Giải đáp thắc mắc: Cho con bú có cấy que tránh thai được không?

Bích Ngọc

08-08-2024

goole news
16

Sau sinh, nhiều mẹ bỉm sữa rất quan tâm đến vấn đề tránh thai, đặc biệt là phương pháp cấy que tránh thai. Tuy nhiên, có không ít chị em vẫn có nhiều băn khoăn, lo lắng rằng cho con bé có cấy que tránh thai được không? Thời điểm cấy que phù hợp nhất là lúc nào? Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên qua bài viết dưới đây. 

Tổng quan về phương pháp cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là biện pháp ngừa thai an toàn mà được khá nhiều chị em phụ nữ tin tưởng lựa chọn sử dụng hiện nay. Phương pháp này sử dụng một chiếc que mềm, trong đó có chứa hormone gây ức chế quá trình rụng trứng. Que tránh thai sẽ được cấy vào vùng da dưới cánh tay của chị em. 

Khi que tránh thai được cấy vào trong cơ thể, chúng sẽ giải phóng hormone progesterone ổn định liều thấp. Lúc này, hormone được giải phóng sẽ làm mỏng lớp niêm mạc tử cung, đồng thời làm chất nhầy tử cung dày và đặc hơn, từ đó giúp ngăn ngừa thụ thai. 

Cấy que tránh thai là biện pháp tránh mang thai ngoài ý muốn hiệu quả và lâu dài. Đặc biệt, trong que tránh thai không chứa hormone estrogen nên sẽ không gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau khi tháo que, có thể mang thai được ngay. 

Phương pháp cấy que tránh thai đem đến hiệu quả ngừa thai cao, với tỷ lệ lên tới 99%. Ngoài ra, phương pháp này sẽ không gây ra quá nhiều tác dụng phụ như các biện pháp tránh thai khác. 

Cấy que tránh thai là biện pháp phòng tránh mang thai ngoài ý muốn được nhiều người lựa chọnCấy que tránh thai là biện pháp phòng tránh mang thai ngoài ý muốn được nhiều người lựa chọn

Cho con bú có cấy que tránh thai được không?

Mẹ bỉm đang cho con bú có cấy que tránh thai được không, đây chắc hẳn là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ. Mẹ đang cho con bú vẫn có thể tránh thai bằng cách cấy que, tuy nhiên cần chú ý tới thời điểm cấy que và chủ động với các tác tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra. 

Cấy que tránh thai phù hợp với nhiều nhóm đối tượng nên được nhiều phụ nữ trong độ tuổi sinh sản lựa chọn. Đối tượng có thể sử dụng que tránh thai bao gồm: 

  • Phụ nữ đang cho con bú. 
  • Phụ nữ trên 40 tuổi. 
  • Phụ nữ mắc bệnh u xơ tử cung. 
  • Phụ nữ bị tim mạch, béo phì, tiểu đường, huyết áp cao. 

Chính vì vậy, với các mẹ đang cho con bú thì phương pháp cấy que tránh thai an toàn và đạt hiệu quả tránh thai lâu dài. Đặc biệt, cấy que tránh thai khi cho con bú sẽ không gây ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa và chất lượng của sẽ mẹ, do đó mẹ có thể an tâm phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn bằng phương pháp cấy que. 

Thời điểm tốt nhất để cấy que tránh thai là 6 tuần sau sinh. Nếu chưa đủ 6 tuần, chỉ nên cấy que tránh thai khi không sử dụng được các biện pháp tránh thai khác. 

Đang cho con bú có cấy que tránh thai được không là câu hỏi mà mẹ bỉm sữa rất quan tâmĐang cho con bú có cấy que tránh thai được không là câu hỏi mà mẹ bỉm sữa rất quan tâm

Xem thêm:

Tác dụng phụ có thể gặp khi cấy que tránh thai

Đối với biện pháp tránh thai nào cũng đều có thể đối diện với những tác dụng phụ không mong muốn. Dựa vào tình trạng sức khỏe, cơ địa và hệ miễn dịch mà mỗi người sẽ gặp phải tác dụng phụ khác nhau. Một số tác dụng phụ không mong muốn khi cấy que tránh thai như: 

  • Xuất hiện tình trạng mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt sau khi cấy que: Tình trạng này có thể xảy ra ngay sau khi cây que, tuy nhiên triệu chứng này chỉ xuất hiện trong vài ngày đầu do cơ thể chưa kịp quen với lượng hormone trong que cấy. Do đó, các chị em không cần quá lo lắng khi gặp tình trạng này. 
  • Đau nhức tay sau khi cấy que: Một số trường hợp gặp tình trạng đau nhức cánh tay ở vị trí cây que. Đây là điều hoàn toàn bình thường khi cơ thể chưa kịp thích nghi. Hơn nữa, khi thực hiện kỹ thuật cấy que, bác sĩ sẽ dùng lực để đưa que vào vùng dưới da cánh tay, khiến các mô mềm bị tổn thương nhẹ. 
  • Tình trạng đau lưng, đau bụng sau khi cấy que: Tùy vào cơ địa của mỗi người mà mức độ đau sẽ khác nhau. Có người chỉ đau trong một vài ngày đầu, nhưng cũng có trường hợp đau kéo dài cả tháng. Nếu bị đau nhiều và kéo dài sau khi cấy que, chị em cần tới bệnh viện để được kiểm tra. 
  • Nhiễm lạnh, sốt cao: Trường hợp này thường khá hiếm gặp, khi cơ thể phản ứng với thuốc trong que cấy có thể gây ra hiện tượng ớn lạnh, sốt cao. 
  • Chảy máu âm đạo: Đây là tác dụng phụ mà chị em có thể gặp phải sau khi thực hiện cấy que tránh thai. 

Một số tác dụng phụ sau khi cấy que tránh thai có thể xảy raMột số tác dụng phụ sau khi cấy que tránh thai có thể xảy ra

Những phương pháp tránh thai an toàn khác

Bên cạnh cấy que tránh thai để ngăn mang thai ngoài ý muốn, phụ nữ sau sinh và đang cho con bú có thể áp dụng những phương pháp tránh thai khác. Dưới đây là một số biện pháp tránh thai phù hợp mà các mẹ có thể tham khảo. 

Sử dụng bao cao su

Bao cao su là một biện pháp tránh thai phổ biến vì đem lại hiệu quả cao, đồng thời bất kỳ đối tượng nào cũng có thể sử dụng được. Hơn nữa, việc sử dụng bao cao su còn giúp phòng tránh khả năng lây nhiễm những bệnh lý tình dục. Ngoài ra, đây là biện pháp tránh thai có chi phí rẻ, có thể dùng cho mọi đối tượng và an toàn tuyệt đối với mẹ bỉm đang nuôi con bằng sữa mẹ. 

Sử dụng bao cao su giúp phòng tránh mang thai và lây nhiễm bệnh qua đường tình dụcSử dụng bao cao su giúp phòng tránh mang thai và lây nhiễm bệnh qua đường tình dục

Đặt vòng tránh thai

Đặt vòng tránh thai cũng là một biện pháp ngừa thai hiệu quả, tương tự như phương pháp cấy que. Thời điểm phù hợp để đặt vòng là sau sinh khoảng 6 tuần. Nếu chị em chưa xuất hiện kinh nguyệt lại thì vẫn có thể đặt vòng bất kỳ thời gian nào. Còn nếu đã có kinh nguyệt trở lại, nên đặt vòng vào 5 ngày đầu sau khi hành kinh. 

Tuy nhiên, trước khi đặt vòng cần thăm khám phụ khoa để đảm bảo cơ thể không mắc bất kỳ bệnh lý phụ khoa nào. 

Nếu chị em có các thắc mắc về các biện pháp tránh thai hay vấn đề nào khác thì đừng ngần ngại để lại thông tin tại phần Đặt lịch khám hoặc bấm máy gọi tới Hotline 1900 1806.

Một số biện pháp tránh thai khác

Một số biện pháp khác mà chị em có thể sử dụng để tránh mang thai ngoài ý muốn như: Sử dụng màng phim tránh thai, sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày,... Với bất kỳ biện pháp tránh thai nào cũng đều có những ưu điểm và nhược điểm, vì vậy chị em cần tìm hiểu và cân nhắc kỹ khi sử dụng các biện pháp tránh thai. Đồng thời, hiểu rõ và phương pháp tránh thai sẽ đem lại hiệu quả cao, tránh mang thai ngoài ý muốn.

Một số biện pháp phòng tránh mang thai khác như màng phim tránh thai, thuốc tránh thai hàng ngày,...Một số biện pháp phòng tránh mang thai khác như màng phim tránh thai, thuốc tránh thai hàng ngày,...

“Mẹ bỉm đang cho con bú có cấy que tránh thai được không?” - Đây là một câu hỏi mà nhiều mẹ sau sinh quan tâm. Mẹ đang cho con bú hoàn toàn có thể cấy que tránh thai mà không gây ảnh hưởng đến việc tiết sữa và chất lượng sữa. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ về phương pháp này có phù hợp với tình trạng sức khỏe hay không. Đồng thời, thời điểm thích hợp nhất để cấy que tránh thai là 6 tuần sau sinh hoặc hơn. Mẹ cũng nên chủ động “ứng phó” với các tác dụng phụ mà có thể gặp phải. Mẹ nên đến các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ tư vấn và thực hiện cấy que an toàn, đúng kỹ thuật.

Qua bài viết này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, hy vọng các mẹ bỉm đã có câu trả lời cho câu hỏi “Đang cho con bú có cấy que tránh thai được không?”. Hãy tham khảo và thực hiện cấy que tránh thai tại các cơ sở uy tín hoặc gọi hotline 1900 1806 của Phương Đông để được tư vấn trước và sau khi cấy, đảm bảo an toàn, thực hiện cấy đúng kỹ thuật, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
111

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

19001806 Đặt lịch khám