Chạy thận nhân tạo là gì?
Chạy thận nhân tạo là phương pháp điều trị hữu hiệu cho những bệnh nhân bị suy thận, tổn thương thận cấp tính hoặc suy thận. Vì thận không còn khả năng lọc máu nên các bác sĩ sẽ lọc máu cho bệnh nhân bằng các thiết bị lọc bên ngoài cơ thể. Chạy thận hoạt động như một vòng tuần hoàn. Máu của người bệnh sẽ được dẫn ra bộ lọc của máu chạy thận để lọc sạch các chất độc, dịch thừa của quá trình chuyển hoá và truyền lại máu đã lọc về cơ thể.
Chạy thận nhân tạo giúp lọc bỏ các chất thải và chất độc dư thừa ra khỏi cơ thể.
Trên thực tế, bạn có thể hình dung về quy trình chạy thận nhân tạo như sau. 2 cây kim sẽ được chích vào cánh tay gắn với cầu nối mạch máu của người bệnh hoặc catheter. Mỗi cây kim sẽ được gắn vào một ống mềm kết nối với máy lọc máu. Máy sẽ bơm máu ra khỏi cơ thể người bệnh, đi qua bộ lọc để loại bỏ dịch thừa và các chất độc ra khỏi máu người bệnh. Sau đó, máy sẽ truyền máu lại cho người bệnh qua đường truyền còn lại.
Máy chạy thận được thiết kế với một màng lọc mỏng ở giữa. Lớp màng này sẽ đóng vai trò như các tế bào cầu thận, giữ lại các tế bào máu, protein và các chất quan trọng khác. Các chất thải như ure, creatinin, kali và chất lỏng sẽ được phân tách ra khỏi máu. Mục đích chạy thận nhân tạo giúp người mắc các bệnh về thận được hỗ trợ lọc máu từ bên ngoài, giảm ảnh hưởng của biến chứng lên các cơ quan và duy trì sự sống lâu dài hơn.
Khi nào cần chạy thận nhân tạo?
- Bệnh nhân suy thận mạn tính giai đoạn 5 (giai đoạn cuối): Mức lọc cầu thận dưới mức 10% (dưới 39 ml/phút), thận gần như đã đánh mất hoàn toàn khả năng lọc máu , đào thải các độc tố ra ngoài cơ thể.
- Người bệnh đái tháo đường, dễ gặp các biến chứng về bệnh thận
- Người đang điều trị suy thận cấp và lọc máu khi ngộ độc, quá liều thuốc,...
Xem thêm: Các giai đoạn suy thận: Có nhận biết được không? Điều trị như thế nào?
Quy trình chạy thận nhân tạo
Quy trình chạy thận nhân tạo được diễn ra cụ thể theo các bước dưới đây:
Chuẩn bị
- Khởi động và quan sát toàn bộ hệ thống nước, tháo bỏ phần nước ứ đọng. Các nhân viên y tế kiểm tra lưu lượng cùng độ dẫn điện của hệ thống nước.
- Kiểm tra máy thận, độ dẫn điện của dịch lọc, báo động an toàn của máy, đảm bảo máy thận đạt lưu lượng 500ml/ phút, không còn chất sát trùng.
Việc chuẩn bị tốt giúp quá trình chạy thận ổn định và hiệu quả hơn.
Kiểm tra tổng quan cho người bệnh trước khi lọc máu
Các bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng lâm sàng cho người bệnh trong vòng 1 ngày trước khi lọc máu chạy thận nhân tạo như sau:
- Đo điện tim, kiểm tra tình trạng tim mạch hiện tại và chụp X Quang tim phổi
- Các thuốc và điều trị gần nhất: Các chỉ định thay đổi liều lượng thuốc
- Những chỉ số sinh hoá thông thường và những xét nghiệm gần nhất như điện giải đồ, photpho, canxi, pH, axit uric, CO2, hemoglobin, hematocrit, protein máu, tình trạng đông máu, men tim, tiền sử dị ứng, nhóm máu RH, sự ngưng kết bất thường
Nhờ quá trình này, các bác sĩ mới đưa ra được các chỉ định cho xét nghiệm trước và sau lọc, thời gian lọc, lưu lượng máu, siêu lọc, thuốc chống đông, quả lọc. Ngoài ra, người bệnh cũng được theo dõi kỹ lưỡng trong suốt buổi lọc và đến khi kết thúc buổi lọc.
Người bệnh phải thực hiện đầy đủ các bước kiểm tra trước khi chạy thận
Chuẩn bị người bệnh
Trước khi tiến hành chạy thận, điều dưỡng sẽ thực hiện:
- Cần người bệnh: Người bệnh có thể được cân lại nhiều lần, lấy số cân nặng chính xác trừ đi giày dép, quần áo
- Đo huyết áp và mạch của người bệnh trong tư thế đứng và nằm. Các chỉ số này cần được theo dõi và thông báo với bác sĩ chuyên khoa đúng lúc
- Trải ga giường rồi yêu cầu người bệnh nằm lên để chuẩn bị lọc máu:
- Tiến hành sát trùng cẩn thận tay FAV của bệnh nhân
Hướng dẫn chăm sóc các dụng cụ chạy thận
Bệnh nhân cần vệ sinh và giữ gìn các dụng cụ chạy thận nhân tạo như lỗ rò, mảnh ghép, ống thông theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo chúng hoạt động tốt trong quá trình chạy thận như sau:
Lỗ rò hoặc mảnh ghép
- Rửa bằng xà phòng diệt khuẩn mỗi ngày và trước khi lọc máu
- Không gãi da hoặc lấy vảy
- Kiểm tra các nốt mẩn đỏ, xem có cảm giác nóng quá mức bắt đầu nổi mụn trên vùng da nào không
- Nhờ bác sĩ xoay kim khi bạn điều trị lọc máu
Ống thông
- Giữ băng vệ sinh sạch sẽ, khô ráo
- Đảm bảo khu vực tiếp cận được làm sách và cần được bác sĩ thay bằng sau mỗi buổi lọc máu
- Nên trữ một bộ dụng cụ thay băng khẩn cấp ở nhà, phòng trường hợp bạn cần thay bằng giữa các lần điều trị
- Không mở ống thông ra ngoài không khí
Nối vòng tuần hoàn ngoài cơ thể
Người bệnh sẽ được điều dưỡng hướng dẫn nằm đúng tư thế để chuẩn bị lọc thận. Cùng lúc, các nhân viên y tế khác sẽ lắp máy, chuẩn bị dụng cụ vô trùng và sát khuẩn tay cho bệnh nhân. Sau đó, điều dưỡng sẽ tiến hành chọc FAV - đường nối giữa động mạch với tĩnh mạch. Mục đích của thủ thuật này là phẫu thuật nối thông tĩnh mạch nhằm tăng lưu thông máu đến máy chạy thận và dòng chảy từ máy trở lại cơ thể.
Băng dính vô trùng được cố định kim, thông kim bằng cách mở nút và nhanh chóng siết chặt lại, đóng khóa kim rồi thực hiện lấy bệnh phẩm. Chương trình lọc máu đã được nhân viên y tế thiết lập trên máy chạy thận nhân tạo. Khi các chức năng của máy sẵn sàng, máy sẽ tiến hành lọc máu với tốc độ lọc máu tăng lên từ từ.
Trong quá trình chạy thận nhân tạo, người bệnh sẽ được theo dõi toàn trạng các thông số như huyết áp, mạch và nồng độ dịch học, chỉ số đường huyết,... Kết thúc quá trình lọc máu, máy chạy thận sẽ trả lại toàn bộ máu đã lọc cho người bệnh.
Người bệnh được hỗ trợ lọc máu sẽ được truyền lại máu sau khi lọc xong
Chăm sóc bệnh nhân chạy thận nhân tạo
Trong quá trình chạy thận tại bệnh viện hay ở nhà, bệnh nhân rất cần người thân ở bên cạnh để kiểm soát tình trạng và chăm sóc khi cần thiết như:
- Tạo không gian yên tĩnh cho bệnh nhân. Luôn giữ ấm cơ thể cho bệnh nhân
- Nên hạn chế Protein trong chế độ ăn. Ngoài ra ăn uống đa dạng, đầy đủ năng lượng. Lựa chọn đồ ăn dễ tiêu
- Chú ý vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày
- Hợp tác cùng điều dưỡng, bác sĩ thực hiện các y lệnh
- Kiểm tra, nhắc nhở và hỗ trợ người bệnh uống thuốc và tiêm thuốc đúng giờ, đúng liều theo chỉ định của bác sĩ
- Đưa người bệnh đi làm các xét nghiệm trước, trong và sau khi chạy thận và kiểm tra kết quả
- Thõi dõi tình trạng của bệnh nhân trong suốt quá trình chạy thận: mạch, nhiệt độ cơ thể, huyết áp, nhịp thở,... Báo cáo có bác sĩ ngay khi có sự thay đổi bất thường
- Kiểm tra số lượng và màu sắc của nước tiểu của bệnh nhân
Các tai biến có thể xảy ra khi chạy thận nhân tạo
Trong quá trình chạy thận nhân tạo, bác sĩ có thể đánh giá các hình thức chạy thận
Tắc nghẽn mạch máu
Trong quá trình lọc máu, nếu máu lưu thông kém do có cục máu đông hoặc vết sẹo cũng có thể khiến các phương pháp điều trị không hoạt động. Lúc đó, người bệnh cần thực hiện những biện pháp thay thế hay sửa chữa để hỗ trợ việc chạy thận trở lại bình thường.
Tắc nghẽn mạch máu là biến chứng có thể xảy ra với bệnh nhân đang chạy thận
Hạ huyết áp
Các thay đổi đột ngột trong cân bằng nước, hoá chất của cơ thể có thể dẫn đến giảm huyết áp đột ngột. Tình trạng này có thể khiến người bệnh cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi, ngất xỉu, đau bụng và yếu cơ. Khi đó, các bác sĩ sẽ cần điều chỉnh chỉ định chạy thận nhân tạo lọc máu để giúp người bệnh tránh khỏi các vấn đề này.
Mất máu
Trong quá trình chạy thận, bạn có thể bị mất máu khi kim đâm ra khỏi chỗ tiếp cận hay ống bị tuột ra khỏi bộ lọc máu. Để ngăn ngừa tình trạng mất máu, các máy lọc máu phải có báo động để bác sĩ kịp thời xử lý, khắc phục xử lý để đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Người bệnh có thể bị mất máu sau khi chạy thận
Lời khuyên của các bác sĩ dành cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo
Để đảm bảo hiệu quả tối đa trong quá trình chạy thận và hạn chế khả năng phát sinh các phản ứng phụ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, bệnh nhân nên chú ý đến một số vấn đề quan trọng sau đây:
- Kiểm tra lưu lượng máu: Bạn cần được kiểm tra nhiều lần mỗi ngày bằng cách cảm nhận sự rung động (giống như sờ vào cạnh tủ lạnh). Nếu bạn không cảm thấy điều này, hoặc có sự thay đổi thì cần gọi ngay cho bác sĩ
- Hạn chế mặc quần áo bó sát hoặc đeo trang sức trên cánh tay tiếp cận
- Tuyệt đối không mang vác vật nặng, không nằm gối đầu lên cánh tay đang cắm dây truyền, không để ai lấy máu từ cánh tay tiếp cận. Bạn chỉ nên ấn nhẹ vào chỗ tiếp cận sau khi rút kim ra vì quá nhiều áp lực sẽ làm ngừng dòng chảy của máu qua đường vào
- Trong trường hợp bạn bị chảy máu sau chạy thận nhân tạo, hãy dùng khăn sạch hoặc băng gạc ấn nhẹ lên vị trí kim tiêm. Nếu máu không ngừng chảy trong 30 phút, hãy gọi ngay cho bác sĩ
- Nếu bị nhiễm trùng máu, bạn có thể dùng kháng sinh theo chỉ định của các sĩ
- Nếu phát hiện thấy các cục máu đông trong ống thông, bạn nên đến Bệnh viện điều trị.
Mọi công đoạn lọc máu đều được thực hiện trên lỗ rò trên cánh tay tiếp xúc. Nếu bạn đến khám ở cơ sở y tế nào không phải khoa, đơn vị lọc máu nào khác mà họ không lấy máu hay tiêm chích ở vùng đó, bạn cần nhắc nhở họ. Ngoài ra, vì trong quá trình chạy thận, bạn có thể gặp các biến chứng chạy thận nhân tạo như ngất xỉu, mất máu, chóng mặt,... nên bạn cần đi cùng người nhà tới lọc máu mà không nên đi một mình.
Khoa Nội Thận Bệnh viện Đa khoa Phương Đông quy tụ đội ngũ các bác sĩ tay nghề cao, chuyên môn tốt chuyên tầm soát, phát hiện sớm và điều trị các bệnh về thận. Hệ Hệ thống phòng khám nội khoa chất lượng cao, phòng nội trú tiện nghi, hiện đại, khuôn viên xanh ở Bệnh viện,... giúp khách hàng có trải nghiệm khám chữa bệnh tròn vẹn, an tâm, nhẹ nhàng.
Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông phẫu thuật nội soi tán sỏi cho bệnh nhân
Có thể nói, trên đây là giải đáp chi tiết về phương pháp điều trị chạy thận nhân tạo. Đây là cách chữa bệnh giúp bệnh nhân suy thận, bệnh thận mãn tính kéo dài cuộc sống lên tới hàng chục năm. Tuy nhiên, không thể phủ nhận, chạy thận nhân tạo chỉ mang tính chất duy trì và vẫn đang tạo gánh nặng kinh tế lớn lên người bệnh và gia đình