Đa ối là gì? Những lưu ý mẹ bầu cần biết để mẹ tròn con vuông

Nguyễn Thị Vân Anh

30-08-2022

goole news
16

Đa ối là gì được nhiều mẹ bầu đặc biệt quan tâm. Đây là một trong những tai biến sản khoa vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự sống của thai nhi. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp đa ối là gì cũng như những điều cần chú ý khi bị tình trạng này. 

Đa ối là gì?

Với câu hỏi đa ối là gì, hiểu đơn giản là tình trạng tích tụ quá nhiều nước ối. Nước ối chính là toàn bộ chất lỏng bao quanh thai nhi. Nó có tác dụng bảo vệ thai nhi, tránh những chấn thương khi còn trong bụng mẹ. Đồng thời, nước ối còn có tác dụng kháng khuẩn, giúp thai nhi tránh khỏi những trường hợp bị nhiễm trùng và giúp phổi phát triển.

Tình trạng tích tụ quá nhiều nước ối của mẹ bầuTình trạng tích tụ quá nhiều nước ối của mẹ bầu

Không những thế, nước ối còn chứa nhiều chất dinh dưỡng từ người mẹ và giữ vai trò giữ thân nhiệt thai nhi ở mức ổn định. Thỉnh thoảng thai nhi sẽ nuốt nước ối để phát triển và giúp vị giác trở lên tốt hơn. 

Theo bác sĩ, lượng nước ối sẽ giảm dần và đến tuần thứ 40 sẽ còn khoảng nửa lít. Và khi sự cân bằng nước ối bị xáo trộn, lượng nước ối có thể lên đến mức 2 lít, có người lên đên 3 lít, đây được xem là tình trạng đa ối nặng. Nếu không may bị phải tình trạng này, sản phụ sẽ cảm thấy mệt mỏi, có thể gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Nguyên nhân gây đa ối là gì?

Vậy nguyên nhân gây đa ối là gì? Theo các chuyên gia có rất nhiều nguyên nhân để gây ra tình trạng đa ối khi mang thai của sản phụ, có thể là do người mẹ hoặc do thai nhi hay do phần phụ thai. Cụ thể như sau:

Nguyên nhân từ phía người mẹ

Trường hợp phụ nữ bị đái tháo đường trong khi mang bầu là nguyên nhân chủ yếu. Theo thống kê có khoảng 10% phụ nữ mang thai bị đái tháo đường, sẽ mắc phải tình trạng dư thừa ối nếu không kiểm soát bệnh tình tốt.

Mẹ bầu bị đái tháo đường là nguyên nhân dẫn đến đa ốiMẹ bầu bị đái tháo đường là nguyên nhân dẫn đến đa ối

Mặc khác, nếu các bà mẹ bị mắc các bệnh tán huyết thứ phát sẽ khiến cho thai nhi thiếu máu trầm trọng hoặc gây ra hiện tượng phù thai. Tình trạng nêu trên đều liên quan đến đa ối.

Vài trường hợp liên quan tới người mẹ, khi mẹ bị nhiễm virus khi mang thai như virus rubella, cũng có thể gây ra tình trạng đa ối.

Nguyên nhân từ phía thai nhi

Nếu thai nhi bất thường ở hệ thống thần kinh trung ương như vô sọ, khuyết tật ống nơ-ron thần kinh, hay mắc phải khuyết tật cấu trúc hệ tiêu hóa,... cũng có thể dẫn đến tình trạng đa ối. Các bất thường về nhiễm sắc thể của thai nhi, cũng tăng nguy cơ mắc phải tình trạng xấu này. Hoặc quá trình uống nước ối rồi tiểu của bé bị ngừng, do bé bị mắc dị tật như: Hở hàm ếch, môn vị hẹp,... cũng sẽ gây nên tình trạng nước ối bị dư thừa.

Ngoài ra, hội chứng truyền máu song thai một màng đến hai túi ối là biến chứng do dư thừa ối gây ra, cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Nguyên nhân do thai nhi bị vỡ ruột thừa

Những nguyên nhân có thể kể đến là: Rau thai bất thường, u mạch máu màng đệm, có thể gây ra suy tim thai và tình trạng bệnh khác.

Ngoài ra, viêm nội mạc tử cung gây tổn thương nhau thai, phù nhau thai,…cũng gây ra tình trạng này.

Dấu hiệu đa ối là gì?

Được chia ra thành đa ối cấp và đa ối mãn. Thế nhưng, đa ối cấp ít gặp hơn. Mỗi loại lại sẽ có những dấu hiệu nhận biết riêng. 

Đa ối cấp 

Thường xảy ra vào các tuần từ tuần thứ 16 đến tuần 20 của thai kỳ. Có thể gây chuyển dạ sớm trước tuần 28. Hoặc do các triệu chứng quá nặng, nên phải đình chỉ thai nghén.

Triệu chứng chính gây ra do nước ối phát triển nhanh, làm cho tử cung to nhanh và chèn ép vào cơ hoành, làm cho thai phụ khó thở. Hình ảnh nhìn thấy sẽ phụ thuộc vào mức độ của tình trạng bệnh và mức độ nhanh chóng, của giai đoạn khỏi bệnh cụ thể:

  • Bụng bị to một cách nhanh chóng.
  • Tử cung bị căng cấn và ấn vào cảm giác đau.
  • Không thể sờ được các phần thai nhi, nếu khám kĩ sẽ thấy dấu hiệu cục đá nổi.
  • Tim thai khó nghe.

Đa ối có thể gây chuyển dạ sớmĐa ối là gì? Có thể gây chuyển dạ sớm không?

  • Thăm khám âm đạo thấy đoạn dưới bị căng phồng, cổ tử cung hé mở và dầu ối căng.
  • Thai phụ phù và giãn tĩnh mạch, đặc biệt chi dưới do tĩnh mạch chủ dưới bị chèn ép.
  • Tình trạng khó thở ở các thai phụ và tiếp đến có thể xảy ra suy hô hấp.

Dị dạng cấu trúc thai nhi cần được phát hiện bằng cách siêu âm. Trong tình huống này vì đa ối cấp tính, sẽ kèm theo dị dạng thai nhi như: Tắc nghẽn thực quản hay đoạn cao của ống tiêu hóa, quái thai vô sọ, tật nứt cột sống.

Đa ối mãn

Theo thống kê, đa ối mãn chiếm 95% các trường hợp thường xảy ra, vào những tháng cuối của thai kỳ. Bệnh có tiến triển chậm, nên bệnh nhân sẽ dễ thích nghi với các triệu chứng. Bệnh nhân không bị đau nhiều và không khó thở nhiều.

Trong ba tháng cuối thai kỳ, thai phụ cảm thấy nặng bụng, tim đập nhanh, bụng căng, khó thở. Các triệu chứng phát triển dần dần và rõ ràng hơn. Nước ối tăng dần đến một lượng lớn, sẽ làm tử cung căng to gây khó thở và mệt mỏi. Một số dấu hiệu hay xảy ra:

  • Tử cung bị lớn hơn so với tuổi thai.
  • Có dấu hiệu sóng vỗ.
  • Sờ nắn khó thấy được các phần của thai nhi và có xuất hiện dấu hiệu cục đá nổi khi khám kỹ.
  • Thăm âm đạo thấy đoạn dưới bị căng phồng.

Bị đa ối có nguy hiểm không?

Ngoài câu hỏi đa ối là gì thì có rất nhiều thai phụ thắc mắc "Đa ối có nguy hiểm không?" BVĐK Phương Đông xin trả lời rằng: "Bất kỳ điều không bình thường ở thai phụ nào cũng đều nguy hiểm. Tùy thuộc và tính chất mà mức độ nguy hiểm, sẽ có những biểu hiện khác nhau. Đa ối cũng không phải ngoại lệ." 

Tình trạng này xuất hiện càng sớm, thì lượng nước ối càng nhiều, mức độ nguy hiểm cũng càng cao. Sau đây là một số rủi ro mà mẹ bầu và thai nhi có thể gặp khi bị bệnh:

  • Quá nhiều nước ối có khả năng gây vỡ màng ối sớm.
  • Bong rau thai.
  • Ngôi thai không được thuận dễ sinh ngôi mông.
  • Sa dây rốn.

Đa ối gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn thai nhiĐa ối gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn thai nhi

  • Sự phát triển của thai nhi gặp hạn chế, dễ mắc các vấn đề phát triển khung xương.
  • Dễ gây ra sinh non dẫn đến các chức năng, bộ phận thai nhi chưa hoàn thiện.
  • Nguy cơ băng huyết sau sinh cao hơn, so với những phụ nữ có đủ nước ối. Do lượng nước ối khiến tử cung bị chèn ép và khó co lại như thông thương.
  • Nguy hại hơn là trường hợp thai chết lưu.

Tuy nhiên, nếu tình trạng đa ối phát hiện sớm sẽ có phương pháp dễ dàng điều trị. Hãy giữ tâm trạng thoải mái để tránh ảnh hưởng đến thai nhi và tuân thủ phác đồ điều trị mà bác sĩ đã chỉ định.

Bị đa ối phải làm sao?

Tùy thuộc vào từng tình trạng dư thừa ối, mà bác sĩ sẽ có những biện pháp để điều trị khác nhau.

Biện pháp điều trị đối với đa ối cấp:

  • Chọc ối: Việc làm này giúp giảm các triệu chứng về hô hấp cho thai phụ. Thế nhưng đây chỉ là liệu pháp mang tính tạm thời.

Chọc ối để điều trị đa ốiĐa ối là gì? Chọc ối đem lại hiệu quả tối ưu, an toàn cho thai phụ

  • Một cách khác là đình chỉ thai nghén bằng cách gây chuyển dạ: Nếu thai nhi có dị dạng cấu trúc hoặc bị bất thường nhiễm sắc thể. Bác sĩ sẽ tư vấn cho gia đình về tiên lượng và một số giải pháp để chọn lựa, kể cả việc chấm dứt thai nghén.

Biện pháp điều trị đối với đa ối mãn 

  • Điều trị nội khoa: Thai phụ sẽ sử dụng loại thuốc mang tên Indomethacin. Đây là loại thuốc có chức năng giảm lượng dịch ối tiết ra, tăng tái hấp thu nước ối, giảm lượng nước tiểu thai nhi thải ra. Đồng thời có tác dụng làm tăng thêm sự trao đổi chất. Liều dùng với loại thuốc này là 1,5 - 3 mg/kg/ngày.
  • Gây chuyển dạ: Khi thai nhi vào tuần thứ 38 - 39 hoặc thai phụ khó thở, gặp khó khăn khi đi lại. Bác sĩ sẽ đề nghị thai phụ chuyển dạ chấm dứt thai kỳ. Có thể là kích sinh hoặc mổ lấy thai.
  • Bấm ối khi sinh: Bác sĩ sẽ sử dụng cách thức này làm giảm căng tử cung, giúp chuyển dạ cho thai phụ một cách thuận lợi, giúp hạn chế rau bị bong non và sa dây rốn.

Cách phòng ngừa bị đa ối là gì?

Việc ngăn chặn tình trạng nước ối dư thừa là hoàn toàn có thể làm được. Chỉ cần các mẹ bầu quan tâm thì sẽ giúp bản thân tránh được tình trạng này khi mang thai.

  • Mẹ bầu cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nước vừa đủ và giảm một ít lượng muối trong khẩu phần ăn hằng ngày. Bổ sung các loại hoa quả giàu vitamin, ăn nhiều rau và các loại hạt.
  • Kiểm soát cân nặng mẹ bầu: Mẹ bầu nên hạn chế những thức ăn dầu mỡ, uống nước ngọt có ga, ăn quá nhiều đồ nhưng chỉ tập trung vào một vài loại chất bổ.
  • Kiểm soát tiểu đường thai kỳ: Hạn chế những đồ ăn ngọt từ đường, sữa. Nếu mẹ bầu thuộc đối tượng dễ mắc tiểu đường thai kỳ nên chọn những loại sữa bầu ít đường ít béo, ngọt thanh. Một trong những lựa chọn tốt nhất cho mẹ bầu chính là sữa các loại hạt ngũ cốc.

Mẹ bầu nên ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé 

Mẹ bầu nên ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé 

  • Mẹ bầu nên tập thể dục vận động cơ thể nhẹ nhàng, thường xuyên, hạn chế việc nằm nhiều hay ở trong nhà quá lâu.
  • Thăm khám sức khỏe thai kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
  • Khi có dấu hiệu bị bệnh nên đến các phòng khám, bệnh viện để làm các xét nghiệm tìm ra nguyên nhân và lắng nghe ý kiến bác sĩ nhằm đưa ra biện pháp điều trị hiệu quả.

Hi vọng bài viết trên giúp các mẹ hiểu hơn đa ối là gì và có phương pháp phòng ngừa hiệu quả. Quá trình mang thai là cả một hành trình dài đầy gian nan và vất vả. Để được giải đáp thắc mắc và đăt lịch thăm khám tại BVĐK Phương Đông, mẹ hãy gọi vào số hotline 1900 1806.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
4,432

Bài viết hữu ích?

Chủ đề Mang thai

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTUT.BS.CKII

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Khoa Phụ Sản
19001806 Đặt lịch khám