Bà bầu bị cúm A có gây nguy hiểm cho thai nhi không?

Võ Thu Thảo

22-03-2024

goole news
16

Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong thời kỳ mang thai. Khoảng thời gian này, mẹ bầu có khả năng sẽ phải đối mặt với các bệnh như tăng huyết áp, cúm (cúm A), tiểu đường,...trong đó, cúm A là bệnh lý đường hô hấp khá phổ biến. Nhiều mẹ bầu hoang mang khi không biết mắc cúm A có gây nguy hiểm không. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để có câu trả lời nhé.

Bệnh cúm A ở người

Cúm là một bệnh truyền nhiễm đường hô hấp, xảy ra ở phổ biến trong các quốc gia có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam. Virus cúm có khả năng tồn tại ngoài cơ thể trong thời gian dài, tạo điều kiện thuận lợi cho sự lây lan rộng rãi.

Trong số các biến thể của cúm, cúm A được coi là nguy hiểm hơn do sự biến đổi liên tục tạo ra nhiều chủng virus có khả năng gây bệnh khác nhau. Bệnh có thể lây nhiễm trực tiếp từ người sang người thông qua các hoạt động thông thường như nói chuyện, hắt hơi, hoặc gián tiếp qua việc tiếp xúc với đồ vật chứa virus. Ngoài ra, cúm A còn có thể chuyển từ động vật sang con người, làm tăng nguy cơ lây nhiễm..

Triệu chứng và các biểu hiện cúm A ở bà bầu

Cúm không chỉ gây ra những triệu chứng như nhiễm trùng họng, sưng, và ho, mà còn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng. Đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong những tháng đầu tiên, việc bảo vệ sức khỏe trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, vì cơ thể có nhiều biến đổi và dễ mắc bệnh truyền nhiễm. Bà bầu nhiễm cúm A có thể trải qua các triệu chứng như: 

  • Đau họng
  • Hắt hơi
  • Chảy nước mũ 
  • Đau mỏi toàn thân 
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi

Hắt hơi, ho,... là những triệu chứng thường gặp ở bà bầu bị cúm A.

Cúm A ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và thai nhi?

Mọi bệnh lý xuất hiện ở người mẹ đều ảnh hưởng đến thai nhi, và mức độ ảnh hưởng này phụ thuộc vào tình trạng nghiêm trọng của bệnh đó. Trong trường hợp mẹ mang thai mắc cúm, do sức đề kháng giảm sút và có nhiều loại thuốc không thích hợp, nhiều trường hợp bệnh có thể kéo dài hơn so với người không mang thai.

Tình trạng này trở nên nguy hiểm hơn khi mẹ bầu mắc cúm A. Như các biến thể khác của cúm, cúm A khi biến chứng có thể gây ra viêm phổi hoặc viêm phế quản. Điều đặc biệt đe dọa là bệnh có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi, bao gồm những tác động sau:

  • Ở dạng nhẹ, bệnh có thể làm cho người mẹ mệt mỏi, chán ăn, giảm khả năng cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi.

Cúm A có bị khiến mẹ bầu bị sốt, mệt mỏi, chóng mặt, … khi bệnh ở mức độ nhẹ.

  • Nếu mẹ bị sốt cao, virus có thể gây kích thích mạnh mẽ đến sự co bóp của tử cung, tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, hoặc sinh non.
  • Thai nhi có thể sinh ra nhẹ cân hoặc mắc suy dinh dưỡng bẩm sinh.

Đặc biệt nguy hiểm hơn nếu mẹ mắc bệnh trong những tháng đầu thai kỳ, có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh như bệnh tim, hở hàm ếch, hen suyễn, dị ứng. Bệnh cũng có thể tác động tiêu cực đến não bộ, tăng nguy cơ rối loạn tâm thần ở trẻ sơ sinh.

Những lưu ý khi chăm sóc bà bầu bị cúm A  

Đối với người mẫn cảm, khi mắc phải cúm A, quyết định cách xử lý phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Trong trường hợp nhẹ, việc tự cách ly và nghỉ ngơi tại nhà có thể đủ, kèm theo việc sử dụng thuốc giảm sốt hoặc thuốc ho để giảm nhẹ triệu chứng.

Tuy nhiên, với bà bầu mắc cúm A, cần đặc biệt cẩn trọng. Ngay khi có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ nào xuất hiện, việc đến cơ sở y tế để được kiểm tra và hướng dẫn cách điều trị là quan trọng. Dưới đây là những biện pháp cần thực hiện:

Không tự ý sử dụng thuốc 

Chỉ sử dụng thuốc khi được bác sĩ chỉ định, vì một số loại thuốc có thể gây hại hoặc dẫn đến dị tật cho thai nhi. Việc thăm bác sĩ là bước quan trọng để nhận hướng dẫn chi tiết.

Cách ly ở phòng riêng

  • Hạn chế sự lây nhiễm bằng cách cách ly tại phòng riêng.
  • Nếu không có phòng vệ sinh riêng, cần đeo khẩu trang khi ra khỏi phòng, tránh chạm vào vật dụng khác, và thường xuyên rửa tay.

Chú trọng đến dinh dưỡng

Đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi. Bổ sung thêm vitamin C từ trái cây như cam quýt có thể tăng cường đề kháng.


Chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều cần thiết trong quá trình chăm sóc bà bầu bị cúm A.

Sinh hoạt hợp lý

  • Tắm nước ấm giúp đào thải độc tố và cải thiện tuần hoàn máu.
  • Nghỉ ngơi đủ giấc, không căng thẳng và lo lắng, giữ cho tâm trạng thoải mái.

Lưu ý phòng bệnh cúm A cho bà bầu

  • Hạn chế tiếp xúc với người bệnh, khu vực có dịch, gia cầm tươi sống và nơi có đông người tập trung.
  • Duy trì chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và vận động để tăng cường sức khỏe.
  • Nếu có kế hoạch mang thai, nên tiêm phòng cúm để bảo vệ cả mẹ và thai nhi khỏi virus gây bệnh.
  • Điều trị sớm khi có triệu chứng nghi ngờ, bằng cách đi khám hoặc thực hiện xét nghiệm cúm A để được hướng dẫn đúng.

Khi có những dấu hiệu của cúm A trong thai kỳ, mẹ bầu nên đi khám và tiếp nhận điều trị từ bác sĩ để hạn chế những ảnh hưởng không tốt đến em bé cũng như chính bản thân. Tuy nhiên, theo lời khuyên của các chuyên gia, phụ nữ trong độ tuổi mang thai hoặc có ý định có con nên thực hiện tiêm phòng cúm trước khi có thai để bảo vệ sức khỏe của cả hai. 

Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp chị em giải đáp được câu hỏi “bà bầu bị cúm a phải làm sao”. Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ qua hotline 1900 1806 để được tư vấn từ chuyên gia Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.

681

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám