Nguyên nhân gây ra cúm mùa hè
Cúm mùa hè do virus influenza gây nên, đây được xem là một bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính. Ở tại Việt Nam, cúm mùa hè thường được gây nên bởi virus A, B, C trong đó phổ biến là chủng A và B. Cúm có thể lây lan thành đại dịch lớn, để lại nhiều biến chứng nặng nề nếu không được cứu chữa kịp thời.
Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc bệnh cúm, tuy nhiên tỷ lệ cảm nhiễm với các chủng cúm mới rất cao lên đến 90% ở cả người lớn và trẻ em.
Đối với người già, trẻ em, người mắc bệnh nền mãn tính như tim mạch, COPD, bệnh về thận, thiếu máu, chuyển hoá hoặc người có khả năng miễn dịch suy giảm, bệnh cúm mùa hè có thể diễn biến nghiêm trọng hơn.
Đối với phụ nữ mang thai, bệnh cúm mùa hè có thể gây ra trường hợp bị sảy thai hoặc các biến chứng về phổi. Nếu thai phụ mắc bệnh cúm mùa hè trong 3 tháng đầu có thể khiến cho thai nhi bị ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương,...
Triệu chứng khi mắc bệnh cúm mùa hè
Cúm mùa hè có diễn biến từ nhẹ tới nặng và trường hợp tệ nhất có thể dẫn đến tử vọng. Chúng thường đến đột ngột, biểu hiện rất rõ ràng.
Khi bị mắc bệnh, bệnh nhân thường cảm thấy khó chịu ở họng. Ban đầu sẽ có cảm giác vướng họng, khô họng, rát họng, sau đó là đau họng. Các dấu hiệu này chỉ kéo dài vài ngày sẽ tự hết. Tình trạng nặng hơn có thể bội nhiễm vi trùng, khi nuốt đau nhói lan lên tận tai.
Ngoài ra, bị cúm còn có thể khiến cho người bệnh bị chảy nước mũi, dễ thấy nhất là chảy dịch mũi loãng, trắng trong dần dần trở thành trắng đục và đặc hơn phải xì mũi mới ra được. Một số ít chảy ngược ra họng. Thân nhiệt bệnh nhân lúc này cũng không ổn định, có cảm giác ớn lạnh, rét run, nhức đầu, ù tai, chóng mặt, hoa mắt, hắt hơi sổ mũi, ho,...
Cách điều trị bệnh cúm mùa hè
Thông thường, bệnh cúm mùa hè có thể tự khỏi sau 5-7 ngày.
Đối với bệnh nhân cúm mùa không thuốc nhóm nguy cơ cao chỉ cần tập trung làm giảm các triệu chứng, có thể chủ động cách ly tại nhà để giảm thiểu nguy cơ truyền nhiễm cho người xung quanh.
Đối với bệnh nhân bị cúm nặng cần được điều trị bằng thuốc kháng virus càng sớm càng tốt, ngăn chặn biến chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Các loại thuốc này có tác dụng làm giảm triệu chứng, rút ngắn thời gian mắc bệnh. Lưu ý rằng thuốc kháng virus cần sử dụng trong vòng 48 giờ đầu tiên để đạt hiệu quả tốt.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân bị cúm mùa hè
Nếu tình trạng bệnh kéo dài quá một tuần dù đã sử dụng các loại thuốc chữa trị mà không có dấu hiệu giảm thì người bệnh nên tới ngay cơ sở y tế gần nhất để theo dõi và chữa cảm cúm mùa hè kịp thời.
Xem thêm:
Giải pháp tăng cường đề kháng phòng ngừa cúm mùa hè
Để đẩy nhanh quá trình phục hồi và ngăn chặn bệnh lý quay trở lại, người bệnh cần tăng cường đề kháng giúp hệ thống miễn dịch trở nên mạnh mẽ hơn. Bằng các cách đơn giản tại nhà sau đây:
Đảm bảo chất lượng giấc ngủ
Giấc ngủ là một yếu tố quan trọng, góp phần không nhỏ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Khoảng thời gian được xem là lý tưởng để có một giấc ngủ ngon tuỳ thuộc vào từng độ tuổi khác nhau. Chẳng hạn, trẻ sơ sinh cần ngủ đủ 18h/ngày, trẻ em trước độ tuổi đến trường cần ngủ 10h/ngày, đối với người lớn từ 7-8h/ngày.
Không quá khó để có một giấc ngủ ngon nếu bạn thử ngồi thiền trước khi ngủ từ 20-30 phút, tập thể dục nhẹ nhàng, ngừng sử dụng các thiết bị điện tử có ánh sáng xanh, uống một cốc trà ấm hay đọc một vài trang sách.
Bổ sung đầy đủ dinh chất, vitamin cần thiết
Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể
Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh giúp tăng cường sức khoẻ và sức đề kháng cho cơ thể. Rau củ và các loại trái cây được xem là nguồn cung cấp vitamin và dưỡng chất dồi dào nhất.
Lựa chọn các loại rau củ có màu xanh thẫm hoặc màu vàng, đỏ chứa rất nhiều vitamin A hay chanh, dứa, bưởi, nhãn,...chứa nhiều vitamin C. Những loại thực phẩm này đóng vai trò rất lớn trong quá trình bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh cảm cúm mùa hè thông thường.
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ bằng xà phòng
Nhằm hạn chế sự lây lan của virus, từng cá nhân cần lưu ý rửa tay sạch sẽ với xà phòng diệt khuẩn/dung dịch sát khuẩn trước khi ăn hay sau khi đi vệ sinh.
Bên cạnh đó, gia đình cần giữ cho không gian sống thông thoáng, bởi khi không có sự lưu thông của không khí, môi trường trong phòng có thể trở nên bí bách và là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài
Để đảm bảo sức khoẻ cho bạn cũng như người thân, đặc biệt là gia đình có người già, trẻ nhỏ hay phụ nữ đang mang thai, mỗi thành viên trước khi đi ra đường cần phải đeo khẩu trang đầy đủ. Tránh tiếp xúc, vuốt ve chó mèo khi chưa thực sự biết chúng được tiêm phòng dại hay chưa.
Ngoài ra, nếu thấy những người xung quanh có những biểu hiện của bệnh cúm mùa hè, cần phải giữ khoảng cách tiếp xúc tối thiểu từ 1-1,5m.
Tăng cường vận động
Tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp cho hệ thống miễn dịch cơ thể mà còn giúp sức khoẻ tinh thần trở nên thoải mái hơn, tăng cường lưu thông máu cũng như cải thiện khả năng di chuyển của các tế bào bởi chúng giúp bạn thoát khỏi các tác nhân gây bệnh như nấm, virus, ký sinh trùng,...
Quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline tư vấn 1900.1806 hoặc Đặt lịch khám để được Phương Đông giải đáp mọi thắc mắc cũng như hỗ trợ nhanh nhất nhé.
Kết luận
Để có một mùa hè khỏe mạnh, hãy nhớ uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngủ đủ giấc, tập thể dục đều đặn và giữ gìn vệ sinh cá nhân. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và khám chữa cảm cúm mùa hè kịp thời.