Dấu hiệu sảy thai là gì? Cần làm gì khi có dấu hiệu bị sảy thai

Thu Hiền

20-11-2023

goole news
16

Các dấu hiệu sảy thai thường biểu hiện khá rõ nét, nếu bạn lắng nghe cơ thể và phát hiện sớm, một số trường hợp vẫn có thể giữ lại bé và bảo đảm sức khỏe cho người mẹ. Vậy những dấu hiệu sảy thai là gì?  Các nguyên nhân nào dẫn đến sảy thai mà mẹ bầu cần lưu ý? 

Bệnh Viện Đa Khoa Phương Đông sẽ giúp bạn có được lời giải đáp chính xác trong bài viết dưới đây.

Những dấu hiệu sảy thai thường gặp mà mẹ bầu cần biết

Sảy thai được biết tới là tình trạng thai ngừng phát triển ở trước thời điểm 20 tuần trong thai kỳ. Để ngăn chặn cũng như tìm hướng khắc phục hiệu quả các bạn cần nắm được các dấu hiệu sảy thai thường gặp như sau:

Chảy máu âm đạo

Chảy máu âm đạo thường biểu hiện ở tuần thai thứ 7. Và có một số dấu hiệu đặc trưng khác biệt so với việc chảy máu khi đến ngày dâu. 

Thực tế, trong quá trình mang thai vẫn có một lượng nhỏ máu có màu sẫm trong tử cung từ 7 - 10 ngày sau khi trứng rụng. Tuy nhiên, nếu vùng âm đạo xuất hiện máu tươi, chảy liên tục, ngưng và tiếp tục lặp đi lặp lại, đi kèm đó là màu sắc thay đổi từ đỏ tươi cho tới nâu mận chín chính là dấu hiệu của sảy thai. 

Chảy máu âm đạo bất thường là dấu hiệu sảy thai thường gặp hiện nayChảy máu âm đạo bất thường là dấu hiệu sảy thai thường gặp hiện nay

Lúc này, lượng hormone trong cơ thể của bạn đang suy giảm khá nhiều, vấn đề sảy thai có thể diễn ra bất kỳ lúc nào. Nếu bạn nhận biết nhanh sự khác thường này và được can thiệp kịp thời vẫn có cơ hội để giữ lại bé. 

Đau lưng và đau bụng dưới

Biểu hiện khá tương đồng với triệu chứng đau bụng khi có kinh nguyệt. Tuy nhiên, đây lại là dấu hiệu sảy thai tháng thứ 4 cảnh báo nguy hiểm cho thai nhi. Nếu nhận thấy có những cơn co thắt co tử cung từ 15 - 20 phút/lần, đi kèm hơi thở khó khăn và chảy máu vùng âm đạo thì bạn nên đi khám ngay lập tức. 

Không còn triệu chứng nghén

Ốm nghén là những triệu chứng bình thường trong giai đoạn thai kỳ, đặc biệt là giai đoạn đầu. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu sẽ gặp các vấn đề như: Buồn nôn, căng tức vùng ngực, chán ăn,....Nếu một thời điểm các bạn nhận thấy không còn các biểu hiện này, cơ thể trở lại bình thường thì có thể là dấu hiệu sảy thai tự nhiên. 

Tuy nhiên, dấu hiệu này thường không quá rõ rệt bởi có những mẹ bầu chỉ ốm nghén trong thời gian đầu của thai kỳ. Do đó, bạn cần quan sát thêm một vài dấu hiệu sảy thai khác. 

Chuột rút kèm chảy máu

Khi thai nhi càng lớn, áp lực vùng chậu của mẹ ngày càng căng cao. Nếu bạn cảm thấy vùng chậu quá đau, khó thở và vùng âm đạo chảy máu thì đây có thể là dấu hiệu dọa sảy thai, bạn cần lắng nghe, theo dõi tình trạng sức khỏe của thai nhi. 

Dịch âm đạo bất thường

Phụ nữ trong thời kỳ mang bầu vùng âm đạo thường sẽ tiết nhiều dịch nhờn hơn. Dịch này giúp môi trường âm đạo luôn trong tình trạng ẩm ướt. Tuy vậy, nếu dịch tiết nhiều hơn, xuất hiện màu hồng của máu. Hoặc có kèm theo cục máu đông thì đây chính là tiếng còi cảnh báo, thai nhi có dấu hiệu bị sảy. 

Thử thai âm tính

Nếu thấy có nhiều biểu hiện bất thường, chị em thử thai lại cho kết quả từ dương tính chuyển sang âm tính, thì đây có thể thai đã mất nhịp tim hoặc bạn đang mang thai ngoài tử cung. 

Ở những trường hợp mang thai ngoài tử cung còn kèm theo 1 vài triệu chứng điển hình như:  Tiêu chảy, đau dữ dội một bên vùng bụng, nôn mửa, đau vùng vai,...

Nguyên nhân dẫn tới sảy thai

Bên cạnh việc tìm hiểu sảy thai có dấu hiệu gì các mẹ cần phải xác định rõ các nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Theo các bác sĩ sản khoa, có nhiều nguyên nhân của dấu hiệu sảy thai 1 tuần đầu, dấu hiệu sảy thai 3 tuần đầu, dấu hiệu sảy thai 5 tuần đầu,... Trong đó chủ yếu là:

Di truyền hay nhiễm sắc thể

Bất thường trong nhiễm sắc thể chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng sảy thai. Trong đó, nguyên nhân chính phải kể tới đó là:

  • Sảy thai trong tử cung: Phôi đã được hình thành nhưng ngừng phát triển. 
  • Buồng trứng hỏng: Không có hình dạng phôi. 
  • Mang thai mol: Hai bộ NST đều từ người cha, thai nhi không phát triển. 
  • Mang thai mol một phần: Các NST từ mẹ vẫn còn nhưng cha đã có 2 NST. 

Sự bất thường trong NST của bố và mẹ là nguyên nhân phổ biến dẫn đến sảy thaiSự bất thường trong NST của bố và mẹ là nguyên nhân phổ biến dẫn đến sảy thai

Điều kiện và các thói quen trong sinh hoạt

Một số vấn đề về sức khỏe tiềm ẩn trước đó, thói quen không lành mạnh trong lối sống sẽ cản trở sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt các mẹ nếu làm việc trong môi trường tiếp xúc nhiều với hóa chất, bức xạ có hại thì nguy cơ sảy thai khá cao. 

Bệnh lý

Một số các bệnh lý cùng lối sống không khoa học của mẹ góp phần cản trở sự phát triển của thai. Cụ thể như:

  • Mẹ bầu ăn uống không đầy đủ, suy dinh dưỡng trước khi mang thai. 
  • Mẹ đang bị thừa cân.
  • Mẹ bầu mắc rối loạn hormone.
  • Mẹ bị tăng huyết áp. 
  • Mẹ đang bị bệnh lý liên quan tới nhiễm trùng hoặc chấn thương. 

Các loại sảy thai có thể gặp là gì?

Tình trạng sảy thai trong y khoa được phân chia thành nhiều loại khác nhau như: -

  • Sảy thai hoàn toàn: Mô trong quá trình mang thai bị tống ra bên ngoài. 
  • Sảy thai không hoàn toàn: Mô hay nhau thai trong quá trình mang thai vẫn còn sót lại trong cơ thể. 
  • Sảy thai lỡ: Phôi thai đã chết mà bạn không biết hoặc không nhận thấy bất cứ các dấu hiệu khác thường nào. 
  • Dọa sảy thai: Chảy máu và chuột rút thường xuyên. 
  • Sảy thai tự nhiên: Chảy máu, chuột rút, giãn tử cung. 
  • Sảy thai tự hoại: Xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng trong tử cung. 

Cách chẩn đoán sảy thai

Bên cạnh các dấu hiệu dấu hiệu sảy thai tuần đầu, muốn biết chính xác thai có hư hay không cần được thực hiện các biện pháp chẩn đoán như sau:

Siêu âm

Đây là kỹ thuật được ưu tiên hàng đầu dành cho các thai phụ nghi ngờ sảy thai. Theo đó, bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm thông qua thành bụng (sóng siêu âm) hay đường âm đạo (đưa đầu dò nhỏ qua ngả tại âm đạo). Nếu như kết quả chưa rõ ràng, sau một tuần có thể siêu âm lại để biết thông tin chính xác. 

Phát hiện sảy thai sớm qua phương pháp siêu âm Phát hiện sảy thai sớm qua phương pháp siêu âm 

Xét nghiệm máu

Khi có các dấu hiệu sảy thai 3 tháng đầu các bác sĩ sẽ thực hiện chỉ định cho thai phụ làm xét nghiệm máu để xác định được lượng hormone có liên quan tới thai kỳ như: Beta-human chorionic gonadotropin và progesterone. Tiếp đó, đối chiếu so sánh với kết quả trước. Đồng thời, việc xét nghiệm cũng giúp kiểm tra được tình trạng thiếu máu nếu như các bạn xuất hiện tình trạng chảy máu nhiều. 

Xét nghiệm nhiễm sắc thể

Khi có dấu hiệu sảy thai 4 tuần đầu hoặc đã từng sảy thai 2 lần trở lên thì các bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm này. Mục đích để xác định rõ bản thân mẹ hay cha có gen bất thường để nhận định được nguyên nhân chủ yếu gây ra sảy thai. 

Cần làm gì ngay khi có dấu hiệu sảy thai?

Nhận biết sớm các dấu hiệu sảy thai sẽ giúp bạn chủ động tìm đến cơ sở chuyên khoa, hỗ trợ y tế kịp thời, đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và bé. 

Do đó, khi nhận thấy cơ thể của bạn có những dấu hiệu của sảy thai thì hãy: 

Liên hệ cơ sở y tế gần nhất

Nhanh chóng tới các phòng khám, bệnh viện sản khoa để được hỗ trợ khám thai cũng như kiểm tra tình trạng phát triển của thai nhi. 

Trong trường hợp không thể can thiệp giữ lại thai nhi thì việc dừng thai kỳ sớm sẽ giúp cho các mẹ bầu hồi phục nhanh chóng hơn, chuẩn bị cho những lần mang thai sau đó. Nếu vẫn còn cơ hội thì bác sĩ sẽ tư vấn can thiệp, đảm bảo được sức khỏe cho cả bé và mẹ.

Nghỉ ngơi và giữ tinh thần luôn thoải mái

Thai phụ khi dấu hiệu sảy thai 2 tuần đầu cần được nghỉ ngơi bằng việc nằm một chỗ hoặc chỉ vận động một cách nhẹ nhàng. Với tình trạng thai yếu, có thể sảy bất kỳ lúc nào bạn sẽ được bác sĩ chỉ định cụ thể trong suốt quá trình thai nghén. 

Ngoài ra, gia đình cũng cần động viên giúp mẹ bầu ổn định tâm lý, không lo nghĩ khi có dấu hiệu bị sảy thai. Việc lo lắng, bất an khiến cho tình trạng của mẹ và bé có thể trở nên trầm trọng hơn. 

Xây dựng một chế độ sinh hoạt lành mạnh chính là giải pháp hiệu quả để bảo đảm một thai kỳ tót nhất. Bạn nên luyện tập thể dục thường xuyên với những bài tập cho phụ nữ mang bầu. Đồng thời, duy trì đảm bảo ngủ đủ từ 7 - 9h/ngày để có thể giúp thai nhi phát triển tốt. 

Chú ý di chuyển, làm việc nhẹ nhàng

Khi đã có dấu hiệu dọa sảy thai 3 tháng đầu, mọi hoạt động đột ngột như đứng, ngồi dậy hay thực hiện các công việc nặng như: Đứng lâu, bê vác cũng như làm việc quá sức,.... đều sẽ gia tăng nguy cơ sảy thai. 

Di chuyển nhẹ nhàng và không làm các việc quá nặng khi mang thaiDi chuyển nhẹ nhàng và không làm các việc quá nặng khi mang thai

Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng

Ngay khi phát hiện dấu hiệu sảy thai sớm mẹ bầu cần chủ động bổ sung những thực phẩm giàu dinh dưỡng thông qua các bữa ăn. 

Bạn nên chọn những thực phẩm dễ tiêu hóa, nếu bị nghén bạn có thể chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày. Hạn chế  thức ăn có chứa gia vị, dầu mỡ, đồ cay nóng, hay chất kích thích. 

Đồ ăn dinh dưỡng nên được bổ sung nhiều trong giai đoạn này đó là: Protein, chất xơ, folic, vitamin, hay canxi,...

Theo như các chuyên gia, trong thai kỳ các mẹ nên bổ sung 400mcg axit folic hàng ngày. Như vậy, sẽ giúp giảm được nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh của trẻ gây ra tình trạng sảy thai.

Chú ý đến chế độ dinh dưỡng trong suốt quá trình mang bầuChú ý đến chế độ dinh dưỡng trong suốt quá trình mang bầu

Kiêng quan hệ tình dục

Ở những tháng đầu, thai nhi chưa bám chắc vào tử cung, vì thế bố mẹ nên hạn chế quan hệ tình dục. Bởi các hoạt động thân mật của bố và mẹ sẽ gây gây kích thích co bóp vùng tử cung, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. 

Vừa rồi, Bệnh Viện Đa Khoa Phương Đông đã tổng hợp những dấu hiệu sảy thai thường gặp nhất mà các mẹ bầu có thể nhận biết tại nhà. Hãy chủ động chăm sóc bản thân thật tốt để cả mẹ và bé đều khỏe mạnh bạn nhé. 

Hãy liên hệ để được Bệnh viện Phương Đông tư vấn theo số điện thoại tổng đài 19001806 nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp hoặc để lại thông tin đăng ký tại phần Đặt lịch khám để đặt lịch khám. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

1,235

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám