Giải đáp: Có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng không?

Hồ Trinh

23-03-2022

goole news
16

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng không? Nhiều người lớn tuổi khuyên rằng nên cho con nằm võng vì họ đã chăm con như vậy và không thấy vấn đề gì, trẻ con ngủ ngon hơn. 

Có một số người thì nói nằm võng đầu sẽ tròn chứ không bẹp như nằm giường. Thế nhưng nhiều người cũng nói việc trẻ nằm võng có hại nhiều hơn là lợi. Vậy đâu là lời khuyên tốt nhất, BVĐK Phương Đông sẽ giải đáp chi tiết cho các mẹ chuẩn bị và đang nuôi con nhỏ nhé.

Có nên để trẻ sơ sinh nằm võng hay không?

Nuôi lớn một đứa trẻ sơ sinh là điều không hề dễ dàng, không chỉ bố mẹ phải cẩn thận, khéo léo mà phải trang bị đầy đủ các kiến thức nuôi và chăm sóc con một cách khoa học để con được khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

Trẻ sơ sinh nằm võng có tốt không?Trẻ sơ sinh nằm võng có tốt không?

Có vô vàn vấn đề mà bố mẹ cần tìm hiểu và nắm rõ, trong đó phải kể đến như vấn đề trẻ sơ sinh có nên nằm võng

Để trả lời cho câu hỏi này thì trước tiên chúng ta sẽ đi tìm hiểu ưu và nhược điểm của việc cho trẻ nằm võng.

Ưu điểm khi cho trẻ sơ sinh nằm võng

  • Giúp trẻ thấy an toàn nên dễ ngủ và ngủ ngon hơn: khi nằm võng, võng trẻ bao bọc, ôm trọn lấy bé khiến con có cảm giác an toàn như trong bụng mẹ.
  • Tạo cho trẻ cảm giác thân quen: hành động đung đưa võng khiến con có cảm giác như đang ở trong tử cung của mẹ, do đó mà con thấy an tâm hơn, không còn lo lắng nữa nên dễ dàng đi vào giấc ngủ.

Trẻ nằm võng sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủTrẻ nằm võng sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ

Nhược điểm khi cho trẻ sơ sinh nằm võng

Bên cạnh mặt lợi đó thì việc nằm võng ở trẻ sơ sinh có nhiều mặt hại như:

  • Gây hội chứng rung lắc: đu đưa, rung lắc giúp dễ đi vào giấc ngủ, chính điều này đã khiến bố mẹ mắc sai lầm khi chăm con. Việc đu đưa, rung lắc khi trẻ nằm võng có thể dẫn tới hội chứng rung lắc- một dạng chấn thương não khá nghiêm trọng. Các nghiên cứu đã chỉ ra, chỉ trong 3 hoặc 5 giây rung lắc là não của trẻ đã có thể phải chịu tổn thương. Tổn thương nghiêm trọng có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của não bộ, gây động kinh, giảm thị lực, rối loạn ngôn ngữ,...
  • Ảnh hưởng tới cột sống và lồng ngực: cột sống của trẻ sơ sinh còn mềm, chưa đủ độ vôi hóa như người trưởng thành nên nằm võng sẽ dễ bị cong theo bề mặt của võng. Đốt sống cong không chỉ khiến lưng bị gù, làm mất thẩm mỹ sau này mà còn ảnh hưởng xấu cho các hoạt động của tim, phổi.

Trẻ sơ sinh nằm võng dễ bị vẹo cổTrẻ sơ sinh nằm võng dễ bị vẹo cổ

  • Ức chế thần kinh: việc đung đưa võng mạnh, liên tục sẽ khiến thần kinh của trẻ mệt mỏi, dù đã đi vào giấc ngủ thì con vẫn mang tâm trạng sợ hãi. Khi bế trẻ khỏi võng sẽ khiến trẻ giật mình, khóc thét, hai bàn tay nắm chặt và cố bấu víu vào ai hoặc cái gì gần tầm với nhất. Trẻ phải trải qua trạng thái này trong thời gian dài thì não sẽ chịu những ảnh hưởng xấu.
  • Thần kinh vận động kém phát triển: nằm võng nhiều sẽ khiến trẻ khó học và hình thành các kỹ năng như trườn, bò, cầm nắm đồ vật,... dẫn tới hoạt động, nhận thức và tiếp thu của trẻ đều kém đi.
  • Cơ bắp kém phát triển: nếu vận động và co duỗi thường xuyên thì cơ bắp sẽ có điều kiện tốt để nở nang và phát triển. Ngay cả khi ngủ thì các cơ bắp này vẫn hoạt động để lưu thông khí huyết trong toàn bộ cơ thể, nhất là não bộ. Tuy nhiên, việc nằm võng nhiều trẻ sẽ bị chèn ép tay, chân, đầu và cổ thì bị vẹo,... đây là những thư thế khiến lưu lượng máu của trẻ tụ lại 1 điểm, không điều hòa đều đặn, dẫn tới não bộ và cơ bắp phát triển chậm.
  • Trẻ bị phụ thuộc vào võng: trẻ rất dễ làm quen với môi trường, nhất là việc đung đưa võng khiến con dễ ngủ hơn nên dần dần con sẽ bị phụ thuộc vào nó, nếu không có võng thì sẽ không ngủ được.
  • Dễ bị té ngã, khó thở: trẻ sơ sinh rất hay trở mình mà việc nằm võng lại khiến khó trở mình và lật người, nếu cố lật trên võng thì rất dễ bị té ngã. Mặt khác, tư thế nằm võng của trẻ sơ sinh sẽ là cong người, hơi gập cổ, và nó chính là tư thế khiến việc hô hấp gặp khó khăn. Khi cổ bị gập có thể khiến trẻ khó thở, ngạt mũi thậm chí là tử vong vì trẻ không thở được.

Như vậy, chắc hẳn các bậc phụ huynh đã trả lời được thắc mắc: có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay nằm võng nhiều có tốt không? Do những nhược điểm kể trên mà các chuyên gia khuyến cáo bố mẹ không nên cho trẻ sơ sinh nằm võng, trừ trường hợp đặc biệt và có chỉ định của bác sĩ.

Những nguy hiểm tiềm ẩn khi cho trẻ nằm võng

Một chiếc cũi dành cho trẻ sơ sinh được bán ra phải đáp ứng toàn bộ các thử nghiệm an toàn cho trẻ sơ sinh, còn võng cho trẻ em thì không được áp dụng những kiểm tra này vì thực tế không nên cho trẻ sơ sinh nằm võng. 

Những nguy hiểm khi cho trẻ nằm võngNhững nguy hiểm khi cho trẻ nằm võng

Cho trẻ sơ sinh nằm võng tiềm ẩn những nguy hiểm như sau:

  • Trẻ có thể lăn sang một bên và áp mặt vào võng dẫn tới không thở được.
  • Nằm trong cũi thì con sẽ nằm thẳng nhưng nằm võng thì lưng sẽ cong lên, đẩy cằm của bé về phía ngực khiến bé khó thở, điều này rất nguy hiểm vì nếu để lâu có thể gây tử vong.
  • Trẻ lớn hơn chút có thể lăn qua võng và rơi xuống đất bị thương.
  • Những sợi dây hay phụ kiện của võng sẽ khiến con mắc kẹt, nghẹt thở.

Nằm võng nhiều có hại không? Chắc chắn là có, không chỉ hại cho sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của em bé sau này.

Cho trẻ sơ sinh nằm võng cần lưu ý những gì?

Trẻ mấy tháng được nằm võng? Trong một số trường hợp bất khả kháng phải cho trẻ ngủ võng thì mẹ phải để con ít nhất được 3 tháng tuổi trở lên, nhưng lời khuyên tốt nhất vẫn là tập cho con quen với việc ngủ giường hoặc mặt phẳng an toàn để con có điều kiện đi vào giấc ngủ sâu, đi đến sự phát triển toàn diện.

Nếu cha mẹ cho con nằm võng thì hãy lưu ý cho trẻ sơ sinh nằm võng đúng cách để hạn chế tối đa những hiểm họa:

  • Đặt một tấm lót hoặc chiếu nhỏ ở võng rồi mới cho trẻ nằm lên để tránh cột sống cong vẹo, tạo tư thế thoải mái nhất khi ngủ.

Cho trẻ nằm võng đúng cách, chỉ đung đưa nhẹ nhàng hoặc để võng nằm yênCho trẻ nằm võng đúng cách, chỉ đung đưa nhẹ nhàng hoặc để võng nằm yên

  • Chỉ cho trẻ nằm võng trong thời gian ngắn và ở giấc ngủ ban ngày, không để trẻ ngủ quá lâu hoặc qua đêm trên võng.
  • Không đung đưa võng quá mạnh, đưa nhẹ nhàng và dừng lại khi trẻ đã vào giấc.
  • Tuyệt đối không cho trẻ dưới 3 tháng tuổi nằm võng.
  • Không để gối, chăn hay đồ chơi mềm, tua rua vào trong võng vì chúng có thể làm bé quá nóng, dễ nổi rôm sảy hoặc gây nghẹt thở.
  • Mẹ chọn vải của võng loại thoáng mát, dễ tháo và giặt để vệ sinh thường xuyên.
  • Đảm bảo bạn quan sát con mọi lúc.
  • Không để anh chị lớn trèo vào võng bé vì có thể gây mất thăng bằng, nguy hiểm cho bé. Đồng thời cũng không để anh chị lớn đưa võng vì các con chưa kiểm soát được lực đưa.
  • Nên có nôi nằm võng hay nôi tre nằm võng cho bé, tức là đặt chiếc nôi tre lên võng rồi cho con nằm vào nôi, như vậy sẽ tạo được mặt phẳng để tránh cong vẹo xương.

Nên cho trẻ ngủ ở đâu để được an toàn?

Các chuyên gia về nhi khoa khuyên rằng nơi ngủ an toàn nhất cho bé chính là để con nằm trên về mặt phẳng chắc chắn. Tốt nhất nên có cũi dành riêng cho bé. Chỉ cho bé ngủ chung với bố mẹ trong 6 tháng đầu đời sau đó để con ngủ tại cũi riêng của mình.

Mong rằng những thông tin mà bài viết chia sẻ trên đây sẽ góp thêm kiến thức chăm sóc con của ba mẹ để con phát triển toàn diện và sức khỏe lành mạnh. Mẹ không còn băn khoăn xem có nên cho trẻ nằm võng?

Trẻ ngủ ở giường hoặc bề mặt phẳng chắc chắn là an toàn nhấtTrẻ ngủ ở giường hoặc bề mặt phẳng chắc chắn là an toàn nhất

Trẻ sơ sinh cơ thể nhạy cảm, hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện nên con có bất kỳ sự bất thường nào hãy đưa đến Khoa nhi Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để các chuyên gia đầu ngành thăm khám và tư vấn. Để nhận tư vấn thêm hoặc đặt lịch khám bệnh, quý khách vui lòng liên hệ Hotline 19001806.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

12,059

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám