Dịch cúm A diễn biến nguy hiểm: Biện pháp phòng tránh và điều trị

Nguyễn Thị Vân Anh

28-07-2022

goole news
16

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt với đối tượng là trẻ em. Việc nâng cao ý thức phòng tránh và trang bị kiến thức xử trí về căn bệnh là hết sức cần thiết. Bài viết sau sẽ cung cấp những thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cảnh báo những vấn đề sức khỏe nguy hiểm liên quan tới bệnh lý này. 

Cúm A là gì và nguyên nhân gây bệnh 

Cúm A là căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính lưu hành khi thời tiết chuyển mùa, do các chủng virus cúm như A/H1N1, A/H3N2, A/H5N1, A/H7N9 gây nên.

Trong đó, A/H5N1 và A/H7N9 là những chủng virus cúm thường lưu hành ở gia cầm, có khả năng lây nhiễm và tạo thành dịch. 

Bệnh cúm A xuất hiện do sự xâm nhập và nhân lên của virus Influenza vào tế bào biểu mô đường hô hấp. Bệnh thường bùng phát khi thay đổi thời tiết hoặc trời trở lạnh. Dễ bị nhầm lẫn với bệnh cảm do những triệu chứng tương tự. Tuy nhiên bệnh diễn tiến nhanh, có chủng độc lực cao, tiềm ẩn cao nguy cơ gây đại dịch. Do đó cần được theo dõi chặt chẽ. 

Thông tin chi tiết về các chủng cúm A

Virus cúm A liên tục thay đổi và có khả năng gây ra đại dịch lớn. Hiện có rất nhiều chủng virus cúm A đang lưu hành trên toàn cầu. Trong đó phổ biến nhất là chủng A/H1N1, A/H5N1, A/H3N2, A/H7N9.

Cúm H1N1

Cúm A/H1N1 là được ghi nhận vào năm 2009 bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Ban đầu, cúm H1N1 có tên gọi là “cúm lợn”. Vì các nhà khoa học cho rằng chủng này có nguồn gốc từ lợn. Cúm H1N1 với tốc độ lây lan nhanh, dễ bùng phát thành các đợt dịch và đại dịch.

Tuy không nguy hiểm như cúm H5N1 hay A/H7N9. Nhưng H1N1 có khả năng viêm phổi nặng, suy đa tạng, gây bội nhiễm hoặc thậm chí là tử vong ở một số người mắc bệnh mãn tính. Mỗi năm, trên thế giới ghi nhận từ 250.000 - 500.000 trường hợp tử vong do cúm.

Virus cúm H1N1 ây lan qua giọt bắn giữa người với người

Virus cúm H1N1 ây lan qua giọt bắn giữa người với người

Cúm H5N1

Vào năm 1997, sự bùng phát của virus cúm H5N1 đã gây chết hàng chục triệu gia cầm. Từ 2003 – 6/2008 đã có 243 người tử vong do cúm gia cầm trong tổng số 385 ca nhiễm tại 15 quốc gia, chủ yếu là các nước Châu Á. Indonesia được ghi nhận là quốc gia có nhiều ca tử vong do cúm H5N1 nhất. Với 110 người chết trong 135 số ca nhiễm.

Tại Việt nam, kể từ khi bệnh xuất hiện vào cuối năm 2003 đến tháng 9/2008; đã có 106 trường hợp được ghi nhận nhiễm cúm H5N1 trong đó 52 ca tử vong. 

Cúm H3N2

H3N2 gồm 2 gen từ virus cúm là: N2 neuraminidase và hemagglutinin H3 có thể lây nhiễm cho chim, động vật có vú và người. H3N2 lưu hành theo mùa trên toàn thế giới dưới dạng virus cúm.

Trong những năm đại dịch virus cúm H3N2, nhiều trường hợp nhập viện và thậm chí là tử vong. Những ca bệnh nặng xảy ra chủ yếu từ 65 tuổi trở lên.

Cúm H7N9

Lần đầu tiên xuất hiện vào tháng 3/2013 các trường hợp nhiễm virus cúm H7N9 được phát hiện tại Trung Quốc và nhanh chóng bùng phát mạnh thành những trận đại dịch. Đây là loại virus có khả năng lây truyền sang người và độc tính rất cao. Ở người, cúm H7N9 có khả năng nhân lên trong tiêu hóa, sinh sản, các cơ quan hô hấp, tiết niệu; tồn tại trong dịch tiết của cơ thể như nước bọt, nước mũi, nước mắt, phân,…

Hầu hết những người nhiễm virus cúm H7N9 đến nay, đều được ghi nhận mắc viêm phổi. Đối với những trường hợp nặng, không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Có rất ít trường hợp nhiễm virus cúm H7N9 có triệu chứng giống cúm tự hồi phục mà không cần sự can thiệp của các biện pháp y tế.

Dịch cúm A khác gì so với cúm B,C,D?

Khác với bệnh cúm do virus loại A gây ra. Cúm B lây qua đường hô hấp, lành tính gây ra cảm cúm thông thường ở người. Người mắc bệnh có các triệu chứng như sốt cao, đột ngột, ho, sưng, đau họng, viêm đường hô hấp trên. Ít khi xuất hiện các triệu chứng của viêm đường hô hấp dưới như viêm phế quản, viêm phổi. 

Thời gian ủ bệnh từ 1 - 3 ngày và diễn biến bệnh khoảng 3 - 5 ngày. Đối tượng nhiễm bệnh rộng, có thể là tất cả mọi người; đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi, người lớn tuổi, người bị suy giảm miễn dịch hay những người mắc bệnh mạn tính khác. Loại virus cúm B không gây ra đại dịch. Đa phần người mắc có thể tự khỏi sau vài ngày nghỉ ngơi. 

Cúm mùa hiện vẫn là mối đe dọa toàn cầu

Cúm mùa hiện vẫn là mối đe dọa toàn cầu

Cúm C gây ra bởi virus loại C, thường ít gặp. Gây bệnh nhẹ hơn các trường hợp do virus nhóm A, B. Các triệu chứng lâm sàng của bệnh không điển hình và chúng cũng không gây dịch.

Các trường hợp nhiễm virus cúm D rất hiếm so với các loại còn lại. Virus cúm D chủ yếu ảnh hưởng đến gia súc. Trong 4 loại, cúm A là loại nguy hiểm nhất, phổ biến và rất dễ lây lan.

Nhóm đối tượng dễ mắc cúm A

Bất kỳ ai cũng có thể lây nhiễm virus cúm khi thay đổi thời tiết hoặc vào mùa. Vậy nên, việc tìm hiểu cúm A là gì và biện pháp phòng tránh như thế nào là điều vô cùng cần thiết. Trên thực tế, có nhiều đối tượng dễ bị lây nhiễm loại virus này hơn. Đó là: 

  • Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi bởi sức đề kháng của trẻ chưa hoàn thiện.
  • Người lớn tuổi, trên 65 tuổi sức đề kháng kém.
  • Phụ nữ đang mang thai.
  • Bệnh nhân bị suy giảm hệ miễn dịch.
  • Người thừa cân, béo phì.
  • Người có khả năng đề kháng kém, bệnh lý mãn tính; dễ nhiễm bệnh như: ung thư, người bị HIV/AIDS, phổi mãn tính, bệnh hen, tim mạch,...

Triệu chứng thường gặp 

Triệu chứng của cúm A ban đầu giống như cảm lạnh thông thường với những triệu chứng như: nghẹt mũi, chảy nước mũi, nhức mỏi cơ thể, hắt xì, ớn lạnh, mệt mỏi,... Kèm theo đó là các dấu hiệu khác như viêm họng, sốt, đau đầu, mệt mỏi nhiều hơn.

Triệu chứng phổ biến ở người bị cúm là hắt hơi, xổ mùi, ớn lạnh…

Triệu chứng phổ biến ở người bị cúm là hắt hơi, xổ mùi, ớn lạnh…

Nặng hơn là những biến chứng có thể xảy ra nếu không được điều trị kịp thời. Với những triệu chứng nghiêm trọng như: Tiêu chảy, viêm tai, đau tức ngực, đau bụng, triệu chứng hen suyễn, viêm phế quản, viêm phổi, tim mạch,... Với đối tượng là trẻ nhỏ, người già, triệu chứng có thể tiến triển nhanh và nặng hơn. 

Cảnh báo biến chứng nguy hiểm của cúm A

Tùy theo đối tượng mắc, bệnh lý sẽ có triệu chứng khác nhau từ nhẹ đến nặng. Biểu hiện phổ biến của cúm bao gồm: Nghẹt mũi, ho, mệt mỏi, đau đầu, đau họng; nhức mỏi cơ thể, nôn hoặc tiêu chảy, ớn lạnh, sốt, thường gặp ở trẻ em.

Một số người gặp các dấu hiệu nghiêm trọng như: Khó thở, tức ngực, đau nhiều, sốt cao, yếu nhiều, co giật, chóng mặt…

Đa phần người mắc có thể tự khỏi sau khi được nghỉ ngơi. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, những đối tượng như trẻ em, người già, người có hệ miễn dịch yếu; khi mắc bệnh cúm sẽ dễ dàng mắc thêm các bệnh khác. Hoặc gặp biến chứng bệnh nặng, gây nguy hiểm tính mạng.

Biến chứng nặng nhất của bệnh này chính là suy hô hấp, thở gấp. Với triệu chứng khó thở, khạc ra đờm đặc ra máu… thiếu oxi dẫn đến viêm phổi cấp tính. Có thể tử vong nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.

Chẩn đoán cúm như thế nào?

Trong chẩn đoán bước đầu bác sĩ sẽ tìm hiểu và xem xét các triệu chứng nếu có. Ngoài ra có một số xét nghiệm nhằm phát hiện vi rút cúm A trong bệnh phẩm hô hấp như: 

RT-PCR

Xét nghiện RT-PCR là phương pháp có đặc trưng nhất và độ đặc hiệu cao để kiểm tra và phân loại virus cúm. Cho ra kết quả trong vòng 4-6 giờ.

Miễn dịch huỳnh quang

Phương pháp có độ nhạy và đặc hiệu thấp hơn RT-PCR. Tuy nhiên cho ra kết quả chỉ sau vài giờ nhận mẫu bệnh phẩm.

Xét nghiệm nhanh RIDTs

Phương pháp trả kết quả sau 10-15 phút. Nhưng không chính xác như các loại xét nghiệm cúm khác. Do đó mặc dù kết quả xét nghiệm là âm tính vẫn có thể bị cúm. Hiệu suất của xét nghiệm phụ thuộc nhiều vào độ tuổi người bệnh, loại bệnh phẩm, thời gian mắc bệnh và chủng virus cúm. Xét nghiệm nhanh đặc hiệu và độ nhạy thấp nên cần kết hợp với những phương pháp xét nghiệm chẩn đoán khác khi kết quả xét nghiệm nhanh âm tính.

Biện pháp xét nghiệm nhanh RIDTs trả kết quả nhanh tuy nhiên độ chính xác không cao 

Biện pháp xét nghiệm nhanh RIDTs trả kết quả nhanh tuy nhiên độ chính xác không cao 

Phân lập virus

Tuy không phải là xét nghiệm sàng lọc. Nhưng trong thời gian đang mắc bệnh nên thực hiện trên mẫu bệnh phẩm thu thập từ những người nghi ngờ. Đặc biệt là những đối tượng có yếu tố dịch tễ.

Xét nghiệm huyết thanh

Phương pháp xét nghiệm cho kết quả nhanh. Nhưng độ đặc hiệu và độ nhạy không cao. 

Tùy thuộc vào loại chẩn đoán, thời gian thu thập và chất lượng bệnh phẩm,… cũng như dạng vi rút đang hoạt động mà bạn có thể nhiễm cúm. Mặc dù kết quả xét nghiệm là âm tính – tình huống này được gọi là xét nghiệm âm tính giả. Do đó, để kết quả được chính xác cần dựa vào triệu chứng và đánh giá lâm sàng từ bác sĩ.

Trong tình hình dịch bệnh hiện tại, người bệnh cúm có thể cần xét nghiệm thêm COVID-19 để loại trừ khả năng nhiễm COVID-19 và cúm cùng một lúc.

*Tìm hiểu thêm: Giải đáp thắc mắc: Bị cảm cúm test nhanh có dương tính không?

Biện pháp điều trị bệnh cúm hiệu quả là gì?

Hiện tại để điều trị cúm A, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc kháng virus, thuốc giảm đau kết hợp với việc nghỉ ngơi phù hợp.

Nghỉ ngơi

Thông thường bệnh có thể tự khỏi sau thời gian ngắn khi người bệnh dành thời gian chăm sóc sức khỏe, nghỉ ngơi và uống nhiều nước để cơ thể dần chống lại sự nhiễm trùng. Trong thời gian điều trị, không nên hút thuốc lá hoặc uống rượu cũng nên hạn chế trà, cà phê, các đồ uống có gas, chất kích thích,… tránh làm cơ thể thêm mệt mỏi.

Về chế độ dinh dưỡng, người bệnh nên bổ sung các loại trái cây và rau có màu đỏ, vàng và xanh đậm để hỗ trợ hồi phục và nâng cao hệ miễn dịch nhanh chóng.

Dùng thuốc giảm đau

Về sử dụng thuốc điều trị, trẻ em và thanh thiếu niên đang hồi phục sau những triệu chứng gần giống cúm không nên dùng thuốc chứa aspirin để phòng ngừa nguy cơ gan thoái hóa mỡ. Hoặc mắc hội chứng Reye sau khi nhiễm vi rút cấp tính.

Người bệnh cúm có thể sử dụng các loại thuốc nhỏ, thuốc xịt hoặc thuốc trị cảm không kê đơn. Để giảm bớt một số triệu chứng cúm khó chịu như sổ mũi, ho, nhức đầu,…

Dùng thuốc kháng vi rút

Với người có nguy cơ biến chứng cao, sử dụng thuốc kháng virus là phương pháp điều trị cúm cần thiết. Dùng thuốc kịp thời, đúng cách giúp rút ngắn thời gian nhiễm bệnh và giảm các triệu chứng. Đây cũng là cách ngăn ngừa các biến chứng cúm tiến triển nặng – nhất là ở người bị suy giảm hệ thống miễn dịch hoặc người lớn tuổi.

Hiện có 3 loại thuốc kháng vi rút được khuyên dùng trong điều trị bao gồm: Zanamivir (Relenza®), peramivir (Rapivab®) và oseltamivir (Tamiflu®). Các thuốc này dựa theo nguyên tắc hoạt động làm gián đoạn chức năng men neuraminidase trên bề mặt virus và ngăn chặn sự giải phóng các phần tử virus từ các tế bào vật chủ bị nhiễm bệnh.

Phương pháp phòng tránh cúm A cho trẻ và người lớn

Bệnh cúm có thể dễ dàng lây lan qua đường hô hấp và tạo thành dịch. Do đó việc tìm hiểu và nắm chắc những biện pháp phòng ngừa bệnh cúm là vô cùng quan trọng. Để chủ động phòng chống bệnh lý, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung dưới đây:

Tiêm ngừa cúm mỗi năm

Cách tốt nhất để phòng ngừa cúm là thực hiện tiêm ngừa cúm hằng năm. Do virus cúm liên tục biến đổi nên mỗi năm đều có loại vaccine chủng ngừa mới được sản xuất dựa theo nghiên cứu từ các nhà khoa học. Chỉ cần tiêm nhắc mỗi năm 1 mũi cũng giúp bạn phòng ngừa cúm hiệu quả. Theo Cục Y tế Dự phòng – Bộ Y tế, vaccine có tỷ lệ bảo vệ cao lên tới 90%. Ở người lớn tuổi, tiêm vaccine cúm giúp giảm tới 60% tỷ lệ mắc bệnh, 70 đến 80% tỷ lệ tử vong từ các vấn đề có liên quan tới bệnh cúm. 

Tiêm vaccine đầy đủ, đúng lịch là biện pháp phòng tránh cúm an toàn nhất

Tiêm vaccine đầy đủ, đúng lịch là biện pháp phòng tránh cúm an toàn nhất

*Tìm hiểu thêm: Tiêm phòng cúm bao nhiêu tiền tại cơ sở y tế uy tín?

Hình thành thói quen sinh hoạt, tập luyện lành mạnh

Xây dựng và duy trì các thói quen sinh hoạt dưới đây. Sẽ giúp bạn giảm thiểu đáng kể nguy cơ lây nhiễm cúm nói riêng và cúm A nói chung.

  • Rửa tay thường xuyên: Hạn chế đưa tay trực tiếp lên mắt, mũi, miệng. Giữ gìn vệ sinh tay sạch sẽ bằng cách thường xuyên rửa tay với nước ấm và xà phòng trong 30s hoặc sử dụng nước rửa tay khô.
  • Hạn chế tiếp xúc: Không nên làm việc, sinh hoạt, học tập chung. Hoặc tiếp xúc gần với người nghi mắc bệnh cúm mà không có các biện pháp bảo hộ như đeo khẩu trang. Khi nhận thấy bản thân có các dấu hiệu bệnh cũng cần ý thức tự cách ly để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và mọi người xung quanh.
  • Dọn dẹp vệ sinh: Thường xuyên lau, khử khuẩn bề mặt các vật dụng trong nhà, nơi làm việc, công cộng có khả năng cầm nắm nhiều như điện thoại, tay nắm cửa, mặt bàn,… cũng là cách giúp giảm nguy cơ lây truyền bệnh.
  • Tập thể dục đều đặn: Người có thói quen thể dục thể thao, vận động hằng ngày thường ít khả năng nhiễm bệnh. Triệu chứng nhẹ hơn và thời gian hồi phục nhanh hơn nếu bị nhiễm cúm.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đã và đang triển khai dịch vụ tiêm vaccine ngừa virus cúm cho trẻ và người lớn. Phương Đông luôn sẵn đáp ứng các loại vaccine theo tiêu chuẩn của Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế. Giá dịch vụ theo khung tiêu chuẩn trên toàn quốc với chất lượng và uy tín luôn được cam kết. 

Nếu cần thực hiện xét nghiệm virus cúm A/B/H1N1 hoặc tiêm vaccine phòng ngừa. Quý khách vui lòng liên hệ qua hotline 1900 1806 để được tư vấn, hỗ trợ.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

1,765

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

TTUT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

TTUT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
19001806 Đặt lịch khám