nhi có thể chuyển xấu nếu mẹ trong tình trạng suy giáp. Nữ giới có tiền sử cắt tuyến giáp có dự định mang thai cần điều trị chức năng tuyến giáp về bình thường. Dù cắt bỏ một phần hay cả tuyến giáp, bác sĩ cũng đã có kế hoạch bổ sung hormone giáp cho cơ thể người bệnh nên chị em vẫn có thể sinh con bình thường sau khi điều trị tuyến giáp.
Sau cắt tuyến giáp người bệnh vẫn có thể sinh con như thường
Một số các phương pháp chữa tuyến giáp mới hiện nay
Các bệnh lý tuyến giáp có xu hướng ngày một tăng nhanh trong nhiều năm trở lại đây và đặc biệt là ung thư tuyến giáp. Do đó, có không ít các phương pháp ra đời được chỉ định phù hợp cho từng tình trạng sức khoẻ bệnh nhân. Tại Việt Nam hiện nay đang áp dụng 4 phương pháp điều trị dành cho từng trường hợp khác nhau với thông tin cụ thể được đề cập dưới đây.
Phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp
Đây là một trong những phương pháp then chốt mang tỷ lệ thành công khá cao trong điều trị ung thư tuyến giáp. Đặc biệt, người bệnh ở giai đoạn sớm nếu phẫu thuật sẽ có thể loại trừ được hoàn toàn ung thư và đảm bảo chất lượng cuộc sống về sau. Bệnh lý tuyến giáp có thể được điều trị đơn lẻ bằng phẫu thuật hoặc kết hợp thêm hoá xạ trị trong trường hợp nặng.
Tuy nhiên, việc chỉ định phẫu thuật cắt tuyến giáp cũng có giới hạn riêng. Không phải lúc nào cũng có thể phẫu thuật hay bệnh nhân nào cũng có thể phẫu thuật. Bên cạnh đó, biến chứng của phẫu thuật cũng là một vấn đề được đặt lên bàn cân trước khi đưa ra quyết định, đặc biệt là đối với các bệnh nhân cao tuổi, thể trạng yếu hoặc bệnh đã tiến triển nặng.
Phẫu thuật là phương pháp được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay
Điều trị tuyến giáp bằng I131 (RAI – Radioactive iodine)
Đây là một phương pháp điều trị tuyến giáp tương đối mới tại Việt Nam và sẽ được chỉ định áp dụng trong một số trường hợp đặc biệt. Ví dụ, bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp dạng biệt hoá vẫn còn sót lại sau khi phẫu thuật hoặc các bệnh nhân đã di căn ra các cơ quan xa.
Liệu pháp sử dụng các loại hormone thay thế
Sử dụng hormone thay thế là liệu pháp được sử dụng sau khi thất bại với phương thức phẫu thuật cắt tuyến giáp. Hoặc, trong một số ít trường hợp các bệnh nhân có di căn xa và không thể tiến hành phẫu thuật để triệt căn. Ngoài ra, liệu pháp này cũng được bác sĩ chỉ định trong một số trường hợp bệnh tuyến giáp lành tính.
Sử dụng hormone thay thế giúp người bệnh duy trì sức khỏe
Phương pháp hoá trị và xạ trị
Hoá - xạ trị rất ít được sử dụng để điều trị các bệnh lý tuyến giáp. Phần lớn hai phương pháp này được dùng trong trường hợp ung thư tuyến giáp không thể biệt hoá hoặc ung thư tuyến giáp thể tủy. Đây là những loại ung thư có tỷ lệ ác tính rất cao với tiên lượng thấp không thể thực hiện phẫu thuật để triệt căn.
Lưu ý chăm sóc người bệnh sau cắt tuyến giáp
Bất cứ người bệnh nào sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp của mình cũng đều có ảnh hưởng ít nhiều tới sức khỏe và thể trạng chung không còn như ban đầu. Những biện pháp dưới đây sẽ giúp bạn nắm được thông tin về chăm sóc bệnh nhân sau cắt tuyến giáp nhằm giúp bệnh nhân hồi phục nhanh chóng hơn và tránh được các di chứng về sau.
Thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày và đều đặn
Tập thể dục là liều thuốc vô cùng hữu hiệu giúp con người có thể duy trì sức khỏe của mình, đặc biệt là sau khi điều trị bệnh. Bạn chỉ cần thực hiện một số các bài tập nhẹ nhàng, không vận động mạnh và tập thở để điều chỉnh hơi thở một cách đầy đặn hơn.
Tập thể dục là liều thuốc hữu hiệu giúp hồi phục sức khỏe
Ăn uống khoa học, bổ sung thực phẩm tốt cho tuyến giáp
Sự hồi phục của người bệnh cũng phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống hàng ngày. Bạn cần tránh các thực phẩm có hại như đồ chiên rán, dầu mỡ, không uống bia rượu, không sử dụng chất kích thích. Một số các thực phẩm bạn cần bổ sung nhiều sau phẫu thuật điều trị cắt tuyến giáp có thể kể đến gồm:
- Rong biển: Đây là thực phẩm chứa nhiều i-ốt, tốt cho tuyến giáp và bạn chỉ cần ăn vừa đủ bởi nếu bổ sung quá nhiều sẽ gây hại cho tuyến giáp.
- Sữa chua: Sữa chua nguyên chất, ít béo hoặc sữa chua Hy Lạp là nguồn cung cấp i-ốt cực tốt bởi có thể cung cấp khoảng 50% lượng i-ốt mỗi ngày mà cơ thể cần.
- Sữa: Uống 1 ly sữa ít béo mỗi ngày sẽ giúp bổ sung 1/3 lượng i-ốt mỗi ngày mà cơ thể cần. Ngoài ra, sữa còn giúp cơ thể bổ sung thêm Vitamin D.
- Gà và thịt bò: Thiếu kẽm có thể dẫn tới suy giáp và bổ sung thịt gà, thịt bò sẽ giúp bổ sung thêm nhiều kẽm cho cơ thể với liều lượng phong phú.
- Cá và hải sản: Cá và các loại hải sản được xem là thực phẩm rất tốt trong việc bổ sung i-ốt. Ngoài ra, ăn cá ngừ còn giúp bổ sung thêm nhiều Selen, rất tốt cho tuyến giáp.
- Trứng: Trứng có chứa 16% i-ốt và 20% Selen cần thiết cho cơ thể trong ngày nên cũng được khuyến khích bổ sung thường xuyên.
- Quả mọng: Các quả mọng như dâu tây, mâm xôi, việt quất,... đều là các sản phẩm rất tốt cho sức khỏe tuyến giáp.
Thăm khám sức khỏe tuyến giáp định kỳ
Nhiều người bệnh sau điều trị cắt tuyến giáp trở nên chủ quan và không thực hiện thăm khám định kỳ 6 tháng/lần. Tuy nhiên, các tế bào ung thư nếu chưa được triệt bỏ vẫn có thể phát triển lại. Do đó, người bệnh cần duy trì thăm khám thường xuyên để phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Các bác sĩ sẽ tùy thuộc tình trạng cơ thể và đưa ra phác đồ điều trị.
Nếu chưa tìm được đơn vị y tế uy tín, bạn đừng bỏ qua Bệnh viện đa khoa Phương Đông. Tại đây hiện đang cung cấp Gói khám sức khỏe tổng quát & tầm soát ung thư với chi phí chỉ từ 4.680.000 - 5.630.000 VNĐ. Khoa nội tại Bệnh viện Phương Đông được đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại nhằm hỗ trợ một cách tốt nhất cho quá trình điều trị.
Đội ngũ bác sĩ tại đây có trình độ chuyên môn rất cao, đã được đào tạo tại nhiều đơn vị chuyên ngành chất lượng. Bệnh viện cũng đã chữa trị thành công nhiều ca bệnh về nội tiết từ mức độ nhẹ tới nghiêm trọng. Cơ sở hạ tầng dành cho bệnh nhân nội trú cũng cực kỳ hiện đại. Do đó, bạn có thể hoàn toàn an tâm khi khám và chữa bệnh tại đây.
Đến với Bệnh viện Phương Đông để thăm khám sức khỏe
Hy vọng, các thông tin về phương pháp cắt tuyến giáp được Bệnh viện Phương Đông đã tổng hợp và chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn. Hãy theo dõi sức khỏe và nếu phát hiện ra bất cứ dấu hiệu bất thường nào, bạn hãy đến ngay cơ sở y tế để thăm khám, phát hiện kịp thời và đưa ra được phác đồ điều trị đúng đắn nhé.