Cách rơ lưỡi trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả tại nhà

Phan Thị Hoàn

26-04-2024

goole news
16

Rơ lưỡi là phương pháp vệ sinh giúp loại bỏ các cặn sữa còn sót lại trong miệng của bé, từ đó giúp phòng tránh các vấn đề về răng miệng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách rơ lưỡi cho bé một cách an toàn và hiệu quả, giúp các bậc cha mẹ có thêm kiến thức nuôi dưỡng con hữu ích.

Vì sao nên rơ lưỡi trẻ sơ sinh?

Ngay từ khi lọt lòng, trẻ sơ sinh đã tiếp xúc với nhiều loại vi khuẩn và vi nấm. Việc sử dụng thuốc kháng sinh trong quá trình sinh con và khi cho bé bú có thể dẫn đến hiện tượng kháng sinh nhiễm chéo từ mẹ sang con, làm tiêu diệt các vi khuẩn có ích trong khoang miệng của bé, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại phát triển.

Khi bé ti sữa mẹ, cặn sữa có thể lắng trong khoang miệng của bé. Nếu không được vệ sinh kịp thời, cặn sữa này có thể tạo ra môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.

Do đó, việc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hàng ngày là rất quan trọng để giữ sạch khoang miệng và ngăn ngừa các vấn đề về răng miệng có thể xảy ra.

Rơ lưỡi là phương pháp vệ sinh giúp loại bỏ các cặn sữa còn sót lại trong miệng của bé.

Rơ lưỡi là phương pháp vệ sinh giúp loại bỏ các cặn sữa còn sót lại trong miệng của bé.

Nên rơ lưỡi trẻ sơ sinh ngày mấy lần?

Việc sử dụng rơ lưỡi trẻ sơ sinh ngày mấy lần là câu hỏi của rất nhiều mẹ bỉm. Bởi lần đầu làm mẹ nên còn nhiều bỡ gỡ. Tùy từng bé mà các mẹ sẽ áp dụng số lần rơ lưỡi như sau: 

Ở những trẻ bú mẹ hoàn toàn

  • Khác với những trẻ sử dụng bình sữa, khi bé bú trực tiếp từ ngực mẹ, việc ngậm ti mẹ thường làm sạch tự nhiên vì lưỡi bé được cọ sát vào đầu ti, giảm nguy cơ đọng cặn sữa. 
  • Do đó, mẹ chỉ cần rơ lưỡi cho bé khoảng 2 - 3 ngày một lần.

Ở những trẻ bú sữa công thức

  • Những trẻ bú sữa công thức cần được rơ lưỡi thường xuyên hơn vì sữa công thức có thể dễ dàng đóng cặn trên lưỡi của bé. 
  • Nếu không vệ sinh lưỡi cho bé đều đặn, bé có nguy cơ bị viêm họng, viêm lưỡi, viêm loét miệng và có thể bỏ bú. Vì vậy, mẹ nên rơ lưỡi cho bé khoảng 2 lần mỗi ngày.

Đối với trẻ bú cả sữa mẹ và sữa công thức

  • Đối với trường hợp trẻ bú cả sữa mẹ và sữa công thức, mẹ nên thực hiện rơ lưỡi cho bé một lần mỗi ngày.

Nên rơ lưỡi trẻ sơ sinh ngày mấy lần?

Nên rơ lưỡi trẻ sơ sinh ngày mấy lần?

Cách rơ lưỡi trẻ sơ sinh tại nhà an toàn 

Thường thì, để rơ lưỡi được sạch và thuận tiện hơn, mẹ nên sử dụng gạc rơ lưỡi hoặc khăn ẩm. Dưới đây là một số loại dung dịch rơ lưỡi cho trẻ mà nhiều mẹ thường sử dụng:

Sử dụng nước muối sinh lý

  • Nước muối rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh, nước muối sinh lý là lựa chọn phổ biến của nhiều mẹ khi rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh vì khả năng kháng khuẩn cao, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại trong khoang miệng bé một cách an toàn.
  • Nếu không có nước muối sinh lý sẵn, mẹ cũng có thể tự pha nước muối tại nhà theo tỷ lệ 1 thìa cafe muối cho 300ml nước. 
  • Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý không pha quá nồng độ muối để tránh làm tổn thương niêm mạc miệng của bé, do muối có khả năng hút nước cao.

Cách làm:

  • Bước 1: Trước khi bắt đầu rơ lưỡi cho trẻ, hãy rửa tay sạch sẽ.
  • Bước 2: Đeo gạc rơ lưỡi hoặc gạc y tế vào ngón trỏ. Để tránh làm đau rát lưỡi của bé, nên chọn loại gạc mềm.
  • Bước 3: Bà mẹ nhúng ngón tay đeo gạc vào dung dịch nước muối sinh lý, sau đó đưa tay vào miệng trẻ để rơ lưỡi nhẹ nhàng.
  • Bước 4: Bắt đầu rơ lưỡi từ các bên má trước tiên, sau đó chuyển đến các vùng trong vòm miệng và cuối cùng là lưỡi. Mẹ nên rơ từ phía ngoài vào trong để giảm cảm giác buồn nôn cho bé.

Rơ lưỡi bằng rau ngót

  • Rơ lưỡi trẻ sơ sinh bằng lá rau ngót mang lại hiệu quả làm sạch, giảm viêm và kháng khuẩn trong khoang miệng một cách hiệu quả. 
  • Tuy nhiên, khi sử dụng dịch lá rau ngót để rơ lưỡi cho trẻ, mẹ cần cực kỳ cẩn thận vì hệ tiêu hóa của trẻ vẫn đang phát triển, nếu nuốt phải dịch có thể gây ra tình trạng tiêu chảy.

Cách làm:

  • Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá rau ngót, rửa sạch và đun sôi trong khoảng 2-3 phút.
  • Bước 2: Tắt bếp và xay nhuyễn hỗn hợp lá rau ngót vừa đun.
  • Bước 3: Sử dụng phần nước cốt thu được từ hỗn hợp lá rau ngót để rơ lưỡi cho trẻ.

Rơ lưỡi bằng lá hẹ 

  • Lá hẹ chứa các kháng sinh tự nhiên có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn gây hại và cải thiện hệ vi khuẩn có ích trong miệng. 
  • Do đó, việc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ là phổ biến và cách thực hiện rất đơn giản.

Cách làm:

  • Bước 1: Rửa sạch một nắm lá hẹ và đun cùng 300ml nước.
  • Bước 2: Sau khi đun, tắt bếp và xay hoặc dã nhuyễn lá hẹ.
  • Bước 3: Thêm một ít nước vào hỗn hợp lá hẹ đã đun sôi, sau đó vắt lấy dung dịch để rơ lưỡi cho trẻ.
  • Bước 4: Thực hiện phương pháp rơ lưỡi bằng lá hẹ 3-4 lần/tuần.

Rơ lưỡi cho trẻ bằng lá hẹ. 

Rơ lưỡi cho trẻ bằng lá hẹ. 

Rơ lưỡi trẻ sơ sinh bằng mật ong

Tuy mật ong là một nguyên liệu tự nhiên an toàn, nhưng không nên sử dụng cho trẻ dưới 1 tuổi vì:

  • Mật ong có thể chứa vi khuẩn Clostridium botulinum, gây ra ngộ độc botulinum có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ, thậm chí gây tê liệt cơ hô hấp, đe dọa tính mạng của bé.
  • Hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, do đó đường ruột của bé không có đủ khả năng tiêu diệt vi khuẩn độc hại như Clostridium botulinum và ngăn chặn sự phát triển của chúng.

Nếu bé đã trên 1 tuổi, cha mẹ có thể sử dụng mật ong để rơ lưỡi cho bé bằng cách sau:

  • Bước 1: Chọn mật ong nguyên chất, đảm bảo an toàn cho bé.
  • Bước 2: Rửa sạch tay và sử dụng rơ lưỡi để nhúng vào mật ong, sau đó rơ lưỡi cho bé.
  • Bước 3: Cho bé uống vài giọt nước nhỏ sau khi rơ lưỡi để tráng miệng.

>>> Xem thêmhttps://benhvienphuongdong.vn/cham-soc-rang-mieng-cho-tre/

Những lưu ý khi rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh 

Trong quá trình rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh, mẹ cần chú ý các điều sau:

  • Thời điểm thích hợp để rơ lưỡi cho trẻ là sau khi ăn sáng khoảng 2 tiếng. Tránh rơ lưỡi trước khi ăn để không gây nôn khan hoặc trớ sữa cho bé.
  • Thao tác rơ lưỡi cần nhẹ nhàng, không áp dụng lực quá mạnh và không nên thực hiện nhiều lần trong ngày để tránh tổn thương và gây đau rát cho lưỡi bé.
  • Tránh sử dụng mật ong để rơ lưỡi cho trẻ dưới 1 tuổi, vì mật ong có thể chứa clostridium botulinum - một chất gây ngộ độc thần kinh cho trẻ nhỏ.
  • Nếu trong quá trình rơ lưỡi mẹ phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở bé, hãy ngưng ngay và thông báo cho bác sĩ để được tư vấn và xử lý kịp thời và đúng cách.

Rơ lưỡi trẻ sơ sinh cần nhẹ nhàng và không nên thực hiện nhiều lần trong ngày.

Rơ lưỡi trẻ sơ sinh cần nhẹ nhàng và không nên thực hiện nhiều lần trong ngày.

Một số câu hỏi liên quan đến rơ lưỡi trẻ sơ sinh

Khi rơ lưỡi trẻ sơ sinh bị chảy máu phải làm sao?

Rơ lưỡi cho bé tương đương với việc đánh răng hàng ngày của người lớn, giúp làm sạch, bảo vệ và ngăn ngừa các vấn đề về răng miệng. Khi thực hiện, cần nhẹ nhàng và tránh cậy mạnh vào các mảng trắng trong miệng bé. Nếu bé có dấu hiệu chảy máu khi rơ lưỡi, cần liên hệ ngay với bác sĩ để nhận được tư vấn và chỉ định kịp thời.

Gạc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh loại nào tốt?

Với các mẹ có con nhỏ, việc sở hữu một gạc rơ lưỡi là rất quan trọng và cần thiết. Bởi gạc rơ lưỡi cho bé không chỉ giúp loại bỏ các tưa lưỡi mà còn giúp vệ sinh răng miệng cho trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, không phải ba mẹ nào cũng biết cách lựa chọn gạc rơ lưỡi phù hợp cho trẻ sơ sinh. Dưới đây là một số loại gạc rơ lưỡi tốt cho trẻ sơ sinh, ba mẹ có thể tham khảo: Rơ lưỡi silicone Dr Papie Rơ lưỡi cotton Bee Kids, Rơ lưỡi silicone ConCung Good, Rơ lưỡi silicone Kuku, Rơ lưỡi cotton Baby xanh. 

Có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hàng ngày không?

Có, tuy nhiên không nên thực hiện quá thường xuyên (trên 3 lần/ngày) để tránh làm tổn thương và làm mất cảm giác vị giác của trẻ.

Rơ lưỡi cho bé đến khi nào?

Rơ lưỡi thích hợp cho trẻ từ 0-4 tuổi. Sau độ tuổi này, mẹ có thể dạy bé cách đánh răng bằng bàn chải dành riêng cho trẻ.

Trẻ không được rơ lưỡi có sao không?

Việc rơ lưỡi cho trẻ cũng quan trọng như đánh răng, vì nếu không thực hiện định kỳ có thể gây ra các bệnh lý miệng như nấm miệng, nấm lưỡi, gây đau và khó chịu, ảnh hưởng đến quá trình ăn uống của bé.

Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp ba mẹ cách rơ lưỡi trẻ sơ sinh một cách hiệu quả và an toàn. Nếu như ba mẹ còn có bất cứ thắc mắc gì về rơ lưỡi trẻ sơ sinh hãy liên hệ ngay tới Bệnh viện Đa khoa Phương Đông qua hotline 1900 1806. Phương Đông luôn sẵn lòng phục vụ quý khách!

199

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

BS.CKII

PHI NGA

TRƯỞNG KHOA NHI

BS.CKII

PHI NGA

TRƯỞNG KHOA NHI
19001806 Đặt lịch khám