Thận giữ vai trò cân bằng và bài tiết các chất độc trong máu qua nước tiểu. Tuy nhiên nếu thận bị viêm, sỏi thận hay xơ hoá, nước tiểu sẽ ứ lại và hình thành u nang, dẫn đến các bệnh lý: thận ứ nước, sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu,...
Để phát hiện tổn thương, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định chụp CT thận (có thể kết hợp chụp CT tiết niệu). Vậy chụp CT thận là gì, kết quả thể hiện điều gì, có tác dụng phụ không,... hãy cùng Bệnh viện đa khoa Phương Đông theo dõi trong bài viết dưới đây nhé!
*Lưu ý: Ngoài chụp CT thận, bài viết còn đề cập đến các thông tin liên quan về chụp CT hệ tiết niệu.
Tại sao cần chụp CT thận?
Chụp CT thận là sử dụng chùm năng lượng tia X quét di chuyển vòng tròn, đa góc quanh thận. Quá trình này có thể sử dụng thuốc cản quang - “thuốc nhuộm” để thể hiện rõ cấu trúc và mạch máu của thận. Kết quả là hình chụp cắt lớp thận phản ánh chi tiết về tổn thương của thận. Theo đó, bác sĩ có nhiều dữ liệu hơn để phát hiện ra các vấn đề bất thường: khối u, tình trạng tắc nghẽn, áp xe, suy thận,...
Chụp CT thận là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh được ưu tiên sử dụng trong lâm sàng, bởi các lý do sau đây:
- Không cần phẫu thuật hay nội soi mà vẫn quan sát được cơ quan nằm sau ổ bụng
- Hình thành các lớp cắt chi tiết theo trục cơ thể thận giúp quan sát chi tiết từng lớp và qua hình dựng đa chiều. Đây là điều mà X quang không làm được
(Chụp CT thận giúp kiểm tra chức năng thận)
Trong một số trường hợp, nếu bác sĩ muốn có thêm dữ liệu để đánh giá về tình trạng thận, niệu quản, bàng quang và khoang sau phúc mạc, chụp cắt lớp thận sẽ được chỉ định kết hợp cùng chụp CT hệ tiết niệu. Khi đó, kết quả chụp sẽ cung cấp thêm một số thông tin như:
- Hình ảnh lát cắt chi tiết và 3D từ thận cho đến tuyến tiền liệt giúp quan sát rõ ràng về: đài bể thận, nhu mô, các đường bài xuất, niệu quản, tuyến tiền liệt, bàng quang.
- Tỷ trọng và thông tin phân biệt các dịch, máu, vôi hóa, mỡ, vết hoại tử,...
(Hình ảnh chụp CT thận thể hiện: Thận khỏe mạnh, Thận có dấu hiệu bệnh lý)
Ngoài ra, phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý, bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện các thủ tục liên quan khác như: sinh thiết thận, siêu âm thận, chụp động mạch và tĩnh mạch thận,..
Đặc trưng của chụp CT thận
Ưu điểm của quá trình chụp cắt lớp này là không gây đau đớn, tốc độ chụp và trả kết quả nhanh, giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác, điều chỉnh phương án điều trị kịp thời cho bệnh nhân.
Tuy nhiên kết quả chụp CT thận chỉ giúp bác sĩ quan sát cấu trúc, sỏi thận mà không thể kết luận tình trạng của hệ tiết niệu. Vì thế, kết hợp cùng chụp cắt lớp hệ tiết niệu, thông tin thu về sẽ đầy đủ về các mô mềm, bàng quang, tuyến thượng thận và cả hệ thống thận - bàng quang.
Chụp CT thận phát hiện ra bệnh gì?
Nhờ kết quả chụp cắt lớp thận, bác sĩ được hỗ trợ chẩn đoán phát các bệnh lý sau đây:
- U thận: Qua siêu âm ổ bụng, u thận có thể được phát hiện. Chụp CT thận sẽ giúp đánh giá chi tiết: vị trí, hình thái, kích thước và mức độ xâm lấn của khối u. Đây là cơ sở để thực hiện các xét nghiệm sinh thiết tiếp theo.
- Sỏi thận: Chụp CT có độ chính xác rất cao trong chẩn đoán sỏi thận. Các nghiên cứu (*) đã chỉ ra rằng, tỷ lệ xác định chính xác với trường hợp sỏi thận qua chụp CT thận là 95%, tỷ lệ xác định chính xác với trường hợp không có sỏi thận là 98%. Nếu chụp CT liều thấp, tỷ lệ này lần lượt sẽ là 90 - 98% và 88 - 99%.
- Bệnh thận đa nang: Trong trường này, kết quả chụp CT thận sẽ xác định chính xác vị trí và kích thước của nang thận.
- Áp xe: Đây là một trong số các chấn thương và nhiễm trong từ sỏi thận, chụp cắt lớp thận giúp bác sĩ phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
- Tình trạng tắc nghẽn, tụ dịch và nhiễm trùng bên trong hoặc xung quanh thận.
(*) Theo nghiên cứu “ Diagnostic Accuracy of Low and Ultra-Low Dose CT for Identification of Urinary Tract Stones: A Systematic Review” (2018), Subject Area: Further Areas, Flora Rodger; Giles Roditi; Omar M. Aboumarzouk.
(Hình ảnh chụp CT thận có độ chính xác rất cao trong chẩn đoán sỏi thận)
Khi nào phải chụp CT thận?
Đối tượng được chỉ định chụp CT thận
Bác sĩ sẽ chỉ định các nhóm bệnh nhân sau thực hiện thủ thuật này. Tuy nhiên, bác sĩ hoàn toàn có những lý do khác để chỉ định bệnh nhân chụp CT thận:
- Nhóm nguy cơ cao mắc các bệnh lý về thận: có bệnh lý bẩm sinh về thận (thận đôi, thận móng ngựa), tiền sử nhiễm khuẩn khoang quanh thận và mô thận,...
- Nhóm có các triệu chứng cần chẩn đoán lâm sàng: Tiểu không tự chủ hoặc bí tiểu, đau quặn ở thận, gặp chấn thương thận,...
- Nhóm đang điều trị bệnh lý về thận: Có u thận cần xác định giai đoạn bệnh, có sỏi ở thận chưa xác định nguyên nhân, …
Xem thêm: Ung thư thận: Cách nhận biết và phương pháp điều trị bệnh
(Bệnh nhân có dấu hiệu bí tiểu có thể được chỉ định chụp CT thận)
Đối tượng chống chỉ định chụp CT thận
Một số đối tượng cụ thể như bệnh nhân mắc bệnh thận sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện các thủ thuật khác thay cho CT thận. Tuy nhiên nếu bệnh nhân có các dấu hiệu sau nên trao đổi ngay:
- Nghi ngờ mang thai hoặc có thai trong 3 tháng đầu. Vì bức xạ tia X bạn tiếp xúc khi chụp cắt lớp có thể gây dị tật cho thai nhi.
- Đang cho con bú. Bệnh nhân cần xin chỉ định của bác sĩ về thời điểm cho con bú sau khi tiêm thuốc cản quang
- Dị ứng hoặc nhạy cảm với thuốc tương phản chứa iod, thuốc gây tê cục bộ,...
- Bệnh nhân bị hen suyễn, cao huyết áp,....
(Bệnh nhân hen suyễn thuộc nhóm chống chỉ định chụp cắt lớp thận)
Chụp CT thận có ảnh hưởng gì không?
Bên cạnh những ưu điểm như nhanh chóng, an toàn, hỗ trợ chẩn đoán chính xác, khi được chỉ định chụp CT thận, bệnh nhân vẫn có khả năng gặp các tác dụng phụ như sau:
- Dị ứng với thành phần thuốc cản quang: Hiếm gặp, có rất ít người có các triệu chứng dị ứng như: ngứa, nổi mẩn, ra mồ hôi, khó thở, bầm và phù nề quanh vùng tiêm thuốc.
- Ảnh hưởng đến chức năng thận bởi thuốc cản quang: Tuy nhiên bệnh nhân sẽ được xét nghiệm máu trước khi chụp để đảm bảo rằng chức năng thận ổn định.
- Nhiễm xạ: Tuy nhiên các máy chụp hiện đại đa dãy đã giảm sự hấp thụ của bức xạ lên cơ thể người bệnh đáng kể. Mặt khác, liều lượng được sử dụng trong chẩn đoán y khoa đều được kiểm soát một cách chặt chẽ nên tỷ lệ nhiễm xạ rất nhỏ.
Chi phí chụp CT thận
Chi phí cũng là một trong những vấn đề đầu tiên người bệnh quan tâm khi nhận chỉ định chụp CT thận. Nhìn chung chụp CT vùng bụng/ chậu rơi vào khoảng 1.900.000 - 3.500.000 VNĐ/lần chụp. Tuy nhiên nếu người bệnh có thể thăm khám theo Luật Y Tế để được bảo hiểm y tế hỗ trợ chi phí từ 60 - 70%. (Con số sẽ thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố khác)
Lưu ý cho bệnh nhân trước, trong, sau khi chụp CT thận
Trước khi chụp:
- Nhịn ăn trước: Bệnh nhân sẽ nhịn ăn các chất đặc ít nhất 3h, chỉ sử dụng nước hoa quả, nước lọc hoặc sữa với lượng không quá 100ml.
- Không mang theo các đồ trang sức kim loại vào phòng chụp
- Tác dụng phụ khi tiêm thuốc cản quang: vị kim loại trong miệng, nhức đầu, buồn nôn
Trong khi chụp:
- Có thể được yêu cầu nín thở nhiều lần vào nhiều thời gian khác nhau
- Nằm yên và giữ nguyên tư thế trong suốt quá trình chụp
- Báo với kỹ thuật viên ngay nếu thấy khó thở, đổ mồ hôi, tim đập nhanh, tê.
Sau khi chụp:
- Uống nhiều nước để cơ thể bài tiết hết chất cản quang trong cơ thể ra ngoài
- Ăn uống, sinh hoạt bình thường
Bác sĩ sẽ trao đổi cụ thể và nhắc nhở thêm phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý của bệnh nhân.
Chụp cắt lớp thận ở đâu?
Chụp cắt lớp vi tính thận (chụp CT thận) là phương pháp cực kỳ hữu dụng trong phát hiện, theo dõi và điều trị bệnh lý thận. Người bệnh cần điều chỉnh thói quen sinh hoạt và kiểm tra chức năng định kỳ.
Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tự hào là một trong những lựa chọn hàng đầu của người bệnh bởi hệ thống máy chụp 128 dãy cho hình ảnh chính xác, đội ngũ bác sĩ khoa Chẩn đoán hình ảnh giàu kinh nghiệm và chất lượng dịch vụ chất lượng cao.
(Bệnh nhân chọn Bệnh viện Phương Đông để thực hiện thủ thuật chụp CT)
Để biết thêm thông tin chi tiết về chụp CT thận và đặt lịch thăm khám vui lòng liên hệ Hotline:19001806 để được hỗ trợ.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn