Cúm A uống thuốc gì để nhanh khỏi? Các loại thuốc đặc trị cúm A

Phương Loan

15-04-2024

goole news
16

Cúm A là loại bệnh truyền nhiễm do virus gây ra ở người, khiến sức khỏe bệnh nhân suy kiệt, ảnh hưởng đến hoạt động đời sống thường nhật. Vậy cúm A uống thuốc gì để nhanh khỏi, không gặp biến chứng nguy hiểm, tất cả sẽ được Bệnh viện Đa khoa Phương Đông giải đáp trong bài viết này.

Hiểu về cúm A

Cúm A là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, bệnh có thể xảy ra quanh năm nhưng phổ biến nhất vào thời điểm giao mùa. Cúm A có nhiều chủng gây bệnh như H1N1, H3N2, H5N1, H7N9, trong đó H5N1 và H7N9 là chủng virus gia cầm có thể lây lan sang người, trở thành dịch.

Cúm A là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra

(Cúm A là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra)

Các chủng virus cúm A có thể tồn tại trong môi trường bên ngoài trong thời gian dài. Ở những vị trí mặt bàn, tay nắm cửa, ghế hay tủ, chúng có thể sống tới 48 giờ. Còn trong quần áo là 12 giờ, lòng bàn tay là 5 phút nên con người rất dễ bị phơi nhiễm.

Khi bị nhiễm cúm A, cơ thể thường đào thải virus 1 - 2 ngày trước khi chính thức khởi phát bệnh. Nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể khỏi hoàn toàn trong 7 - 10 ngày và ngược lại.

Cúm A có nguy hiểm không?

Như đã chia sẻ, virus gây bệnh cúm A có khả năng tồn tại lâu ở môi trường bên ngoài, đồ vật gia đình, quần áo hoặc chính trên bàn tay người bệnh. Bởi vậy, bệnh có khả năng lây nhiễm mạnh, tỷ lệ cảm nhiễm có thể lên tới 90% ở mọi đối tượng.

Không những vậy, bệnh có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như viêm phổi nặng, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm nhiễm đường tiết niệu, phù não, tổn thương gan. Bởi vậy, việc tìm hiểu cúm A uống thuốc gì rất quan trọng, giúp bệnh tình nhanh chóng hồi phục và ngăn chặn các vấn đề nguy hiểm.

Triệu chứng của cúm A

Cúm A thường bị nhầm lẫn với cảm cúm thông thường, nhận biết chính xác thông qua những triệu chứng điển hình như:

Những triệu chứng điển hình của cúm A

(Những triệu chứng điển hình của cúm A)

  • Sốt đi kèm với nhức đầu, đau nhức toàn thân.
  • Mất nước, rối loạn điện giải, mệt lả, li bì, thậm chí co giật.
  • Viêm họng, ho, hắt hơi, chảy mũi.
  • Tức ngực, ho khan, khó chịu.

Riêng với trẻ nhỏ dưới 24 tháng có thể gặp tình trạng sốt cao trên 38 độ, hoặc đạt ngưỡng 40 độ kèm co giật, nôn trớ, bỏ bú, bỏ ăn, gan bàn chân và gan bàn tay lạnh, thở gấp và li bì. Cha mẹ cần theo dõi sát sao, kiểm soát chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt của trẻ, nếu có dấu hiệu bất thường cần đưa đến cơ sở y tế.

Cúm A uống thuốc gì nhanh khỏi?

Cúm A uống thuốc gì? Khi đã được chia sẻ sơ lược về khái niệm, mức độ nguy hiểm và triệu chứng của bệnh, gia đình cần biết về cách điều trị sao cho phù hợp, không gây biến chứng. Mỗi thể bệnh sẽ có phương án điều trị khác nhau, cụ thể như sau:

Cúm A dương tính yếu thì uống thuốc gì?

Một số người nhiễm cúm A nhưng mức độ nhẹ có thể được hướng dẫn điều trị tại nhà, dùng một số loại thuốc không kê đơn hoặc dung dịch điện giải. Theo đó:

Điều trị cúm A bằng thuốc tại nhà

(Điều trị cúm A bằng thuốc tại nhà)

  • Khi sốt cao trên 38.5 độ hoặc trên 38 độ kèm tiền sử co giật, dùng thuốc hạ sốt nhưng cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng, thời gian và liều lượng giữa các lần uống thuốc.
  • Tình trạng kho khan nhiều, kéo dài có thể uống thuốc giảm ho.
  • Trường hợp ho ra đờm, nhầy trong cổ họng sử dụng loại thuốc làm loãng đờm, long đờm.
  • Bù nước, bù điện giải bằng cách uống Oresol.
  • Sử dụng xịt mũi để làm sạch dịch nhầy, thông thoáng đường thở.
  • Với trẻ em bị ngạt mũi, cha mẹ có thể sử dụng thuốc nhỏ mũi để làm thông mũi cho trẻ.

Ngoài thuốc trị cúm A nêu trên, người bệnh cũng cần dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, không nên cố đi học hay đi làm vì có thể làm cơ thể và tinh thần bị suy nhược. Ưu tiên mặc quần áo thoải mái, tránh quá dày khiến cơ thể không thể tỏa nhiệt, đồng thời giữ vệ sinh cá nhân bằng cách tắm rửa, súc miệng và rửa tay thường xuyên.

Cúm A uống thuốc gì khi bị thể nặng?

Khi dương tính nặng với cúm A thì uống thuốc gì để nhanh khỏi, ngăn chặn biến chứng là thắc mắc của nhiều người. Với trường hợp này, gia đình không nên tự ý điều trị tại nhà, cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc y tế chuyên môn.

Một số loại thuốc mà bác sĩ có thể chỉ định sử dụng như:

Cúm A uống thuốc gì?

Công dụng

Thuốc hạ sốt

Sốt là triệu chứng cơ bản của cúm A, đây là phản ứng thông thường của cơ thể nhằm chống lại sự xâm nhập của virus. Một số loại thuốc người bệnh có thể sử dụng như Paracetamol, Ibuprofen, Naproxen.

*Lưu ý: Không sử dụng thuốc hạ sốt Aspirin vì có thể gây tác dụng phụ cho não và gan (hội chứng Reye). Đặc biệt nguy hiểm với trẻ dưới 19 tuổi.

Thuốc xịt mũi

Các loại thuốc xịt mũi hoặc nhỏ mũi có khả năng làm sạch dịch nhầy ở mũi, giúp mũi thông thoáng và dễ thở hơn. Loại thuốc này có thể sử dụng nhiều lần trong ngày, an toàn với cả trẻ nhỏ.

Thuốc kháng virus

Trường hợp bị cúm A lâu ngày, nguy cơ biến chứng cao có thể được chỉ định sử dụng thuốc kháng virus. Chỉ sử dụng khi có đơn kê và giám sát tại cơ sở y tế chuyên môn, không tự ý sử dụng.

Viên ngậm ho

Ho khan, ho liên tục, kéo dài, đặc biệt diễn ra về đêm thì người bệnh có thể sử dụng viên ngậm ho để xoa dịu cơn đau họng, rát cổ, giảm dần các cơn ho.

Vậy để trả lời cúm A uống thuốc gì, cần dựa vào sức khỏe và mức độ phát triển của bệnh. Bạn cũng lưu ý, các loại thuốc nêu trên chỉ nhằm làm giảm triệu chứng, không có tính đặc trị hoàn toàn nên khi sử dụng cần hết sức lưu ý, nên tham vấn y tế chuyên môn.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Cúm A có thể khỏi hoàn toàn nhờ sử dụng thuốc, chế độ chăm sóc và khả năng theo dõi sát sao. Tuy nhiên, nếu bệnh tình sau khoảng 1 tuần không có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí trở nặng thì cần sớm đến cơ sở y tế để được thực hiện các xét nghiệm, tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Khi nào cúm A cần gặp bác sĩ?

(Khi nào cúm A cần gặp bác sĩ?)

Sau đây là một số triệu chứng cho biết người bệnh cúm A cần gặp bác sĩ:

  • Sốt cao trên 39 độ, không đáp ứng với thuốc hạ sốt.
  • Mệt mỏi, li bì và chân tay lạnh.
  • Sốt đi kèm với co giật.
  • Thở gấp, khó thở.

Đây là những biểu hiện điển hình khi bệnh tình diễn tiến nặng, gia đình không nên tiếp tục cho người bệnh uống thuốc tại nhà. Hãy nhanh chóng di chuyển đến cơ sở y tế uy tín, có chuyên môn để nhận phương án điều trị kịp thời.

Phòng tránh lây nhiễm cúm A

Nếu không muốn phải tìm hiểu cúm A uống thuốc gì, mỗi cá nhân cần chung tay phòng tránh lây nhiễm virus bằng những cách:

  • Luôn giữ vệ sinh cá nhân, khi hắt hơi dùng khuỷu tay che miệng tránh virus lây lan thông qua giọt bắn.
  • Đều đặn rửa tay với xà phòng và nước sạch, đặc biệt sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn uống hoặc tiếp xúc với đồ vật nơi công cộng.
  • Vệ sinh mũi, họng hàng ngày với nước muối sinh lý.
  • Ăn uống đủ chất để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Tuân thủ hướng dẫn tiêm phòng vaccine cúm mùa, xây dựng hàng rào bảo vệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Hạn chế, tránh tiếp xúc với người bệnh hoặc có dấu hiệu nghi ngờ cúm A.

Kết lại, vấn đề cúm A uống thuốc gì cần căn cứ vào bệnh tình lâm sàng hoặc xét nghiệm cận lâm sàng. Tuy nhiên, nhìn chung người bệnh thường được hướng dẫn sử dụng các loại thuốc hạ sốt, xịt mũi, giảm đau, trường hợp nặng hơn có thể dùng thêm thuốc kháng virus.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

34

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

TTUT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

TTUT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
19001806 Đặt lịch khám