Bé bị chân tay miệng kiêng gì? Cha mẹ nên chăm sóc ra sao?

Thu Hiền

01-02-2024

goole news
16

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do loại virus khác nhau gây ra, thường gặp nhiều nhất ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng cha mẹ cần lưu ý trẻ bị chân tay miệng kiêng gì, ăn gì để hỗ trợ trẻ hồi phục nhanh và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm. 

Tìm hiểu về bệnh chân tay miệng ở trẻ em

Bệnh chân tay miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do các siêu vi đường ruột gây ra với các dấu hiệu nhận biết đặc trưng như sốt, mụn nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và bên trong miệng. Đây là bệnh phổ biến ở trẻ em dưới 10 tuổi và thường gặp nhất ở các bé dưới 5 tuổi. Ngay khi bé có các dấu hiệu của bệnh lý, cha mẹ nên nhanh chóng đưa con yêu tới các cơ sở y tế và tìm hiểu các thông tin về chân tay miệng kiêng gì để chăm sóc bé đúng cách.

Trẻ bị chân tay miệngTrẻ bị chân tay miệng 

Chân tay miệng ở trẻ em có nguy hiểm không?

Chân tay miệng không phải bệnh nguy hiểm nhưng diễn biến khá phức tạp. Cụ thể, bệnh diễn biến khá nhanh thành các biến chứng tay chân miệng nghiêm trọng chỉ trong vòng vài giờ như:

  • Viêm não, viêm màng não
  • Viêm cơ tim, phù phổi cấp,... Thậm chí là tử vong

Đồng thời, bệnh cũng chưa có thuốc đặc trị hay vắc xin phòng ngừa. Việc chữa bệnh cho các trẻ em bị chân tay miệng mới dừng lại ở điều trị triệu chứng. Hơn nữa, đối tượng bị bệnh thường là các trẻ em dưới 5 tuổi - đối tượng có sức đề kháng yếu hơn người trưởng thành nên cha mẹ cần lưu tâm chăm sóc bệnh nhi cẩn thận nếu bé không may mắc bệnh.

Trẻ bị chân tay miệng phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm
Trẻ bị chân tay miệng phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm

Bệnh tay chân miệng cần kiêng những gì?

Gia đình có trẻ bị bệnh tay chân miệng nên hạn chế:

  • Không đến nơi đông người
  • Không ngứa, gãi hoặc chạm vào các nốt phát ban
  • Kiêng socola, đậu phộng, thịt, phô mai, bơ, các loại hạt, đồ ăn nhiều chất béo, đồ ăn nhiều gia vị,...

Trẻ bị bệnh chân tay miệng kiêng gì?

Kiêng nơi đông người

Như đã đề cập đến ở trển, khi bị chân tay miệng, nghĩa là trong cơ thể trẻ có các loại virus gây bệnh. Điều này cũng đồng nghĩa với sức khoẻ của con đang kém. Do đó, cha mẹ không nên đưa trẻ đến các nơi đông người. Như vậy, sẽ hạn chế được việc trẻ lây bệnh cho người khác, đồng thời bảo vệ trẻ khỏi các loại vi khuẩn virus gây bệnh khác.

Thông thường, cha mẹ nên cho con ở nhà khoảng 10 ngày để đào thải virus siêu vi ra ngoài. Sau thời gian này trở đi, bé mới phục hồi sức khoẻ trở lại và ít có nguy cơ lây bệnh cho bạn bè đồng trang lứa.

Kiêng ngứa, gãi hoặc chạm vào các nốt phát ban

Những nốt phát ban ở vùng bàn tay, bàn chân có thể tiến triển theo nhiều mức độ khác nhau của bệnh. Cha mẹ nên giữ gìn vệ sinh tay chân sạch sẽ cho bé và hạn chế cho bé động vào vết thương. Chúng ta có thể cắt móng tay, móng chân gọn gàng cho bé, tối ngủ cho bé mang bao tay để tránh cho bé động chạm vào nốt ban. 

Trẻ em bị chân tay miệng kiêng gì? Tuyệt đối không ngứa, gãi ở các nốt phát ban

Trẻ em bị chân tay miệng kiêng gì? Tuyệt đối không ngứa, gãi ở các nốt phát ban

Nếu các vết ban bị phồng rộp thì có thể hỏi ý kiến bác sĩ để sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da. Lưu ý tuyệt đối không cho bé chạm hoặc gãi, chà xát vào các vết thương. Không sử dụng băng gạc hay bất cứ loại thuốc bôi nào mà không được sự chỉ định của bác sĩ để băng bó, che đậy vùng phát ban.

Không sử dụng thìa, dĩa sắc nhọn

Các vật dụng nhọn như thìa, dĩa có các góc sắc cạnh dễ làm tổn thương các vết loét do bệnh chân tay miệng gây ra, khiến bệnh nhi khó chịu, đau và không muốn ăn.

Không cho bé dùng các vật dụng sắc nhọn trong quá trình điều trị tay chân miệng

Không cho bé dùng các vật dụng sắc nhọn trong quá trình điều trị tay chân miệng

Không cho bé uống aspirin
Đây là sai lầm chung thường thấy của các cha mẹ khi chăm sóc trẻ em, đặc biệt là trong trường hợp bé lên cơn sốt. Aspirin chống chỉ định cho các bệnh nhi tay chân miệng bởi thuốc có tác dụng phụ dẫn đến hội chứng Reye, ảnh hưởng xấu lên não, gan và khiến tình trạng bệnh của em nhỏ diễn biến nặng hơn. 

Bệnh chân tay miệng kiêng gì? Bé không được dùng thuốc aspirin để hạ sốt trong khi đang chữa bệnh

Bệnh chân tay miệng kiêng gì? Bé không được dùng thuốc aspirin để hạ sốt trong khi đang chữa bệnh

Không dùng muối

Bố mẹ không nên dùng muối, chanh hay các loại tinh chất kháng viêm nào khác để hạn chế tình trạng nổi ban đỏ trên da bé. 

Bé bị tay chân miệng kiêng ăn gì?

Một câu hỏi mà các phụ huynh quan tâm, là trong chế độ ăn uống, trẻ bị chân tay miệng kiêng gì? Theo các chuyên gia, khi bị chân tay miệng trẻ nên được kiêng cữ cẩn thận các thực phẩm sau:

  • Các loại thực phẩm giàu Arginine - axit amin có tác dụng thúc đẩy virus phát triển mạnh mẽ hơn. Vì thế, bệnh nhi nên hạn chế có hàm lượng Arginin cao như: đậu phộng, socola, nho khô, các loại hạt…
  • Đồ ăn giàu chất béo bão hoà bởi chất béo sẽ khiến da tiết nhiều dầu và khiến các vết phát ban viêm loét nặng nề hơn. Do đó, cha mẹ nên cắt bớt khẩu phần  thịt, phô mai, bơ… cho con. Đồng thời, các đồ ăn chiên rán sẽ cần nhai nuốt mạnh, ảnh hưởng đến vết lở loét trong miệng và làm chậm quá trình phục hồi vết thương.
  • Kiêng đồ cay nóng, đồ mặn, đồ cứng: Gia vị mạnh sẽ kích thích làm khoang miệng của bé bị kích ứng, bé bị đau rát, khó chịu và vết loét lâu lành hơn.

Gia đình nên cắt giảm các thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ, khô nóng ra khỏi thực đơn của bé

Gia đình nên cắt giảm các thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ, khô nóng ra khỏi thực đơn của bé

Bé bị chân tay miệng nên ăn gì?

Ngoài hiểu rõ chân tay miệng kiêng gì thì việc có các thông tin đúng đắn về chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý cho trẻ bị bệnh cũng rất cần thiết. Theo các chuyên gia, trẻ nên ăn những thực phẩm như sau:

  • Đồ ăn mềm, lỏng đa dạng nhóm thực phẩm: Cháo, súp… có độ lỏng và độ mềm thích hợp với thể trạng của trẻ đang bị bệnh lý chân tay miệng. Mẹ có thể bổ sung các loại rau củ quả, tôm, thịt để giúp bé đủ chất và ngon miệng hơn.

Trẻ bị chân tay miệng nên ăn cháo, súp

Trẻ bị chân tay miệng nên ăn cháo, súp

  • Đồ ăn thanh mát: Bột sắn dây, sinh tố đu đủ,... vừa mát, vừa giàu vitamin nên tăng cường tốt cho hệ miễn dịch. Đồng thời, thúc đẩy quá trình phục hồi các tổn thương ngoài da nhanh chóng hơn.
  • Đồ ăn giàu đạm: trứng, thịt, cá, hải sản,... giàu dinh dưỡng nhất định rất có lợi cho sức khoẻ và hỗ trợ giúp bé phục hồi sức khoẻ nhanh hơn
  • Đồ ăn mát lạnh: các loại thực phẩm này lại có tác dụng tốt trong việc xoa dịu các cơn đau rát ở vùng miệng. Giúp trẻ bớt khó chịu và được mát mẻ, giải nhiệt hiệu quả.

Trứng –Thực phẩm bổ sung nhiều dưỡng chất cho trẻ

Trứng –Thực phẩm bổ sung nhiều dưỡng chất cho trẻ

Câu hỏi liên quan

Trẻ bị bệnh chân tay miệng có kiêng gió không?

Trẻ bị chân tay miệng chỉ cần hạn chế đến nơi đông người chứ không cần phải kiêng gió. Theo các bác sĩ Chuyên gia Nhi khoa, nếu trẻ chân tay miệng được bao bọc quá kín thì các vi khuẩn từ các vết thương trên da sẽ có cơ hội để phát triển mạnh hơn. 

Tuy nhiên, bố mẹ cũng không nên để cho con ra ngoài lúc trời quá to hoặc để gió trực tiếp tạt vào người khi trẻ chưa lui bệnh. Khi đó, bệnh của bé dễ trở nên nghiêm trọng hơn và biến chứng nguy hiểm như hoại tử, nhiễm trùng,...

Trẻ bị chân tay miệng không cần kiêng gió

Trẻ bị chân tay miệng không cần kiêng gió

Cha mẹ chỉ cần cho con ở nơi thoáng khí, lưu thông không khí vừa phải, được ở trong phòng sạch sẽ, không để gió lùa trực tiếp vào phòng. 

Bé bị chân tay miệng có kiêng tắm không?

Không. Nguyên nhân là với các trẻ với các nốt phát ban do chân tay miệng, nếu trẻ không được vệ sinh cẩn thận sẽ là cơ hội để vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Trong trường hợp này, bé dễ bị mắc nhiễm trùng da và bội nhiễm, dễ để lại các vết sẹo để trên da ngay cả sau khi bé đã khỏi bệnh.

Khi tắm cho bé, bố mẹ nên sử dụng nước ấm vừa phải và lau rửa nhẹ nhàng để da luôn sạch sẽ và khô thoáng.

Lưu ý: Không nên chà xát mạnh lên các nốt phỏng nước vỡ ra hay tự ý chọc thủng chúng!

Trẻ bị chân tay miệng cần được tắm rửa hàng ngàyTrẻ bị chân tay miệng cần được tắm rửa hàng ngày

Bệnh chân tay miệng có phải kiêng nước không?

Không. Tương tự như tắm, trẻ bị chân tay miệng không cần kiêng nước. Ngược lại, bé cần uống đủ nước, đặc biệt là bé có các triệu chứng sốt, nôn mửa và cảm thấy khô, đau rát họng. Bên cạnh đó, nước cũng hỗ trợ bé không bị táo bón, tiêu chảy. Nếu trẻ không thích uống nước lọc, cha mẹ có thể thay thế bằng nước ép trái cây để bổ sung khoáng chất, vitamin cần thiết cho cơ thể để bù lại.

Đồng thời, cha mẹ chỉ nên cho bé uống nước ấm hoặc nước mát (nếu vào mùa hè). Không nên cho bé uống nước quá lạnh, nước đá. 

Lưu ý dành cho cha mẹ khi chăm sóc trẻ bị chân tay miệng

Ngoài việc có kiến thức đúng đắn về vấn đề chân tay miệng kiêng gì, cha mẹ cũng cần tìm hiểu và ghi nhớ thêm các lưu ý trong quá trình chăm sóc trẻ như sau:

  • Cách ly trẻ với các trẻ khác sống cùng nhà
  • Cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý ấm để làm sạch vi khuẩn trong khoang miệng trước khi ngủ dậy, trước khi đi ngủ, sau mỗi bữa ăn
  • Cho trẻ mặc những bộ quần áo mềm mại, rộng rãi và được làm từ chất liệu thấm mồ hôi tốt. Không quấn trẻ quá nhiều, quá dày, hạn chế da của trẻ bị kích ứng do cọ xát của vải, của mồ hôi dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nguy hiểm.
  • Thường xuyên vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch. Đặc biệt là sau khi thay tã, thay quần áo, vệ sinh cá nhân cho trẻ. Thời gian rửa tay mỗi lần cần kéo dài ít nhất khoảng 20 giây để rửa trôi toàn bộ vi khuẩn gây bệnh dính trên tay nếu có. Tránh lây lan làm tái nhiễm lại vi khuẩn cho trẻ.
  • Hạn chế việc ôm, hôn hay sử dụng chung cốc uống nước, bát đũa với trẻ đang bị chân tay miệng. Tránh việc chạm vào vùng mắt, mũi và miệng của trẻ. Đặc biệt là khi chưa vệ sinh tay sạch sẽ theo hướng dẫn của chuyên gia.
  • Khử trùng đồ chơi, tay nắm cửa hay các khu vực, vật dụng trẻ thường xuyên chạm vào ẩn thận để hạn chế việc lây lan vi khuẩn gây bệnh cho người khác mà còn giúp bảo vệ chính trẻ đang bị bệnh khỏi bị tái nhiễm.

Rửa tay sạch sẽ trước khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

Rửa tay sạch sẽ trước khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

Bên cạnh đó, người chăm sóc trẻ cũng cần đặc biệt theo dõi các biểu hiện của trẻ. Kịp thời phát hiện các bất thường để có biện pháp xử lý, can thiệp y tế kịp thời. Tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh tác động tiêu cực đến sức khỏe của trẻ.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan tới chân tay miệng ăn gì. Mong rằng qua bài viết này, các phụ huynh đã hiểu rõ vấn đề chân tay miệng kiêng gì và có định hướng đúng đắn để trẻ mau lành bệnh. Hạn chế tối đa các ảnh hưởng tiêu cực của bệnh đến sức khỏe và sinh hoạt thường nhật của trẻ!

Hãy liên hệ để được tư vấn theo số điện thoại tổng đài 19001806 nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp hoặc để lại thông tin tại phần Đặt lịch khám để đặt lịch khám.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
267

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

19001806 Đặt lịch khám