Phương pháp điều trị cúm A cho trẻ hiệu quả và lịch tiêm chủng mới nhất

Dương Minh Ngọc

22-11-2022

goole news
16

Virus cúm A (A/H1N1, A/H3N2, A/H5N1, A/H7N9,...) gây nên tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính với mức độ lây lan khá nhanh, nhất là trong thời điểm giao mùa. Vậy phương pháp điều trị cúm A cho trẻ hiện đại nào đang được áp dụng hiện nay? Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ đồng hành cùng ba mẹ giải đáp những thắc mắc này.

Phương pháp chẩn đoán cúm A

Trước khi điều trị cúm A cho trẻ, việc chẩn đoán chính xác chủng cúm là cách để các bác sĩ có phác đồ chữa bệnh phù hợp nhất. Các cơ sở y tế sẽ thực hiện xét nghiệm chẩn đoán gồm:

  • RT-PCR: Đây là phương pháp xét nghiệm đặc trưng nhất và có tính đặc hiệu cao giúp phân loại virus cúm, cho kết quả sau 4-6 giờ nhận mẫu bệnh phẩm.
  • Miễn dịch huỳnh quang: Xét nghiệm này có độ đặc hiệu và độ nhạy kém hơn so với RT-PCR nhưng thích hợp cho các trường hợp cần điều trị gấp bởi kết quả nhận được thường chỉ sau 2-3h.
  • RIDTs: Xét nghiệm nhanh này có tính chính xác không cao như các phương pháp khác và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, thời gian mắc bệnh, chủng virus, loại bệnh phẩm… Kết quả có trong 10-15 phút nhưng để tăng độ chính xác trong kết quả cần kết hợp với các phương pháp xét nghiệm khác nếu kết quả là âm tính.
  • Phân lập virus: Tuy đây không phải là xét nghiệm sàng lọc nhưng vẫn có thể được thực hiện cho trẻ bị nghi ngờ mắc cúm đặc biệt nếu có yếu tố dịch tễ liên quan. 
  • Xét nghiệm huyết thanh: Phương pháp này thường được sử dụng để chẩn đoán hồi cứu và nghiên cứu, ít được dùng cho việc xác định sự tồn tại của virus cúm.

Mỗi một loại xét nghiệm sẽ có độ đặc hiệu và độ nhạy riêng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như loại xét nghiệm, tay nghề của cán bộ thực hiện, chất lượng mẫu bệnh phẩm, thời gian chênh lệch giữa thời điểm thu thập bệnh phẩm và khi bệnh khởi phát. Ngoài ra, để tăng tính chính xác, các yếu tố như đặc điểm dịch tễ học và triệu chứng lâm sàng cũng sẽ được đưa vào để xác định bệnh.

Thực hiện xét nghiệm RT-PCR chẩn đoán để xác định chính xác chủng cúm trẻ đang mắcThực hiện xét nghiệm RT-PCR chẩn đoán để xác định chính xác chủng cúm trẻ đang mắc

Phương pháp điều trị cúm A cho trẻ

Bất cứ bệnh lý nào trẻ nhỏ gặp phải đều có nguy cơ chuyển biến trở nặng trong thời gian ngắn do sức đề kháng của trẻ còn rất non nớt. Với bệnh cúm A, ở nhiều trẻ chỉ có biểu hiện giống cúm thông thường, tuy nhiên nhiều trẻ lại có triệu chứng nặng như thở gấp, khó thở, thậm chí là dẫn tới các biến chứng như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm cơ tim, viêm màng não, nhiễm khuẩn thứ phát,... Do đó cha mẹ cần hết sức lưu ý tới việc điều trị sớm và chăm sóc trẻ trong thời gian mắc cúm A.

Cần điều trị cúm A cho trẻ càng sớm càng tốt để tránh biến chứngCần điều trị cúm A cho trẻ càng sớm càng tốt để tránh biến chứng

Một số lưu ý sau đây trong cách điều trị cúm A cho trẻ em cha mẹ hãy trang bị trong thời điểm giao mùa khó lường này:

Thuốc điều trị cúm A cho trẻ em

Khi trẻ bị cúm A, cha mẹ nên cho con đi khám để có phương án điều trị theo phác đồ mà bác sĩ đưa ra.

Việc điều trị cúm A cho trẻ em bằng thuốc thường có hiệu quả nhanh trong giai đoạn đầu của bệnh, cụ thể gồm các loại thuốc như sau:

Thuốc kháng virus

Các loại thuốc kháng virus thường được sử dụng trong điều trị cúm A cho trẻ gồm Zanamivir (Relenza), oseltamivir (Tamiflu)… có tác dụng ức chế sự phát triển của cúm A. Hầu hết trong các loại thuốc này có chứa neuraminidase, là chất có tác dụng làm giảm khả năng lây lan virus, giúp làm giảm tình trạng lây lan bệnh thành dịch giữa các trẻ.

Tuy nhiên các loại thuốc này cần được sử dụng dưới sự chỉ định kỹ lưỡng dựa trên cơ sở kết quả từ việc xét nghiệm chẩn đoán của bác sĩ. Điều này nhằm hạn chế tình trạng “điều trị bệnh sai thuốc” làm ảnh hưởng tới hệ miễn dịch sau này của trẻ do tình trạng kháng kháng sinh,hay kết quả điều trị cũng như khả năng xảy ra biến chứng nguy hiểm. 

Sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ là cách điều trị cúm A cho trẻ có hiệu quảSử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ là cách điều trị cúm A cho trẻ có hiệu quả

Điều trị hỗ trợ

Ngoài việc điều trị cúm A cho trẻ tại nhà bằng thuốc dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ, một số loại thuốc hỗ trợ giúp làm giảm biểu hiện bệnh cũng được đưa vào đơn thuốc điều trị cho các trường hợp trẻ có các triệu chứng liên quan như:

  • Cho trẻ dùng paracetamol giúp giảm đau, hạ sốt. Tuy nhiên cha mẹ cần lưu ý là không dùng thuốc hạ sốt trong điều trị cúm A cho trẻ thuộc nhóm aspirin.
  • Cho con dùng thuốc ho từ thảo dược giúp giảm triệu chứng, đồng thời giảm việc sử dụng thuốc tây quá nhiều khiến trẻ mệt mỏi.
  • Tăng cường dinh dưỡng bằng các thức ăn dạng lỏng, bù điện giải và nước bằng các loại nước trái cây hoặc oresol. Dùng nước muối sinh lý rửa mũi giúp làm lỏng chất nhầy trong đường hô hấp, giảm tình trạng nghẹt mũi, tắc đờm gây khó thở và khả năng bị co giật khi sốt cao.
  • Nếu trẻ có tình trạng bị tiêu chảy, cha mẹ có thể cho dùng men sống hoặc men tiêu hoá.
  • Cho trẻ nghỉ ngơi, không hoạt động gắng sức.
  • Nên cách ly trẻ ở phòng riêng hoặc tại các khu vực cách ly ở bệnh viện để tránh lây nhiễm chéo làm kéo dài tình trạng bệnh.

Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?

Sau khi xác định trẻ bị mắc cúm A qua các xét nghiệm chẩn đoán và kết luận của bác sĩ, nếu trẻ được điều trị tại nhà nhưng có những biểu hiện sau đây thì cha mẹ nên nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để điều trị cúm A cho trẻ:

  • Trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, mất sức, ngủ li bì, thiếu tỉnh táo.
  • Sốt cao liên tục trên 39 độ không có dấu hiệu giảm kể cả khi dùng thuốc hạ sốt.
  • Bỏ ăn uống, ăn vào nôn ra.
  • Tay chân lạnh.
  • Thở gấp, thở nhanh, khó thở.
  • Co giật.

Trẻ sốt và ngủ li bì kèm theo các biểu hiện bất thường khác cần nhanh chóng được đưa đến bệnh viện

Trẻ sốt và ngủ li bì kèm theo các biểu hiện bất thường khác cần nhanh chóng được đưa đến bệnh viện

Các biện pháp phòng ngừa cúm A ở trẻ

Việc phòng bệnh luôn cần được nâng cao hơn so với điều trị cúm A cho trẻ. Đây cũng là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho con yêu. Hãy cùng con thực hiện những giải pháp sau đây:

  • Cho trẻ tiêm đầy đủ các mũi vắc xin hằng năm để củng cố hàng rào bảo vệ trước tác động của tác nhân gây bệnh.
  • Luôn cho trẻ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là rửa tay và vệ sinh mũi họng.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nhiều người, đặc biệt là những người đang bị cúm hoặc người sinh sống tại vùng đang có dịch cúm.
  • Thường xuyên vệ sinh nơi ở, phòng ngủ, đồ chơi, đồ dùng của trẻ.
  • Cho con ăn uống đủ các nhóm chất cần thiết, khuyến khích trẻ vận động thể chất thường xuyên.
  • Nên cho trẻ đi khám tại các cơ sở y tế hiện đại khi có triệu chứng sớm như sốt, ho, nghẹt mũi,... để có giải pháp điều trị sớm.
  • Không tự ý mua kháng sinh điều trị cho trẻ tại nhà khi chưa có chẩn đoán và hướng dẫn của bác sĩ.

Tiêm vắc-xin đúng lịch tại BVĐK Phương Đông giúp bảo vệ trước tác động của tác nhân gây bệnh cúmTiêm vắc-xin đúng lịch tại BVĐK Phương Đông giúp bảo vệ trước tác động của tác nhân gây bệnh cúm

Điều trị cúm A cho trẻ kịp thời theo đúng chỉ định của bác sĩ là điều hết sức cần thiết và cần làm sớm để ngăn ngừa bệnh trở nặng và gây biến chứng. Bên cạnh đó, để phòng ngừa sớm giúp nâng cao khả năng chống lại bệnh, cha mẹ hãy cho trẻ tiêm vắc xin cúm đầy đủ trong độ tuổi. Nếu cần được tư vấn rõ hơn về các loại vắc xin phù hợp, lịch tiêm chủng được khuyến cáo, cha mẹ hãy đến với dịch vụ tư vấn và tiêm chủng vắc-xin tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông với nhiều gói tiêm phù hợp, chi phí tối ưu và hiệu quả tốt nhất cho trẻ từ hôm nay.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

1,064

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

Bác sĩ CKII

TRẦN KINH TRANG

Giám đốc Trung tâm sàng lọc Tim mạch và các bệnh bẩm sinh

Bác sĩ CKII

TRẦN KINH TRANG

Giám đốc Trung tâm sàng lọc Tim mạch và các bệnh bẩm sinh
19001806 Đặt lịch khám