Hiểu chọc ối là gì?
Nước ối là thể dịch lỏng chứa rất nhiều loại dinh dưỡng, bao bọc xung quanh thai nhi lớn dần trong bụng mẹ. Nó chính là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Nước ối xuất hiện từ khoảng tuần thứ 2 sau thụ thai. Nó có khả năng tái tạo và trao đổi chất. Vì thế nước ối không chỉ chứa các chất, mà còn có cả tế bào của thai nhi; các thành phần bong tróc từ tế bào da thai nhi… Đây chính là căn cứ quan trọng cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe của bé.
Chọc ối để làm gì? Chọc ối là một thủ thuật y khoa nhằm phân tích di truyền cho thai nhi.
Chọc ối là một phương pháp xét nghiệm tiền sản, hay kiểm tra dự đoán dị tật thai nhi.
Chọc nước ối là gì? Đây là một thủ thuật có xâm lấn. Bằng cách sử dụng 1 kim rất nhỏ để lấy một lượng nước ối từ tử cung; thông qua thành bụng của người mẹ. Dưới sự hỗ trợ của các thiết bị máy móc, dụng cụ và siêu âm. Nước ối được lấy ra khỏi tử cung để làm mẫu gửi đi làm xét nghiệm hay phân tích di truyền.
Có thể hiểu thủ pháp chọc nước ối là một trong những xét nghiệm trước sinh thông thường. Mẫu nước ối dùng để phân tích hình ảnh nhiễm sắc thể của sản phụ và thai nhi. Nhằm xác định xem thai nhi có bị rối loạn di truyền hay không. Đặc biệt là nó giúp tiên đoán, nguy cơ phát triển bất thường của nhiễm sắc thể; liên quan trực tiếp đến hội chứng down thường gặp ở thai nhi.
Siêu âm trước khi tiến hành chọc ối
Khi nào cần thực hiện chọc ối?
Xét nghiệm sàng lọc dị tật ở thai nhi bằng phương pháp chọc nước ối khá là cần thiết trong một số trường hợp. Đặc biệt với các cặp vợ chồng lần đầu sinh con thì sẽ thắc mắc; khi nào sẽ cần thực hiện thủ thuật xét nghiệm này. Chọc ối bao lâu thì có kết quả? Có đau không?… Từng thắc mắc sẽ tiếp tục được giải đáp ở các phần tiếp theo dưới đây.
Thăm khám trước khi chọc nước ối
Chọc ối là phương pháp mang tính xâm lấn; tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Và trên thực tế thì không phải mọi thai phụ đều phải làm sàng lọc bệnh bẩm sinh của thai nhi theo cách này. Phần lớn là các phụ sản sau khi áp dụng các kỹ thuật sàng lọc không xâm lấn như xét nghiệm máu Double test, Triple Test, NIPT… Có phát hiện bất thường; thì bác sĩ sẽ yêu cầu chọc nước ối, lấy thêm mẫu để phân tích. Hoặc các sản phụ có nguy cơ rủi ro cao như trên 35 tuổi. Có tiền sử sinh con dị tật ở các lần mang thai trước. Siêu âm nghi ngờ dị tật hoặc có người thân trong gia đình bị mắc các chứng rối loạn di truyền.
Những trường hợp bất thường cần chỉ định chọc ối
Để tiến hành thủ thuật chọc ối xét nghiệm rối loạn nhiễm sắc thể hay gen ở thai nhi. Thì phải thực hiện ở giai đoạn thai nhi từ 16 – 20 tuần tuổi. Đây là thời điểm mà kết quả có tính chính xác cao; cũng như đảm bảo an toàn cho sản phụ và thai nhi. Độ chính xác của phương pháp này lên tới 98-99%.
Chọc ối là một trong những cách để xác định chính xác dị tật thai nhi
Bên cạnh lý do chính là sàng lọc dị tật, thì thực tế phương pháp này cũng được sử dụng với một số mục đích khác như:
Xác định mức độ di truyền:
Lấy mẫu nước ối dùng để xét nghiệm nhiễm sắc thể, xét nghiệm gen để tìm một số bệnh có nguy cơ cao; chẳng hạn như Down(Trisomy 21), Patau(Trisomy 13) Edwards(Trisomy 18)…
Kiểm tra sự trưởng thành phổi của thai nhi:
Lấy nước ối để xét nghiệm xem phổi của thai nhi có đủ khỏe mạnh để chào đời hay không.
Chẩn đoán nguy cơ nhiễm trùng bào thai:
Dù trường hợp này không nhiều. Nhưng chọc nước ối được sử dụng để đánh giá thai nhi có bị nhiễm trùng trong bụng mẹ hay không. Tất nhiên việc này chỉ được yêu cầu khi có đủ căn cứ nghi ngờ. Sau khi đã áp dụng các phương pháp xét nghiệm an toàn khác.
Áp dụng cho điều trị đa ối:
Khi phụ sản có quá nhiều nước ối trong khi mang thai (hiện tượng đa ối) thì dễ gây nguy hiểm cho cả mẹ và em bé. Chọc nước ối để lấy rút bớt nước ối. Được chỉ định thực hiện trong trường hợp này.
Mục đích kiểm tra huyết thống cha con:
Chọc ối xét nghiệm ADN là một lý do tưởng chừng như hiếm gặp. Song trong thực tế thì khá thường xuyên. Tuy nhiên với một số tình huống đáng tiếc như việc đứa bé không phải là con ruột của ông bố; thì sẽ gây ra nhiều hệ lụy, thậm chí đứa bé không được giữ lại. Vậy nên việc này không được khuyến khích ở các cơ sở uy tín.
Ngoài ra, các chuyên gia khoa sản khuyên chị em; nên thực hiện các phương pháp sàng lọc trước sinh ở các thời điểm quan trọng như: xét nghiệm dị tật thai nhi tuần 9 của thai kỳ; tuần thứ 11-13 và tuần thứ 15-22 của thai kỳ. Đây cũng là căn cứ để bác sĩ quyết định sản phụ có cần phải thực hiện thêm thủ thuật xâm lấn chọc nước ối nữa hay không.
Hình ảnh tiến hành thủ thuật chọc ối ở thai phụ
Chọc ối có nguy hiểm không?
Rõ ràng là các phương pháp xét nghiệm xâm lấn sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Một số nguy cơ có thể gặp phải như: nhiễm trùng ối, chảy máu hoặc rỉ nước ối dài ngày; chuyển dạ sớm hoặc sinh non, chuột rút, chảy máu âm đạo, tổn thương thai nhi… Tuy nhiên tỷ lệ sảy thai rất thấp, khoảng dưới 1%.
Trường hợp phụ nữ mang thai đồng thời có các bệnh liên quan tới phụ khoa hay bệnh nền như: u xơ tử cung; tử cung bị dị tật, dị dạng; màng ối chưa sáp nhập màng đệm, tụ máu; viêm âm đạo; béo phì; từng có tiền sử sảy thai trên 3 lần… thì nguy cơ sảy thai khi chọc ối xét nghiệm sẽ tăng lên.
Chọc ối đòi hỏi kinh nghiệm chuyên môn tốt từ các bác sĩ
Tuy nhiên các chị em hoàn toàn yên tâm, bởi trước khi quyết định rằng có cần phải sử dụng thủ pháp chọc ối xét nghiệm hay không. Các bác sĩ sẽ điều tra kỹ về sức khỏe, nguyện vọng của phụ sản; hỏi thêm về các bệnh di truyền trong gia đình (nếu có). Tất cả thông tin đó sẽ là căn cứ để bác sĩ dự đoán được nguy cơ mắc bệnh lý nhiễm sắc thể; hoặc bệnh di truyền đặc biệt. Cuối cùng xem xét mức độ rủi ro và an toàn cho sản phụ và thai nhi; thì bác sĩ mới ra quyết định xem thai phụ có cần làm chọc nước ối xét nghiệm tầm soát hay không.
Các biểu hiện sau khi chọc ối là gì?
Quy trình chọc ối như thế nào?
Quy trình thực hiện phương pháp chọc ối
Trước khi tiến hành, bác sĩ sẽ phải siêu âm thai nhi để đo kích thước, kiểm tra các bộ phận, hình ảnh, thể trạng cơ bản của thai nhi. Tiếp đó là xác định túi nước ối, lượng nước ối nhiều hay ít, đánh giá khoảng cách an toàn của em bé và nhau thai, để đưa dụng cụ vào lấy nước ối.
Mẹ bầu có thể ăn uống bình thường trước khi thực hiện thủ pháp, tốt nhất là nên đi tiểu sạch trước đó. Sau đó phụ sản được đặt nằm trên bàn khám và sát khuẩn bụng, bằng dung dịch sát trùng theo tiêu chuẩn, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.
Tiếp theo, bác sĩ đưa một đầu kim dài, rất nhỏ và mỏng, rỗng trong, thông qua thành bụng vào trong túi nước ối đang bao bọc xung quanh thai, rút một lượng nước ối khoảng 15 đến 20 ml ra khỏi cơ thể. Quá trình này rất nhanh, chỉ mất khoảng 30 giây. Thời gian thực hiện thủ thuật chọc nước ối từ đầu đến cuối mất khoảng 20 phút – 30 phút.
Tư vấn chăm sóc thai nhi cho các cặp vợ chồng
Cuối cùng bác sĩ theo dõi sức khỏe mẹ bầu và nhịp tim thai nhi, tới khi ổn định, chắc chắn an toàn. Đồng thời sẽ dặn dò thêm bà bầu chọc ối xong cần kiêng những gì, ăn gì, giữ tâm lý như thế nào để con khỏe mạnh.
Chọc ối có đau không?
Nếu tưởng tượng bị một cây kim chọc sâu vào bụng, thì các chị em sẽ sợ hãi lắm. Tuy nhiên quá trình này diễn ra rất nhanh và chuẩn xác. Việc có đau hay không còn phụ thuộc vào từng người. Cảm giác của mỗi phụ sản là khác nhau như: đau quặn lại, châm chích trong suốt quá trình, hoặc có người thì không có cảm giác gì đặc biệt. Mặt khác phụ nữ mang bầu lần đầu và đã từng sinh con, sẽ có cảm nhận hay sự chịu đựng khác nhau.
Một số sản phụ quá lo lắng có thể yêu cầu gây tê. Tuy nhiên như các chị em từng trải chia sẻ, thì cơn đau khi đâm kim hút ối vẫn có thể chịu đựng được. Thay vì phải tiêm thêm các chất khác vào người, sẽ ảnh hưởng tới thai nhi.
Hình ảnh thực tế quá trình chọc ối ở thai phụ
Chọc ối bao lâu có kết quả
Tùy thuộc vào độ phức tạp của phương pháp xét nghiệm và mẫu nước ối. Mà các kết quả sẽ được trả nhanh hay chậm. Thường thì sau khi thực hiện chọc ối, bác sĩ sẽ dặn dò phụ sản và hẹn ngày cụ thể đến nhận kết quả.
Thường kết quả thực hiện chọc ối sẽ có hai phần:
- Kết quả Bobs hay QF-PCR: được trả sau 2 – 5 ngày.
- Kết quả nuôi cấy, xét nghiệm gen: trả sau khoảng 2 - 5 tuần.
Trong một số trường hợp, có xét nghiệm mất tới gần 5 tuần mới có kết quả.
Từ kết quả chọc ối, bác sĩ sẽ đọc ra các kết luận và nguy cơ. Đồng thời hướng dẫn cho các cặp vợ chồng, dự báo trước một số tình huống có thể xảy ra. Đồng thời các bạn sẽ được bác sĩ tư vấn lên kế hoạch chăm sóc và điều trị thích hợp, chăm sóc thai nhi.
Chọc ối bao nhiêu tiền
Chi phí dịch vụ chọc ối dao động khoảng từ 2,5-10 triệu đồng bao gồm các gói xét nghiệm và khám sức khỏe tổng quát trước khi tiến hành.
Ý nghĩa của chọc ối là tiên lượng chính xác cho thai nhi
Chọc ối cần lưu ý những gì?
Chọc ối là một phương pháp sàng lọc xâm lấn. Khi thực hiện, thai phụ cần chú ý các điều sau:
- Trong vòng 2 tuần sau khi chọc ối, mẹ bầu nên hạn chế di chuyển, không làm việc nặng, không quan hệ tình dục, tránh căng thẳng và mệt mỏi.
- Sau khi thực hiện, nên nghỉ ngơi tại chỗ khoảng 1 tiếng.
- Không áp dụng đối với những người mang thai mắc các bệnh tim mạch.
- Không nên tự ý sử dụng thuốc nếu cảm thấy cơ thể không ổn định hoặc mệt mỏi.
- Nếu mẹ bầu xuất hiện những dấu hiệu bất thường cần thông báo ngay cho Bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Lời kết
Hiện nay rất nhiều bệnh viện và phòng khám đa khoa trong cả nước có kinh nghiệm thực hiện phương pháp này. Song lời khuyên dành cho mẹ bầu vẫn là nên ưu tiên chọn những đơn vị uy tín, nơi có những bác sĩ chuyên khoa nhiều kinh nghiệm chuyên ngành. Đơn vị y tế có trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, máy móc, kỹ thuật hiện đại, đảm bảo vô trùng và an toàn khi thăm khám cũng như thực hiện thủ thuật.
Để được giải đáp thắc mắc và đăt lịch thăm khám tại BVĐK Phương Đông, mẹ hãy gọi vào số hotline 1900 1806.