Chụp x quang khớp gối phát hiện bệnh gì, ở đâu tốt?

Dương Minh Ngọc

20-01-2024

goole news
16

Chụp x quang khớp gối giúp xác định các tổn thương và bệnh lý liên quan ở khớp gối. Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh nhanh chóng, chính xác và không gây đau đớn. Tuy nhiên, nhiều người chưa rõ khi nào cần đi chụp x quang đầu gối và thực hiện ở đâu? Cùng Phương Đông tìm hiểu rõ hơn về kỹ thuật này trong bài viết dưới đây.

Chụp x quang khớp gối là gì?

Chụp x quang khớp gối là phương pháp chẩn đoán hình ảnh sử dụng máy có bức xạ ánh sáng hoặc sóng vô tuyến (máy chụp x quang kỹ thuật số) để hiển thị các mô mềm và xương bên trong và xung quanh đầu gối. Vì canxi trong xương có thể hấp thụ bức xạ nên phần xương thường được hiển thị rõ với màu trắng trên phim chụp x quang. Còn phần mô mềm như cơ, mỡ và các cơ quan khác sẽ có màu xám với các mức độ khác nhau khi xem phim x quang. 

Khi sử dụng kỹ thuật này có thể quan sát được các xương như xương bánh chè, một phần xương ống chân, một phần xương đùi và một phần xương bắp chân. Các tổn thương sẽ hiển thị rõ nét trên phim chụp x quang, từ đó, giúp bác sĩ phát hiện và có những chỉ định chuyên sâu tiếp theo.

Chụp x quang khớp gối là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh giúp xác định tổn thương và bệnh lý về khớp gốiChụp x quang khớp gối là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh giúp xác định tổn thương và bệnh lý về khớp gối

Các dấu hiệu sớm của bệnh lý khớp gối

Đau là triệu chứng phổ biến nhất khi người bệnh gặp các vấn đề về khớp gối. Tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể mà vị trí và mức độ đau của phần khớp gối có thể khác nhau. Dưới đây là các triệu chứng sớm của các bệnh lý về khớp gối nên tới khám bác sĩ ngay:

  • Khớp cong hoặc không thẳng trục
  • Khó vận động, có dấu hiệu sưng hoặc cứng khớp
  • Khi di chuyển hoặc vận động, nghe thấy tiếng lạo xạo ở khớp gối
  • Có biến dạng hoặc bất thường rõ ràng ở đầu gối
  • Không thể gấp lại hoàn toàn hoặc duỗi thẳng chân
  • Mỗi khi đứng lên thường không vững hoặc đi lại dễ sụm gối, chân yếu đi không vững
  • Bị đau sau chấn thương

Chụp x quang khớp gối phát hiện bệnh gì?

Kỹ thuật chụp x quang khớp gối được ứng dụng trong việc chẩn đoán một số bệnh lý như:

Thoái hóa khớp

Phương pháp chụp x quang đầu gối giúp các bác sĩ chẩn đoán tình trạng thoái hóa khớp gối thường gặp ở người già khi cơ thể đang trong quá trình lão hóa. Khi phần đầu gối bị thoái hóa khiến dịch khớp bị hao hụt, đầu khớp ma sát với nhau làm cho sụn khớp bị ăn mòn và khe khớp gối hẹp đi làm phá hủy mô xương. Chụp x quang phần xương đầu gối giúp xác định các mức độ thoái hóa của xương khớp:

  • Mức 1: Nghi có gai hoặc xuất hiện gai xương nhỏ
  • Mức 2: Thấy rõ mọc gai xương 
  • Mức 3: Khe khớp bị hẹp ở mức độ vừa
  • Mức 4: Khe khớp bị hẹp nhiều kèm triệu chứng xơ xương dưới sụn

Chụp x quang phát hiện thoái hóa khớp gối đang ở giai đoạn nàoChụp x quang phát hiện thoái hóa khớp gối đang ở giai đoạn nào

Bệnh lý dây chằng

Chụp x quang khớp gối còn được chỉ định thực hiện để chẩn đoán bệnh lý dây chằng như giãn dây chằng, rách đứt dây chằng,... Dây chằng có vai trò giữ khớp gối và xương được ổn định. Nếu dây chằng bị chấn thương thì khả năng vận động của gối sẽ bị ảnh hưởng.

Trật khớp

Thông qua phương pháp chẩn đoán hình ảnh - chụp x quang, bác sĩ có thể nhận biết chính xác tình trạng trật khớp gối và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Trật khớp là một trong những chấn thương thường gặp nhất ở đầu gối. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trình trạng này như ngã, vận động sai tư thế, va đập,...

Ung thư xương ở phần khớp gối

Ung thư xương khớp gối là tình trạng tăng sinh bất thường các tế bào xương ở vùng gối một cách không kiểm soát. Kỹ thuật chụp x quang cho thấy hình ảnh khối u xương và kích thước của nó ở vùng gối. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với thể trạng của người bệnh.

Các vấn đề về khớp gối khác

Ngoài những bệnh lý kể trên, kỹ thuật chụp x quang còn giúp bác sĩ phát hiện các vấn đề khác về xương khớp như: Tiêu xương, mọc gai xương, viêm tủy xương, loãng xương, hẹp khe khớp, tổn thương sụn chêm,...

Chỉ định trường hợp nào chụp x quang khớp gối

Khớp gối là vị trí tiếp giáp của đầu dưới xương đùi, mặt sau của xương bánh chè và đầu tiên của xương chày. Quanh khớp gối có hệ thống dây chằng, gân và sụn cơ,... Bác sĩ thường chỉ định người bệnh thực hiện chụp x quang đầu gối trong các trường hợp sau:

  • Người cao tuổi, người béo phì cần kiểm tra độ chắc khỏe của xương
  • Người bệnh có những biểu hiện sớm như: đau, sưng ở đầu gối và khớp gối,...
  • Người có tiền sử bệnh lý xương khớp gối: theo dõi nguy cơ mắc bệnh hoặc tình trạng tái phát bệnh
  • Tầm soát các bệnh lý về khớp gối
  • Chẩn đoán chính xác các bệnh: gãy xương, còi xương, loãng xương, trật khớp, viêm tủy xương, ung thư xương,...
  • Người bị tai nạn có va đập mạnh ở đầu gối
  • Kiểm tra tình trạng phục hồi của bệnh nhân từng bị gãy xương, thay khớp gối hoặc phẫu thuật khớp gối

Kỹ thuật chụp x quang khớp gối

Có 2 kỹ thuật chụp x quang khớp gối đó là x quang khớp gối thẳng và chụp x quang khớp gối nghiêng. Khi vào phòng chụp x quang, tùy trường hợp mà kỹ thuật viên sẽ lựa chọn kỹ thuật phù hợp. Tư thế chụp của 2 kỹ thuật này khác nhau, cụ thể như sau:

  • Chụp x quang khớp gối thằng: Người bệnh nằm ngửa trên bàn chụp và duỗi thẳng 2 tay. Chân cần chụp xoay nhẹ vào trong mặt sau khớp gối, sát phim vào giữa theo chiều dọc
  • Chụp x quang khớp gối nghiêng: Bệnh nhân nằm nghiêng về bên cần chụp, đùi dạng nhẹ sao cho mặt ngoài đùi sát phim vào giữa theo chiều dọc và đầu gối gập lại. Tay bên cần chụp gối đặt lên trên đầu. Chân không cần chụp thì chống lên mặt bàn và ngừa hết sức ra sau. Tay bên không cần chụp x quang nắm lấy mép bàn.

Ảnh phim chụp x quang phần khớp gối thằng và nghiêng
Ảnh p
him chụp x quang phần khớp gối thằng và nghiêng

Quy trình chụp x quang khớp gối

Trước khi vào phòng chụp x quang khớp gối

Trước khi chụp x quang khớp gối, người bệnh không cần chuẩn bị nhiều bởi đây là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, diễn ra nhanh và đơn giản. Tuy nhiên, một số lưu ý trước khi chụp x quang xương đầu gối người bệnh cần biết:

  • Lựa chọn trang phục rộng rãi và đảm bảo không có thiết bị kim loại dính trên quần áo. Khi chụp, kỹ thuật viên sẽ yêu cầu người bệnh tháo đồ trang sức, tháo thắt lưng, thay trang phục nếu quần áo người chụp x quang có chứa kim loại để tránh cản trở việc hiển thị hình ảnh đầy đủ chi tiết.
  • Thông báo với kỹ thuật nếu đang mang thai hoặc có kế hoạch mang thai trong thời gian gần. Dù chụp x quang ở phần đầu gối sử dụng một lượng bức xạ nhỏ, an toàn cho người bệnh nhưng có khả năng ảnh hưởng tới thai nhi. Vì vậy phụ nữ có dự định mang thai hoặc thai phụ nên thông báo với bác sĩ chỉ định và kỹ thuật viên để xem xét có cần phải chụp x quang không. Nếu việc chụp là khẩn cấp thì kỹ thuật viên sẽ điều chỉnh lượng tia X phù hợp cũng như có các biện pháp phòng ngừa để giảm tối đa việc thai nhi phải tiếp xúc với bức xạ.
  • Kỹ thuật viên chụp x quang sẽ giải thích quy trình chụp khớp gối cho người bệnh.

Quy trình thực hiện chụp x quang gối 

Quá trình chụp x quang xương khớp đầu gối sẽ được chụp trong một phòng riêng tại khoa Chẩn đoán hình ảnh của bệnh viện hoặc cơ sở y tế. Thời gian chụp x quang khớp gối thường diễn ra trong khoảng  5 phút.

Tùy theo trường hợp kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn người bệnh tư thế chụp phù hợp với mục đích chụp. Trong khi thực hiện, người bệnh cần thực hiện và giữ đúng tư thế theo kỹ thuật viên hướng dẫn, đặc biệt là giữ bất động phần chân cần chụp để hình ảnh x quang được hiển thị rõ nét nhất. 

Sau khi chụp x quang

Kỹ thuật viên sẽ kiểm tra hình ảnh chụp và đảm bảo không có hình ảnh bị mờ sau khi thực hiện xong kỹ thuật chụp x quang. Nếu có phần hình ảnh chưa rõ, kỹ thuật viên có thể yêu cầu người bệnh chụp lại sau đó, mời người bệnh ra khỏi phòng chụp x quang. Đây là kỹ thuật không xâm lấn, không đau đớn nên sau khi chụp x quang, người bệnh có thể sinh hoạt và đi lại bình thường, không cần lưu viện để theo dõi sức khỏe.

Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh sẽ kiểm tra phim chụp x quang, giải thích những bất thường trên ảnh phim và gửi sang bác sĩ lâm sàng. Bác sĩ lâm sàng là người trực tiếp giải thích tình trạng sức khỏe và tư vấn, đưa ra phương hướng điều trị phù hợp cho người bệnh.

Chụp x quang khớp gối ở đâu?

Hiện nay, kỹ thuật chụp x quang khớp gối đang được thực hiện ở nhiều bệnh viện lớn và cơ sở y tế. Trong đó, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là một địa chỉ tin cậy đã và đang được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn. Phương Đông có đầu tư hệ thống máy chụp x quang hiện đại bậc nhất, nhập khẩu trực tiếp từ Châu Âu đem lại hình ảnh chụp rõ nét và hiển thị chính xác mức độ tổn thương ở phần khớp gối.

Đồng thời, bệnh viện còn quy tụ đội ngũ lâm sàng, bác sĩ chẩn đoán hình ảnh giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, có thể dựa trên kết quả phim chụp x quang để chẩn đoán mức độ tổn thương cũng như các bất thường và bệnh lý ở khớp gối. Hơn nữa, đội ngũ kỹ thuật viên kinh nghiệm, tay nghề cao điều chỉnh mức độ tia X an toàn, phù hợp, tránh tác hại của tia X tới sức khỏe người chụp.

Phòng chụp x quang hiện đại tại Phương Đông
Phòng chụp x quang hiện đại tại Phương Đông

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào chụp x quang khớp gối, hãy liên hệ với Bệnh viện Phương Đông để được hỗ trợ. Để đặt lịch khám hoặc chụp x quang, quý khách hàng vui lòng điền thông tin tại phần Đặt lịch khám hoặc liên hệ hotline 1900 1806.

665

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám