Tiêm phòng cúm A cho trẻ - Giải pháp “vàng” ngăn chặn bệnh tật

Dương Minh Ngọc

22-11-2022

goole news
16

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” là phương châm của các hoạt động tiêm chủng diễn ra định kỳ nhằm bảo vệ sức khỏe cho trẻ nhỏ trước sự diễn biến ngày một phức tạo của dịch bệnh. Việc tiêm phòng cúm A cho trẻ được đánh giá rất cao giúp tăng khả năng tự bảo vệ cơ thể non nớt của trẻ.

Bệnh cúm A có nguy hiểm không?

Hằng năm có khoảng 5% dân số toàn cầu bị mắc bệnh cúm (theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO). Bệnh đối với người lớn thường chỉ gây triệu chứng khá nhẹ và có thể tự khỏi sau 7-10 ngày. Tuy nhiên ở trẻ nhỏ, cúm A hoàn toàn có khả năng gây nên hàng loạt các biến chứng nghiêm trọng đến sức khỏe như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng máu, tổn thương hệ hô hấp,... thậm chí có thể dẫn tới tử vong. 

Bệnh cúm A có thể gây nên các biến chứng nghiêm trọng ở trẻ nhỏBệnh cúm A có thể gây nên các biến chứng nghiêm trọng ở trẻ nhỏ

Có nên tiêm phòng cúm A cho trẻ hàng năm?

Theo lịch tiêm chủng ngừa cúm, trẻ sau khi được tiêm mũi 1 (và 2 tùy loại và độ tuổi) sẽ được khuyến cáo tiêm phòng nhắc lại hằng năm bởi:

  • Trẻ có sức đề kháng yếu và dễ gặp phải biến chứng nặng.
  • Có nhiều loại virus và chủng cúm gây bệnh có khả năng thay đổi tính kháng nguyên qua thời gian, do đó việc kích thích cơ thể tạo ra kháng thể định kỳ là cách tốt nhất để hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả, có khả năng chống lại sự biến đổi của virus cúm.
  • Kháng thể tạo ra từ vắc xin suy yếu dần nên việc tiêm nhắc lại sẽ củng cố hàng rào bảo vệ cơ thể.
  • Vắc xin được nghiên cứu và cập nhật thành phần theo từng năm để phù hợp với các chủng cúm lưu hành trong thời điểm hiện tại. Vì vậy, tiêm đúng thời điểm được khuyến cáo sẽ giúp hệ thống miễn dịch tạo kháng thể phù hợp, đủ sức mạnh để chống lại virus cúm gây bệnh.

Tiêm phòng cúm A nhắc lại hằng năm là cách phòng bệnh tốt nhất cho con trẻTiêm phòng cúm A nhắc lại hằng năm là cách phòng bệnh tốt nhất cho con trẻ

Các loại vắc xin phòng cúm A

Hiện nay tại Việt Nam có các 2 loại vắc xin cúm đang được Bộ Y tế cấp phép cho lưu hành tiêm cho trẻ nhỏ, gồm có:

Vắc xin Vaxigrip Tetra (xuất xứ: Pháp)

Đây là loại vắc xin có khả năng phòng ngừa 4 chủng cúm gồm 2 chủng cúm A là H1N1, H3N2 và 2 chúng cúm B là Yamagata, Victoria. Vắc xin chỉ định cho trẻ trên 6 tháng tuổi và người trưởng thành.

Lịch tiêm cúm A cho trẻ với vắc xin Vaxigrip Tetra như sau:

  • Trẻ 6 tháng đến dưới 9 tuổi chưa từng được tiêm vắc xin cúm sẽ tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất là 1 tháng, sau đó hàng năm sẽ tiêm 1 mũi nhắc lại.
  • Trẻ dưới 9 tuổi đã được tiêm phòng, trẻ trên 9 tuổi và người lớn sẽ tiêm 1 mũi và hàng năm sẽ tiêm 1 mũi nhắc lại.

Vắc xin Influvac Tetra (xuất xứ Hà Lan)

Đây là vắc xin tứ giá được phân lập từ các chủng cúm A và B khuyến cáo dùng cho trẻ trên 6 tháng tuổi và người lớn. Vắc xin Influvac Tetra có phác đồ tiêm như sau:

  • Trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tuổi chưa từng được tiêm phòng cúm A cho trẻ tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 4 tuần, hằng năm sẽ tiêm nhắc lại 1 mũi.
  • Trẻ trên 9 tuổi và người lớn: Tiêm 1 mũi duy nhất, hằng năm tiêm nhắc lại 1 mũi.

Vaxigrip Tetra là 1 trong 2 loại vắc xin được Bộ Y tế cấp phép ở nước taVaxigrip Tetra là 1 trong 2 loại vắc xin được Bộ Y tế cấp phép ở nước ta

Nhóm đối tượng nên tiêm phòng cúm A

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, tất cả trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi cần được tiêm phòng cúm hàng năm bởi không có phương pháp nào phòng ngừa bệnh bằng tiêm chủng. Các trẻ thuộc nhóm đối tượng sau đây cần hết sức chú trọng tới việc tiêm vắc xin cúm A cho trẻ đúng thời điểm:

  • Trẻ bị phổi mạn tính (hen suyễn, loạn sản phế quản phổi, xơ nang,..)
  • Trẻ bị rối loạn tim.
  • Mắc các bệnh như ung thư, HIV hoặc đang trong thời gian điều trị ức chế miễn dịch.
  • Trẻ bị các bệnh rối loạn trao đổi chất, ví dụ tiểu đường.
  • Trẻ mắc chứng rối loạn thần kinh mạn tính, rối loạn hemoglobin hay thiếu máu mạn tính.
  • Trẻ bị béo phì.
  • Trẻ sống chung với người bị biến chứng do cúm.
  • Trẻ phải sử dụng axit acetylsalicylic (aspirin hoặc ASA) hàng ngày.

Ngoài ra, bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cũng khuyên rằng, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú nên tiêm ngừa cúm A để truyền kháng thể cho con. Người chăm sóc trẻ cũng nên tiêm chủng để phòng ngừa khả năng mắc bệnh và truyền cho trẻ.

Nên cho trẻ tiêm phòng cúm A mũi đầu tiên trên 6 tháng tuổiNên cho trẻ tiêm phòng cúm A mũi đầu tiên trên 6 tháng tuổi

Những trường hợp trẻ không nên tiêm phòng cúm A

Việc tiêm vắc xin cúm là cần thiết với trẻ, tuy nhiên nếu trẻ thuộc những đối tượng sau đây sẽ KHÔNG được khuyến cáo tiêm phòng cúm A:

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi.
  • Trẻ từng có những phản ứng nghiêm trọng khi tiêm vắc xin cúm.
  • Trẻ bị dị ứng với trứng (bởi một số vắc xin cúm được nuôi trong trứng gà có khả năng chứa đặc tính của protein trứng).

Nên tiêm phòng cúm A cho trẻ vào thời điểm nào?

Cúm A nói riêng và cúm nói chung đều có thể gây bệnh vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên tại Việt Nam, bệnh thường đạt đỉnh vào khoảng tháng 3 và tháng 10.

Với thắc mắc nên tiêm cúm A cho trẻ khi nào, để chủ động phòng ngừa, cha mẹ nên cho trẻ tiêm đúng lịch và tốt nhất là vào thời điểm trước khi bước vào mùa cao điểm từ 2-4 tuần đủ điều kiện tạo ra kháng thể chống lại sự lây nhiễm virus.

Chủ động phòng ngừa trước mùa dịch bằng cách tiêm vắc xin cúm A cho trẻ từ tháng 9 đến tháng 2 năm sauChủ động phòng ngừa trước mùa dịch bằng cách tiêm vắc xin cúm A cho trẻ từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau

Những thắc mắc liên quan đến việc tiêm phòng cúm A cho trẻ

Để cha mẹ hiểu rõ hơn về việc tiêm phòng cúm cho trẻ, dưới đây là những giải đáp liên quan đến một số thắc mắc liên quan:

Vắc xin phòng cúm A cho trẻ có thay đổi theo từng năm không?

Do sự thay đổi của virus cúm diễn ra thường xuyên và không theo quy luật nên các hãng vắc xin thường sẽ liên tục nghiên cứu các chủng virus đang lưu hành, từ đó đưa ra phán đoán về dòng virus có khả năng lan rộng trong thời gian tiếp theo. Cũng chính vì điều này mà vắc xin sẽ có sự cập nhật hàng năm và thông thường cứ 6 tháng trước mùa cúm, vắc xin sẽ thay đổi một lần. Cha mẹ nên lưu ý thông tin này để cho trẻ tiêm phòng cúm A cho trẻ đúng lịch vào mỗi năm để tăng cường hiệu quả bảo vệ.

Có nên dùng vắc xin phòng cúm A dạng xịt cho trẻ không?

Hiện nay có nhiều loại vắc xin dạng xịt được nghiên cứu và ứng dụng thực tế. Tuy nhiên với trẻ nhỏ, các chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng loại vắc xin này vì mặc dù có tính tiện lợi nhưng hiệu quả không thực sự như mong đợi. Một số nghiên cứu cho kết quả rằng loại vắc xin dạng xịt vẫn có hiệu quả trên trẻ 2 tuổi trở lên, thế nhưng trong 3 năm liên tiếp, loại vắc xin này không có khả năng bảo vệ toàn bộ trẻ em, do vậy tốt nhất cha mẹ nên cho trẻ tiêm chủng thông thường.

Nên tiêm chủng vắc xin theo cách thông thường để tăng hiệu quả phòng ngừa bệnhNên tiêm chủng vắc xin theo cách thông thường để tăng hiệu quả phòng ngừa bệnh

Các phản ứng phụ sau khi tiêm phòng cúm A cho trẻ có thể xảy ra?

Sau khi tiêm phòng vắc xin, thông thường biểu hiện hay gặp nhất đó là đau tại chỗ tiêm. Ngoài ra các tình trạng như mệt mỏi, sốt nhẹ có thể kéo dài sau 2 ngày kể từ khi tiêm chủng. Nếu trẻ gặp phải các phản ứng mạnh hơn (ví dụ dị ứng), cha mẹ hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để có biện pháp xử lý kịp thời.

Tiêm phòng cúm A cho trẻ là giải pháp bảo vệ sức khỏe thiết thực nhất trước mùa cúm định kỳ hằng năm. Cha mẹ hãy đưa trẻ tới Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được tư vấn các gói tiêm chủng phù hợp với mức chi phí tối ưu nhất.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,737

Bài viết hữu ích?

Chủ đề Cúm

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

BS.CKII

TRẦN KINH TRANG

Giám đốc Trung tâm sàng lọc Tim mạch và các bệnh bẩm sinh

BS.CKII

TRẦN KINH TRANG

Giám đốc Trung tâm sàng lọc Tim mạch và các bệnh bẩm sinh
19001806 Đặt lịch khám