Chụp X quang tim là gì?
Chụp X quang tim là kỹ thuật xét nghiệm hình ảnh quan trọng, được chỉ định để kiểm tra, đánh giá tình trạng tim mạch. Phương pháp này sử dụng tia X để thu hình ảnh, tia bức xạ ở liều không đáng kể và không gây hại cho sức khỏe người chụp nếu đảm bảo khoảng cách giữa các lần chụp.
(Chụp X quang tim sử dụng tia X để đánh giá tình trạng tim mạch)
X quang tim có 3 tư thế chụp cơ bản, các mốc giải phẫu tim vì thế cũng được quy ước khác nhau. Cụ thể theo bảng dưới đây:
Tư thế
|
Mốc giải phẫu
|
Thế thẳng sau - trước
|
- Phía bờ phải của tim gồm 3 cung: Tĩnh mạch chủ trên, tĩnh mạch chủ dưới, nhĩ phải.
- Phía bờ trái của tim gồm 4 cung: Quai động mạch chủ, tiểu nhĩ trái và thất trái, cung động mạch phổi.
*Phần lớn người không mắc bệnh tim mạch không quan sát được tiểu nhĩ trái.
|
Thế nghiêng trái
|
- Bờ trước của tim có 3 cung: Thân động mạch phổi, thất phải, động mạch chủ lên.
- Bờ sau của tim có 2 cung: Nhĩ trái và thất trái.
|
Thế chếch
|
- Chụp ở tư thế chếch trước trái và chếch trước phải.
- Thường được chỉ định với ca bệnh cần khảo sát hình ảnh mạch vành.
|
Nhìn chung, tùy thuộc nghi ngờ qua thăm khám lâm sàng mà bác sĩ chỉ định tư thế X-quang tim tương ứng để thu kết quả phù hợp. Vậy nên, trong quá trình ban đầu bệnh nhân cần khai báo trung thực, nêu rõ các triệu chứng bao gồm tần suất và cường độ diễn ra.
Chụp X quang tim có thể chẩn đoán bệnh gì?
X quang tim là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh quan trọng, giúp bác sĩ kịp thời phát hiện những bệnh lý tim mạch nguy hiểm như:
(Hình ảnh X quang phim có thể ứng dụng chẩn đoán nhiều bệnh lý)
- Bệnh hở van 2 lá: Tùy tình trạng hở, hình ảnh trên phim có thể cho thấy bóng tim to, tâm thất trái và tâm nhĩ trái tăng kích thước, hoặc đóng vôi vòng van 2 lá, tăng áp lực tĩnh mạch phổi.
- Bệnh hẹp van 2 lá: Phim X quang cho biết các vấn đề như lớn tâm nhĩ trái, tiểu nhĩ trái, tăng áp lực tĩnh mạch phổi nhưng hình ảnh tâm thất trái vẫn bình thường.
- Bệnh hở van động mạch chủ: Hình ảnh trên phim cho thấy bóng tim to, cung động mạch chủ và tâm thất trái to.
- Bệnh thông liên thất: Nếu kích thước lỗ thông nhỏ thì phim X quang không phát hiện bất thường, ngược lại khi đủ lớn sẽ thấy bóng tim lớn dần kèm tăng kích thước động mạch phổi.
- Tứ chứng Fallot: Là bệnh tim bẩm sinh với tỷ lệ mắc cao, bác sĩ phát hiện bất thường qua phim X quang, tim có hình dạng chiếc giày, khuyết cung động mạch phổi, mỏm tim chếch do dày thất phải.
- Bệnh suy tim trái: Đặc điểm của người mắc bệnh trên phim X-quang là nhĩ trái, thất trái tăng kích thước, dày hơn, bóng tim lớn, phù phế nang, tràn dịch màng phổi.
- Bệnh suy tim phải: Phim X-quang cho thấy buồng phim phải tăng kích thước và giãn rộng.
- Tràn dịch màng tim: Hình ảnh hiển thị trên phim sẽ phụ thuộc vào lượng dịch tràn ngoài màng tim, nếu dịch tụ thì thì rất khó để phát hiện, còn dịch tràn nhiều sẽ có bóng tim to đối xứng, tim dạng túi nước, bờ tim không rõ, góc tâm hoành nhỏ.
X-quang tim là ứng dụng quan trọng trong chẩn đoán bệnh lý tim mạch, là chỉ định cơ bản để đánh giá các vấn đề bất thường tại cơ quan này. Để nhận kết quả hình ảnh chính xác, tối ưu chi phí và thời gian thì người bệnh nên đến cơ sở y tế có hệ thống máy móc hiện đại và đội ngũ y tế giàu kinh nghiệm.
Khi nào cần chụp X-quang tim
Chụp X quang tim hỗ trợ đội ngũ y bác sĩ phát hiện sớm các vấn đề bất thường tại tim cũng như cơ quan lân cận. Thông thường, X quang tim được thực hiện khi:
- Xác định vị trí và mức độ tổn thương, bệnh lý ở lồng ngực, tim.
- Theo dõi sức khỏe, diễn biến bệnh tình của người bệnh.
- Xem xét, đánh giá tỷ lệ xâm lấn, chèn ép do tim tới bờ thực quản.
- Xác định vùng tổn thương hoặc khi nghi ngờ có khối u ở trung thất.
- Quan sát tình trạng hoạt động của tim trong quá trình điều trị.
Đối tượng chỉ định cần chụp X quang tim
Thông thường, X quang tim được chỉ định thực hiện với người đang mắc hoắc nghi ngờ mắc bệnh lý liên quan đến tim mạch hoặc phổi. Điển hình như lao phổi, ung thư phổi, suy tim, hở van tim, hẹp van tim,...
Hoặc qua thăm khám lâm sàng, nhận thấy những triệu chứng liên quan đến bệnh lý như ho kéo dài trong nhiều ngày, ho ra máu, sốt, khó thở, sau chấn thương vùng ngực đau nặng,... Đây là những trường hợp có thể được yêu cầu chụp X-quang tim, nhằm khẳng định kết luận và xác định hướng điều trị phù hợp.
Chống chỉ định X quang tim
Dù X quang tim có khả năng phát hiện sớm bất thường tại bộ phận này, thường là kỹ thuật được thực hiện đầu tiên. Song, không phải trường hợp này cũng có thể chỉ định thực hiện kỹ thuật này.
(Những trường hợp chống chỉ định X quang tim)
Theo đó, X quang tim nói riêng và X quang nói chung chống chỉ định với:
- Phụ nữ mang thai, đặc biệt giai đoạn tam cá nguyệt.
- Người bệnh đang trong giai đoạn nghiêm trọng.
- Người bị tràn khí màng phổi hoặc chảy máu.
Ngoài ra, không thực hiện X quang tim tiêm thuốc cản quang với đối tượng:
- Đái tháo đường giai đoạn mất bù.
- Suy gan và thận mức độ nghiêm trọng.
- Người bệnh mẫn cảm với chất chứa iot.
- Người bệnh tuyến giáp.
- Phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú.
Nếu nằm trong nhóm đối tượng nào nêu trên, bạn cần khai báo trung thực khi thăm khám lâm sàng. Tuyệt đối không giấu giếm, cần phối hợp, hỗ trợ bác sĩ để tìm ra phương hướng điều trị phù hợp.
Quy trình chụp X quang tim
Nếu chưa từng thực hiện X quang tim thì bạn nên tham khảo quy trình 4 bước sau đây để quá trình diễn ra thuận lợi, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe cũng như kết quả thu được chính xác nhất.
Trước khi chụp
Bệnh nhân khi đến chụp X quang tim thì nên ưu tiên quần áo mỏng nhẹ, đơn giản để tiện thay áo choàng chuyên dụng của cơ sở y tế. Đồng thời tháo, bỏ mọi vật dụng có tính kim loại khỏi cơ thể như trang sức, điện thoại,... để hình ảnh thu được tối ưu nhất.
Nếu nằm trong nhóm đối tượng chống chỉ định chụp X-quang như chia sẻ nêu trên, đặc biệt phụ nữ mang thai hoặc nghi ngờ mang thai thì cần thông báo với bác sĩ để có phương án thay thế, che chắn nhằm giảm lượng tia bức xạ.
Thực hiện
Khâu chuẩn bị hoàn tất, khi bước vào phòng X-quang, bệnh nhân sẽ được kỹ thuật viên hướng dẫn tư thế chụp theo đúng chỉ định của bác sĩ lâm sàng. Thông thường, bệnh nhân được yêu cầu đứng thẳng và dựa vào tấm X-quang trong suốt quá trình chụp.
(Trong quá trình chụp X-quang tim)
Tia X sẽ đi qua lồng ngực đến bộ phận ghi nhận hình ảnh được đặt phía sau, từ đó tạo ra hình ảnh trên phim. Trong quá trình chụp, bệnh nhân cần phối hợp với chỉ định của kỹ thuật viên như giữ yên tư thế, nín thở vài giây để kết quả thu được rõ nét nhất.
Sau khi chụp
Khi quá trình chụp X-quang kết thúc, người bệnh sẽ rời phòng và thay trả lại áo choàng cho cơ sở y tế. Bạn có thể sinh hoạt bình thường, không cần cách ly hay tránh tiếp xúc với người xung quanh.
Đọc kết quả
Thông thường kết quả X quang tim sẽ có ngay sau khi kết thúc, thường dưới 10 phút. Phim chụp sẽ được trả về phòng khám, bác sĩ lâm sàng sẽ có trách nhiệm quan sát, đọc, chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Hình ảnh chụp X quang tim
Hình ảnh X quang tim cho phép bác sĩ quan sát những vấn đề hay tình trạng tim mạch, từ đó đưa ra được phương án chẩn đoán và phác đồ điều trị phù hợp. Theo đó hình ảnh X quang tim bình thường và hình ảnh X quang tim bất thường sẽ có những đặc điểm sau.
Hình ảnh X quang tim bình thường
Kết quả X quang tim bình thường sẽ thể hiện trên phim như sau:
(Hình ảnh van 2 lá bình thường và van 2 lá bị hẹp)
- Kích thước và hình dáng tim bình thường.
- Không xuất hiện khối u trong tim hoặc vùng lân cận tim.
- Hệ thống mạch máu và bóng tim có kích thước bình thường.
- Xương thành ngực bình thường, không biến dạng.
- Không có hiện tượng tích tụ chất lỏng, khí hay dị vật trong lồng ngực.
Hình ảnh X quang tim bất thường
Hình ảnh trên phim thể hiện sự bất thường theo như bảng sau:
Vị trí
|
Hình ảnh bất thường
|
Bóng tim
|
Bóng tim bất thường, tức to hay nhỏ được phản ánh qua chỉ số tim ngực. Chỉ số này là tỉ lệ giữa kích thước chiều ngang lớn nhất của bóng tim trên kích thước chiều ngang lớn nhất (đo tại đỉnh vòm hoành).
- Chỉ số bình thường: 0.5 - 0.55.
- Chỉ số tim lồng ngực > 0.55 có thể là dấu hiệu tim to, mắc một số bệnh như suy tim, bệnh cơ tim, bất thường van tim, tràn dịch màng ngoài tim, u nhầy,...
- Chỉ số tim ngực < 0.5 có thể là dấu hiệu tim nhỏ, mắc một số bệnh như tim dị thường, viêm màng ngoài tim co thất, khí phế thủng,...
|
Hình dáng tim
|
- Hình dạng lọ nước hoặc giọt nước.
- Mỏm tim dâng cao hoặc hạ xuống thấp hơn bình thường.
- Bờ tim lỗi.
- Quai động mạch chủ bung rộng.
- Cung động mạch phổi giãn to.
|
Thay đổi kích thước buồng tim
|
- Lớn tâm nhĩ trái.
- Lớn tâm nhĩ phải.
- Lớn tâm thất trái.
- Lớn tâm thất phải.
|
Đóng vôi
|
Đóng vôi trên phim X quang là một đốm tăng đậm độ (màu trắng), thông thường ở các vị trí như hệ thống mạch vành, van tim, màng tim, động mạch chủ.
|
Tuần hoàn phổi
|
- Tăng tuần hoàn phổi.
- Giảm tuần hoàn phổi.
- Tăng áp động mạch phổi.
|
Nhìn chung, kết luận X quang tim bất thường cần dựa vào nhiều yếu tố, mỗi vị trí sẽ thể hiện nguy cơ bệnh lý khác nhau. Bác sĩ sẽ kết hợp với triệu chứng lâm sàng và kết quả xét nghiệm cận lâm sàng để cung cấp kết quả chính xác nhất.
(Hình ảnh X quang tim bất thường)
Thông thường khi phân tích hình ảnh trên phim X - quang tim, sẽ có những vấn đề cần lưu ý tiêu biểu như đánh giá vị thế tim, kích thước bóng tim, kích thích các buồng tim, vị trí và kích thước các mạch máu lớn, phân tích các tuần hoàn phổi.
Một số câu hỏi cần biết về chụp X quang tim
Chụp X quang tim là một trong những ứng dụng quan trọng đối với lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh, giúp bác sĩ đưa ra những kết luận kịp thời, rút ngắn thời gian chờ phác đồ điều trị của bệnh nhân. Ngoài những nội dung chính được chia sẻ trên, BVĐK Phương Đông sẽ tổng hợp và giải đáp một số câu hỏi thường gặp về phương pháp này.
Chụp X quang tim có ảnh hưởng gì không?
Các chuyên gia y tế khẳng định, chụp X quang an toàn đối với sức khỏe người bệnh nếu thời gian và tần suất chụp trong năm phù hợp. Theo đó, người bệnh có thể nhận chỉ định chụp 5 - 7 lần/năm, nếu chụp 2 lần/tuần thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn.
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tránh bị nhiễm bức xạ tia X thì người bệnh cần đến cơ sở y tế uy tín, chụp khi có chỉ định của bác sĩ. Người bệnh nên chọn bệnh viện, phòng khám có cơ sở hạ tầng hiện đại, thiết bị chụp chất lượng cao và đội ngũ y tế được đào tạo bài bản về chuyên ngành.
Chụp X quang tim bao lâu thì có kết quả?
Kết quả chụp X quang tim thường có sau 10 - 15 phút, trường hợp khẩn cấp hơn có thể nhận ngay sau vài phút. Phim X quang sẽ được chuyển cho bác sĩ chuyên khoa để phân tích, xem xét, đánh giá trước khi thông báo kết quả, giải thích với bệnh nhân.
Chi phí X-quang tim là bao nhiêu?
Chi phí chụp X-quang tim thường dao động từ 150.000 - 250.000 VNĐ/lần, mức giá có thể thay đổi theo cơ sở y tế. Sự chênh lệch này sẽ dựa trên các yếu tố như cơ sở vật chất, chất lượng trang thiết bị, trình độ bác sĩ và kỹ thuật viên.
Địa chỉ chụp X quang tim uy tín tại Hà Nội
Chụp X quang tim tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, đơn vị trang bị hệ thống máy X-quang kỹ thuật số Dura Diagnost. Với việc sở hữu thiết bị hiện đại, công nghệ kỹ thuật số hàng đầu mang đến chất lượng hình ảnh vượt trội, có hiệu suất và tốc độ chụp lên tới hai tấm nhận trong một phòng chụp.
(Máy X quang hiện đại tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông)
Bệnh nhân nên đến cơ sở y tế hiện đại, được đầu tư máy chụp X quang thế hệ mới, tối ưu quy trình chụp cũng như đảm bảo độ an toàn cho sức khỏe. Quan trọng hơn hết, hình ảnh thu được rõ nét và có giá trị chẩn đoán, hỗ trợ bác sĩ đưa kết luận nhanh chóng và chính xác.
Ngay từ khi thành lập, khoa Chẩn đoán hình ảnh được xác định là chuyên khoa mũi nhọn, có vai trò quan trọng trong chẩn đoán sớm và xác định chính xác bệnh lý. Chúng tôi cam kết chất lượng dịch vụ bằng việc tập trung đầu tư hệ thống thiết bị y tế và công nghệ hiện đại, đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
Tổng kết lại, chụp X quang tim là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh quan trọng, hỗ trợ bác sĩ quan sát bóng tâm nhĩ, tâm thất và hệ mạch phổi. Thông qua dữ liệu thu được, bác sĩ sẽ có đánh giá, kết luận đối với các vùng tương ứng cần khảo sát.