Đặt ống thông khí màng nhĩ là gì? Cần lưu ý điều gì trước và sau khi thực hiện?

Ngọc Anh

20-03-2025

goole news
16

Viêm tai giữa thanh dịch kéo dài, dịch ứ đọng trong tai giữa hay tình trạng viêm tai tái phát nhiều lần là những vấn đề sức khỏe phổ biến, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Để giải quyết triệt để tình trạng này, phương pháp đặt ống thông màng nhĩ được xem là lựa chọn hiệu quả, giúp cải thiện thính lực và ngăn ngừa biến chứng.

Đặt ống thông khí màng nhĩ là gì? Khi nào cần thực hiện?

Đặt ống thông khí màng nhĩ là thủ thuật y khoa giúp đưa một ống nhỏ (gọi là ống thông) vào màng nhĩ để giải phóng dịch ứ đọng trong tai giữa và cân bằng áp lực giữa tai giữa và môi trường bên ngoài. Ống này thường được làm từ nhựa cứng hoặc silicon , có kích thước rất nhỏ, chỉ khoảng vài mm.

Bằng cách đặt 1 ống thông nhỏ vào bên trong màng nhĩ, người bệnh vừa đảm bảo được nhu cầu nghe như bình thường, vừa hỗ trợ loại bỏ các chất dịch do bệnh viêm tai giữa gây ra.  

Đặt ống thông khí màng nhĩ thực hiện khi bệnh nhân bị viêm tai giữa kéo dài

Đặt ống thông khí màng nhĩ thực hiện khi bệnh nhân bị viêm tai giữa kéo dài

Thông thường, đặt ống thông khí màng nhĩ có thể được cân nhắc thực hiện khi bệnh nhân mắc các bệnh lý như:

  • Viêm tai giữa thanh dịch kéo dài (dạng viêm tai giữa không chảy mủ, nhưng có dịch nhầy sau màng nhĩ). Bệnh tái đi tái lại trên 3-4 lần/năm) hoặc kéo dài trên 3 tháng, đã điều trị bằng thuốc nhưng không thuyên giảm
  • Viêm tai giữa thanh dịch đi kèm với nghe kém do dịch ứ đọng cản trở sự rung động của màng nhĩ
  • Tắc vòi nhĩ do VA phì đại gây ra biến chứng viêm tai giữa thanh dịch

Đặt ống thông khí màng nhĩ để làm gì?

Thông thường, tai giữa và môi trường bên ngoài được kết nối thông qua vòi nhĩ (hay còn gọi là vòi Eustachian). Nếu vòi nhĩ bị tắc, dịch sẽ ứ đọng trong tai giữa khiến người bệnh dễ mắc các bệnh viêm, nhiễm trùng tai, nghe kém và ứ dịch sau màng nhĩ. Thủ thuật đặt ống thông khí màng nhĩ được chỉ định để:

  • Khôi phục lại áp hệ thông thông khí và thoát dịch của tai, hạn chế triệu chứng căng tức, khó chịu ở tai
  • Giữ cân bằng của áp lực giữa tai giữa và ống tai ngoài, giải phóng dịch/ mủ đang bị ứ trong màng nhĩ và giảm nguy cơ nhiễm trùng
  • Cải thiện khả năng dẫn truyền trong tai, người bệnh nghe rõ ràng hơn và nâng cao khả năng giao tiếp
  • Loại trừ hệ quả biến chứng do viêm tai giữa như thủng màng nhĩ, viêm xương chũm, hoặc ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ của trẻ sau này

Đặt ống thông khí màng nhĩ chỉ định cho các trường hợp viêm tai giữa kéo dài

Đặt ống thông khí màng nhĩ chỉ định cho các trường hợp viêm tai giữa kéo dài

Trên thực tế, các bác sĩ chuyên khoa cho hay, các ca phải đặt ống thông khí màng nhĩ thường rơi vài 1 trong các trường hợp như sau:

  • Trẻ em từ 1-6 tuổi dễ bị viêm tai giữa tái phát hoặc viêm tai giữa thanh dịch kéo dài do cấu trúc vòi nhĩ còn ngắn và nằm ngang
  • Người lớn bị viêm tai giữa thanh dịch kéo dài, viêm tai giữa do tắc vòi nhĩ (do viêm xoang, viêm mũi dị ứng, vòm họng có khối u gây chèn ép…)

Phẫu thuật đặt ống thông khí màng nhĩ diễn ra như thế nào? Có nguy hiểm không?

Đây được coi là thủ thuật phổ biến trên lâm sàng. Với thời gian thực hiện thông khí màng nhĩ khá ngắn, chỉ mất 30 - 60 phút và không cần phải lưu viện sau khi thực hiện nên thậm chí, chỉ khoảng 1 - 2 giờ sau can thiệp, bạn có thể ra về ngay. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có nguy cơ gặp các vấn đề sức khoẻ như sau:

  • Chảy máu trong lúc mổ: Người bệnh cần được hút sạch ngay, đặt bông andrenalin 0,1% trong khoảng 10 phút, nếu hết chảy máu có thể tiếp tục phẫu thuật
  • Tụt ống thông khí khi chưa hết dịch, cần đặt lại ống thông
  • Tắc ống thông khí, cần nội soi sạch các chất gây bít tắc
  • Viêm tai mủ do không đảm bảo môi trường vô khuẩn khi đặt ống hoặc có tiền sử viêm mũi họng cấp hay bị dị ứng ống thông khí
  • Điếc tiếp nhận sau mổ, chưa giải thích được nguyên nhân
  • Choleseatoma sau mổ vì lớp biểu bì màng nhĩ cuộn vào cần rút ống, mở hòm nhĩ lấy sạch dịch và vá nhĩ

Bệnh nhân có thể bị chảy máu sau trong khi đặt ống thông

Bệnh nhân có thể bị chảy máu sau trong khi đặt ống thông

Phẫu thuật được thực hiện theo các bước như sau. Trước tiên, bác sĩ sẽ khám tai, nội soi tai và đo thính lực, đo nhĩ lượng (đo áp lực tai giữa). Nếu có chỉ định, người bệnh sẽ được hướng dẫn thực hiện đặt ống thông.

Gây mê hoặc gây tê

  • Với trẻ em, thường sẽ gây mê nhẹ để trẻ không sợ hãi và không cử động trong lúc thực hiện.
  • Với người lớn, có thể gây tê cục bộ tại chỗ.

Tạo một đường rạch nhỏ trên màng nhĩ

Bác sĩ dùng kính hiển vi hoặc nội soi tai để quan sát rõ màng nhĩ, sau đó rạch một đường rất nhỏ (khoảng 1-2mm) trên màng nhĩ để tiếp cận tai giữa.

Hút dịch và đặt ống thông

Dịch trong tai giữa sẽ được hút sạch. Sau đó, ống thông được đặt cố định vào vị trí đường rạch để đảm bảo dịch tiếp tục thoát ra ngoài và tai giữa được thông khí tốt. Bác sĩ có thể đặt tente có tẩm thuốc sát khuẩn vào ống tai

Theo dõi sau đặt

Sau thủ thuật, người bệnh có thể về nhà trong ngày. Bác sĩ sẽ hẹn tái khám để kiểm tra ống thông. Thời gian ống thông tồn tại trong tai khoảng 6 tháng đến 1 năm, sau đó ống tự rơi ra ngoài hoặc được bác sĩ gắp ra.

Trong thời gian đặt ống bạn nên hạn chế để nước vào tai và nên kiểm tra thính lực lẫn ống thông sau khi phẫu thuật.

Xem thêm: Thính lực đồ: Ý nghĩa, quy trình và hướng dẫn đọc kết quả

Sau khi thực hiện thủ thuật, người bệnh cần theo dõi kỹ tại nhà và tái khám định kỳ

Sau khi thực hiện thủ thuật, người bệnh cần theo dõi kỹ tại nhà và tái khám định kỳ

Lưu ý khi đặt ống thông khí màng nhĩ

Để quá trình phục hồi sau thủ thuật diễn ra thuận lợi, bạn nên lưu tâm một số điểm quan trọng như sau:

  • Giữ tai khô ráo, tránh để nước vào tai khi tắm, bơi. Khuyến khích bạn nên dùng nút tai chống nước hoặc bông gòn thấm vaseline để bảo vệ tai.
  • Theo dõi các biểu hiện bất thường như đau tai, tai chảy dịch, nghe kém,... để đi khám ngay
  • Tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra vị trí, tình trạng của ống.

Thông thường, ống sẽ tự đào thải hoặc được lấy ra đúng thời điểm thích hợp. Ước tính khoảng 6 - 18 tháng, ống sẽ tự rơi ra. Nếu ống không tự đào thải ra ngoài, bạn cần phối hợp với bác sĩ chuyên khoa để lấy ống ra ngoài. Tuyệt đối không tự ý tháo ống vì có thể gây tổn thương màng nhĩ.

Khám Tai mũi họng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Khám Tai mũi họng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Hiện nay Khoa tai mũi họng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hiện đang là địa chỉ quy tụ nhiều y bác sĩ tận tâm, có nhiều kinh nghiệm trong nghề. Đồng thời, bệnh viện còn được trang bị hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại để đem lại trải nghiệm y tế toàn diện, an tâm cho người bệnh.

Có thể nói, đặt ống thông khí màng nhĩ là phương pháp hiệu quả và an toàn giúp điều trị viêm tai giữa thanh dịch kéo dài hoặc viêm tai giữa tái phát. Đặc biệt với trẻ nhỏ, đây còn là cách bảo vệ thính lực, ngôn ngữ và sự phát triển trí tuệ. Nếu được thực hiện đúng kỹ thuật và chăm sóc tốt sau khi đặt, người bệnh gần như không gặp khó khăn gì, có thể nghe, giao tiếp và không phải chịu đựng cảm giác khó chịu, đau tai nữa.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

77

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

BS.CKI

MAI VĂN NGHĨA

Bác sĩ Tai mũi họng
19001806 Đặt lịch khám