Bệnh chân tay miệng và thủy đậu: Cách phân biệt, biến cứng và phòng ngừa

Thu Hiền

14-03-2024

goole news
16

Bệnh thủy đậu và tay chân miệng là hai căn bệnh phổ biến ở trẻ em, có khả năng lây nhiễm cao và thường gây nhầm lẫn do chúng có nhiều đặc điểm tương đồng về triệu chứng. Điều này khiến nhiều người đặt ra câu hỏi về cách phân biệt giữa hai bệnh này ở trẻ em.

Tìm hiểu về bệnh chân tay miệng và thủy đậu

Bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm trên da do virus Varicella Zoster gây ra. Theo thống kê cho thấy hơn 90% người dân chưa được tiêm phòng vắc xin đều đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh. Bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân, chủ yếu tác động đến trẻ dưới 10 tuổi. Tuy nhiên bệnh cũng có thể ảnh hưởng tới người lớn tuổi đặc biệt là phụ nữ mang thai.

Bệnh thủy đậu có tốc độ lây truyền nhanh, đường lấy truyền bệnh thường qua không khí, người khỏe mạnh sẽ bị bệnh nếu mắc nước bọt từ bệnh nhân thủy đậu khi họ hắt hơi, ho… Nếu như không ngăn chặn kịp thời sẽ bùng lên thành ổ dịch. 

Bên cạnh đó, bệnh thủy đậu có khả năng lây nhiễm từ vết thương bị bỏng khi nó nổ hoặc từ vùng da tổn thương, lở loét của người mắc bệnh. Đặc biệt, phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu đối diện với nguy cơ cao về việc truyền nhiễm cho thai nhi qua đường nhau thai.

Bệnh thủy đậu thường xuất hiện những nốt ban đỏ trên khắp cơ thểBệnh thủy đậu thường xuất hiện những nốt ban đỏ trên khắp cơ thể

Những dấu hiệu của bệnh thủy đậu: được chia làm 3 giai đoạn

Thời kỳ ủ bệnh

  • Thời kỳ ủ bệnh của thủy đậu kéo dài khoảng 10-14 ngày sau khi nhiễm vi rút. 
  • Trong giai đoạn này, bệnh nhân có thể không bộc lộ triệu chứng rõ ràng, nhưng vẫn có thể truyền nhiễm cho người khác.

Thời kỳ khởi phát

  • Như nhiều trường hợp nhiễm vi rút khác, bệnh thủy đậu xuất hiện với các triệu chứng như sốt, đau đầu và mệt mỏi. Điều đặc biệt là ở trẻ em, bệnh thủy đậu thường không đồng điệu với bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào.
  • Trong khoảng 1 ngày, trẻ có thể không sốt hoặc sốt nhẹ, thường thấy trẻ nhỏ không chịu chơi và quấy khóc. Có trường hợp sốt cao từ 39-40 độ C, kèm theo trạng thái trằn trọc, mê sảng, co giật, viêm họng và xuất tiết đường hô hấp trên. Dấu hiệu này dễ nhầm lẫn với cảm cúm thông thường, nên thăm khám sớm, đặc biệt là trong mùa dịch, là rất quan trọng.

Thời kỳ toàn phát

  • Ban đầu, vùng da đỏ sau vài giờ biến thành nốt phỏng nước trong, rất nông giống như đặt trên bề mặt da. Sau 24- 48 giờ, chúng chuyển sang màu vàng và hình thành những nốt nhỏ có đường kính 2mm. Ban nổi lên rải rác trên cơ thể, bao gồm chân, tóc và miệng, nhưng ít nốt ở lòng bàn chân và bàn tay.
  • Ban xuất hiện theo đợt, mỗi đợt kéo dài 3- 4 ngày, làm cho trên một vùng da có thể thấy nốt ban ở các độ tuổi khác nhau.
  • Sau 4- 6 ngày từ khi xuất hiện, nếu không có biến chứng hay nhiễm trùng, những mụn nước sẽ vỡ ra, khô lại, bong vẩy và dần hồi phục. Nốt thủy đậu tự khô, tạo thành vảy màu nâu sẫm và bong ra sau khoảng một tuần.

Bệnh thủy đậu thường không để lại sẹo vĩnh viễn, trừ khi có loét và bội nhiễm. Sau khi hồi phục, cơ thể trẻ phát triển miễn dịch đối với chủng virus gây bệnh và trẻ chỉ mắc bệnh một lần. Y học đã phát triển vắc xin hiệu quả để ngăn chặn bệnh thủy đậu.

Bệnh thủy đậu thường không để lại sẹo vĩnh viễn, trừ khi có loét và bội nhiễmBệnh thủy đậu thường không để lại sẹo vĩnh viễn, trừ khi có loét và bội nhiễm

Bệnh chân tay miệng

Bệnh chân tay miệng chủ yếu do nhóm virus đường ruột Enterovirus gây ra, thường xuất hiện với Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71. 

Trong đó virus Coxsackie A16 ít gây ra các biến chứng thần kinh và có thể tự khỏi chỉ trong vài ngày. Và ngược lại, virus Enterovirus typ 71 (EV71) có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm màng não, viêm cơ tim và có thể dẫn đến tử vong. Ngoài A16 và EV71, một số chủng virus khác thuộc nhóm A như Coxsackie A4–A7, A9, A10, cũng như virus Coxsackie nhóm B có thể là nguyên nhân gây bệnh.

Những dấu hiệu của bệnh chân tay miệng: được chia làm 3 giai đoạn

Thời kỳ ủ bệnh

  • Thời kỳ ủ bệnh của chân tay miệng kéo dài từ 3-6 ngày, thường không có triệu chứng lâm sàng xuất hiện trong giai đoạn này. 
  • Sau giai đoạn ủ bệnh từ 3 đến 6 ngày, bệnh chân tay miệng thường bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như sốt, đau họng và một số biểu hiện khác như nốt đỏ trên niêm mạc miệng, tay, chân.

Thời kỳ khởi phát

Thời kỳ khởi phát bắt đầu bằng các triệu chứng sau: 

  • Trẻ bắt đầu bị mệt mỏi và sốt nhẹ từ 37,5 - 38 độ C sau đó có thể sốt cao lên đến 39 độ C.
  • Chảy nước bọt nhiều, đau họng, biếng ăn
  • Bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày

Sốt là một trong những triệu chứng ban đầu của bệnh chân tay miệng ở trẻSốt là một trong những triệu chứng ban đầu của bệnh chân tay miệng ở trẻ

Thời kỳ toàn phát

  • Giai đoạn toàn phát thường bắt đầu sau 1-2 ngày kể từ khi bệnh xuất hiện ban đầu, trẻ sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh như:
  • Trẻ mắc bệnh sẽ xuất hiện ban dạng phỏng nước tại lòng bàn tay, bàn chân, mông và đầu gối. Các bóng nước có kích thước 2-10mm, hình bầu dục và có màu xám. Chúng có thể nổi lên hoặc ẩn dưới da, sờ vào có cảm giác cộm, không đau và không gây ngứa.
  • Loét miệng xuất hiện ở niêm mạc má, lưỡi và lợi của trẻ dưới dạng các bóng nước có đường kính 2-3mm, dễ vỡ. Khi bóng nước vỡ, chúng tạo thành các vết loét gây đau khi trẻ ăn và làm trẻ quấy khóc.
  • Dấu hiệu toàn thân bị co giật, rối loạn tri giác, mê sảng.
  • Trên mông của trẻ sẽ xuất hiện các mụn lở và bị rộp da.

Trẻ bị chân tay miệng sẽ xuất hiện tình trạng loét ở niêm mạc má, lưỡi và lợiTrẻ bị chân tay miệng sẽ xuất hiện tình trạng loét ở niêm mạc má, lưỡi và lợi

Ngoài những dấu hiệu trên bệnh chân tay miệng còn có thể xuất hiện thêm các biểu hiện như bóng nước rất ít xen kẽ với hồng ban hoặc chỉ xuất hiện hồng ban. Một số trường hợp bé chỉ xuất hiện loét miệng.

Tại Việt Nam hiện chưa có vắc xin phòng bệnh chân tay miệng.

Cách phân biệt bệnh thủy đậu và tay chân miệng

Thuỷ đậu và tay chân miệng thường dễ bị nhầm lẫn do triệu chứng tương đồng. Sự khác nhau của thủy đậu và chân tay miệng, chúng ta có thể tuân theo các điểm sau:

 

Bệnh thủy đậu

Bệnh chân tay miệng

Độ tuổi trẻ thường mắc phải 

Trẻ từ 1 - 14 tuổi

Trẻ dưới 5 tuổi


Thời điểm bùng dịch 


Thường vào mùa đông

Từ tháng 3 đến tháng 5 hoặc từ tháng 9 cho đến tháng 11

Con đường lây nhiễm

Bệnh có khả năng lây truyền qua các dịch tiết từ mũi và họng khi người bệnh nói chuyện, hoặc hắt xì, được phát tán vào không khí. 

Ngoài ra, còn có thể lây truyền thông qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ những mụn nước.

Lây truyền trực tiếp qua đường miệng hoặc tiếp xúc với dịch tiết từ mụn nước, nước bọt, hoặc phân của trẻ đang mắc bệnh.

Triệu chứng của nốt ban

Bắt đầu với nốt ban đỏ, sau đó chuyển thành mụn nước mỏng, lõm giữa và cuối cùng khô thành nốt có vảy. 

Các nốt xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể và tạo ra cảm giác đau, ngứa, và không thoải mái.

Bắt đầu là những nốt ban đỏ rồi phát triển thành mụn nước vòm dầy.

Nốt ban đỏ xuất hiện chủ yếu ở đầu gối, khuỷu tay, mông và lòng bàn tay, chân.

Nốt phỏng nước thường không gây đau hay ngứa.

 

Bệnh chân tay miệng gây ra những biến chứng nguy hiểm nào?

Bệnh chân tay miệng chủ yếu do nhóm virus đường ruột Enterovirus gây ra, thường xuất hiện với Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71, khi trẻ mắc bệnh thường để lại những biến chứng rất nguy hiểm. Dưới đây là một trong những biến chứng mà ba mẹ cần phải biết.

Biến chứng thần kinh 

Biến chứng thần kinh của bệnh chân tay miệng bao gồm: Viêm não tủy, viêm não, viêm thân não, viêm màng não với những biểu hiện sau:

  • Rung giật cơ là hiện tượng co giật ngắn kéo dài 1-2 giây, chủ yếu ở tay và chân. Thường xảy ra khi trẻ bắt đầu vào giấc ngủ hoặc khi đặt trẻ nằm ngửa.
  • Rung giật não cầu.
  • Tăng trương lực cơ.
  • Yếu, liệt chi.
  • Liệt dây thần kinh sọ não.
  • Hôn mê là biến chứng nặng, thường kèm theo suy hô hấp, suy tuần hoàn.

Biến chứng tim mạch, hô hấp

Biến chứng tim mạch và hô hấp của bệnh tay chân miệng có thể bao gồm viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim và trụy mạch. Dấu hiệu nhận biết có thể gồm:

  • Mạch nhanh trên 150 lần/phút.
  • Thời gian làm đầy mao mạch chậm trên 2 giây.
  • Có biểu hiện rối loạn vận mạch, da nổi vân tím, tứ chi lạnh, đổ mồ hôi…
  • Biến chứng chân tay miệng ở giai đoạn đầu: Huyết áp tăng cao chỉ số huyết áp tâm thu ≥ 110 mmHg đối với trẻ dưới 1 tuổi, ≥ 115mmHg đối với trẻ từ 1 - 2 tuổi, ≥ 120 mmHg đối với trẻ trên 2 tuổi. 
  • Bệnh nhi thở nhanh, khò khè, ngực rút lõm, hơi thở rít thanh quản.
  • Phù phổi cấp. Trẻ sùi bọt hồng, da tái tím, khó thở, phổi nhiều ran ẩm.

Biến chứng đối với thai kỳ

Có một số bằng chứng cho thấy rằng nhiễm bệnh tay chân miệng trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể tăng nguy cơ sảy thai, mặc dù tỷ lệ này rất hiếm. Phụ nữ mang thai nên thực hiện biện pháp phòng ngừa bằng cách hạn chế tiếp xúc gần với những người đang mắc bệnh.

Bệnh thủy đậu gây ra những biến chứng nguy hiểm nào?

Bệnh thủy đậu thường được xem là bệnh lành tính, nhưng vẫn có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không được chăm sóc kịp thời. Các biến chứng thường gặp bao gồm:

Nhiễm trùng mụn nước, xuất huyết bên trong

Nhiễm trùng mụn nước và xuất huyết bên trong là một biến chứng thường gặp ở trẻ mắc bệnh thủy đậu, do khả năng khó kiểm soát của trẻ khiến mụn nước vỡ hoặc bong tróc, tạo điều kiện cho nhiễm trùng, gây ra sự xuất huyết và lở loét.

Viêm phổi thủy đậu

Viêm phổi thủy đậu dễ mắc ở người lớn với các dấu hiệu như ho nhiều, ho ra máu, tức ngực và khó thở.

Viêm não và viêm màng não 

Viêm não và viêm màng não là biến chứng phổ biến ở cả người lớn và trẻ em, thường xuất hiện sau 7 ngày khi bóng nước nổi. Nguy cơ mắc biến chứng này tăng cao ở người lớn và nếu không được xử lý kịp thời, có thể dẫn đến tử vong.

Thủy đậu chu sinh

Thủy đậu chu sinh là một biến chứng thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai. Nếu mẹ mắc thủy đậu trước hoặc sau khi sinh trong khoảng từ 2-5 ngày, có nguy cơ nguy hiểm đối với thai nhi. Trẻ có thể mắc bệnh từ mẹ và phát triển khuyết tật hoặc thậm chí tử vong.

Bệnh zona thần kinh

Bệnh zona thần kinh là một biến chứng của thủy đậu, khi vi rút thủy đậu vẫn tồn tại ở rễ dây thần kinh sau khi bệnh đã khỏi. Trong trường hợp hệ thần kinh suy yếu, vi rút này có thể tái phát và gây ra bệnh zona thần kinh.

Trẻ mắc bệnh thủy đậu không được điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng viêm nãoTrẻ mắc bệnh thủy đậu không được điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng viêm não

Biện pháp phòng ngừa tay chân miệng và thủy đậu

Để phòng ngừa bệnh chân tay miệng và thủy đậu, ba mẹ hãy chú ý những biện pháp sau để giúp con có một cuộc sống an toàn và khỏe mạnh.

Biện pháp phòng ngừa chân tay miệng

Hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị và vaccine phòng ngừa cho bệnh tay chân miệng ở trẻ. Do đó, việc chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa tay chân miệng trở nên quan trọng, giúp ngăn chặn sự lây lan của bệnh, bảo vệ sức khỏe an toàn và khỏe mạnh cho trẻ.

  • Vệ sinh tay và chân sạch sẽ bằng xà phòng.
  • Thực hiện đúng vệ sinh ăn uống.
  • Duy trì vệ sinh cho đồ chơi và đồ dùng cá nhân.
  • Hạn chế tiếp xúc của trẻ với người bệnh.
  • Sử dụng nhà vệ sinh sạch sẽ.
  • Đưa trẻ đến cơ sở y tế nếu phát hiện dấu hiệu mắc bệnh.

Biện pháp phòng ngừa chân tay miệng

Dưới đây là một số gợi ý giúp các bậc phụ huynh chăm sóc trẻ đúng cách, giảm thiểu nguy cơ biến chứng của bệnh thủy đậu và hỗ trợ quá trình hồi phục của bé:

  • Khi trẻ mắc bệnh thủy đậu cần nằm phòng cách lý áp lực âm để ngăn ngừa lây nhiễm. 
  • Áp dụng dung dịch xanh methylen hoặc Castellani lên các vết phỏng hoặc mụn nước đã vỡ.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc hạ sốt cho bệnh nhân thủy đậu theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Người chăm sóc bệnh nhân cần đeo khẩu trang N95 nếu chưa mắc thủy đậu, và khẩu trang ngoại khoa nếu có tiền sử hoặc đã tiêm ngừa thủy đậu.
  • Hàng ngày, làm sạch mũi họng bằng nước muối sinh lí 0,9%.
  • Cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ nuốt và dễ tiêu hóa. Đặc biệt, khuyến khích trẻ uống đủ nước hoặc nước trái cây.
  • Sử dụng đồ dùng cá nhân riêng, bao gồm khăn, ly, muỗng, đũa.
  • Tránh tiếp xúc với đám đông để ngăn chặn lây nhiễm.

Dùng dung dịch xanh methylen giúp giảm biến chứng của bệnh thủy đậuDùng dung dịch xanh methylen giúp giảm biến chứng của bệnh thủy đậu

Việc phòng ngừa và tiêm chủng thủy đậu là một biện pháp hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của trẻ nhỏ khỏi các biến chứng nguy hiểm. Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cấp dịch vụ tiêm chủng thủy đậu uy tín, chất lượng. 

Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm. Kỹ thuật viên phụ trách tiêm thực hiện tiêm chủng một cách chính xác và nhẹ nhàng, đảm bảo vết tiêm không gây sưng hay đau đớn. Sau tiêm, khách hàng sẽ được theo dõi trong vòng 30 phút, đảm bảo sức khỏe tốt nhất. Trung tâm tiêm chủng Phương Đông cung cấp đa dạng các gói tiêm chủng dành cho cả trẻ em và người lớn. 

Để được tư vấn bệnh chân tay miệng và thủy đậu hoặc đặt lịch khám phòng thủy đậu trước mang thai, quý khách vui lòng liên hệ qua hotline 19001806 để được tư vấn chi tiết. Chúng tôi cam kết luôn sẵn sàng hỗ trợ và cung cấp thông tin đáng tin cậy, nhằm bảo vệ sức khỏe toàn diện cho bạn và gia đình.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

130

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám