5 dấu hiệu ung thư cổ tử cung khi mang thai

Ngọc Anh

23-04-2024

goole news
16

Mặc dù ung thư cổ tử cung khi mang bầu không hiếm gặp với chỉ 1 - 3% các trường hợp. Tuy nhiên, việc điều trị trong tình huống này lại hết sức khó khăn. Bởi điều trị ung thư phải kết hợp hoá xạ trị sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi như sinh non và sảy thai. Nhưng nếu không chữa trị kịp thời thì bệnh lại trở thành mối đe dọa lớn cho sức khỏe người mẹ. Bệnh có thể được nhận biết bằng các dấu hiệu ung thư cổ tử cung khi mang thai dưới đây!

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung khi mang thai

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu thường không có biểu hiện rõ ràng, kể cả với thai phụ. Các dấu hiệu ung thư cổ tử cung khi mang thai chỉ phát tác rõ ràng khi khối u đã tăng lên về kích thước và lan sang các mô lân cận. Một số triệu chứng các mẹ bầu nên lưu ý là:

Đau đớn khi quan hệ

Những cơn đau bất thường khi quan hệ, có thể xuất huyết sau quan hệ là dấu hiệu ung thư cổ tử cung khi mang thai. 

Đau vùng chậu

Đau vùng chậu hoặc đau vùng thắt lưng dưới là biểu hiện của các bệnh liên quan đến vùng chậu. Cơn đau có thể đến và đi nhanh chóng hoặc kéo dài không thể ngừng lại. Đặc biệt khi bạn loại trừ được cơn đau của vùng chậu không phải do tư thế ngồi, nằm thì khả năng lớn là do ung thư cổ tử cung.

(Hình 1 - Các dấu hiệu ung thư cổ tử cung khi mang thai)

Các dấu hiệu ung thư cổ tử cung khi mang thai

Đau vùng chậu là triệu chứng của bệnh nhân ung thư cổ tử cung ở giai đoạn nặng, khi khối u chèn ép các cơ quan trong vùng chậu hoặc di căn đến xương. 

Bất thường dịch âm đạo

Dịch âm đạo thay đổi về tính chất và màu sắc. Dịch có màu sắc bất thường như trắng, trong, nâu,... có mùi hôi tanh kèm theo. Một số trường hợp bắt gặp trong dịch âm đạo lẫn tơ máu.

Xuất huyết âm đạo bất thường

Nếu sản phụ bị chảy máu âm đạo mà không có lý do, chảy máu kéo dài cũng là dấu hiệu cảnh báo bất thường ở vùng kín. 

Triệu chứng khác

Các triệu chứng sau ít phổ biến hơn nhưng vẫn có thể xảy ra, bao gồm:

  • Sưng phù chân
  • Mệt mỏi, chán ăn kéo dài
  • Rối loạn đại tiện tiểu tiện gây ra: táo bón, khó tiểu, tiểu rắt,... do khối u lớn lên, chèn ép lên trực tràng - bàng quang. 

(Hình 2 - Phù chân cũng là một trong số những dấu hiệu ung thư cổ tử cung khi mang thai)

Phù chân cũng là một trong số những dấu hiệu ung thư cổ tử cung khi mang thai

Bị ung thư cổ tử cung khi mang thai ảnh hưởng đến thai nhi không?

Ung thư cổ tử cung không gây ra các biến chứng trực tiếp nhưng các phương pháp điều trị sẽ tác động tiêu cực đến thai kỳ, bao gồm:

  • Chậm phát triển, sảy thai nếu thực hiện hoá trị cho bà bầu chưa đến tuần thứ 12 của thai kỳ. 
  • Nguy cơ gây dị tật thai nhi như mắt, bộ phận sinh dục, hệ tạo máu và hệ thần kinh trung ương. Ví dụ, truyền hoá trị sẽ khiến bà bầu bị ức chế tủy xương, do đó thai nhi có thể bị thiếu máu.

Mặc dù tỷ lệ trẻ sơ sinh bị dị tật và có sức khoẻ kém do các biện pháp điều trị ung thư cổ tử cung là tương đối thấp. Tuy nhiên, không thể loại trừ các trường hợp biến chứng muộn và rủi ro hóa chất ảnh hưởng đến thai nhi.  

(Hình 3 - Các bất thường của thai nhi có thể đến từ việc điều trị ung thư cổ tử cung)

Các bất thường của thai nhi có thể đến từ việc điều trị ung thư cổ tử cung

Bên cạnh em bé, mẹ bầu bị ung thư cổ tử cung sẽ phải đối mặt với rủi ro lớn hơn về:

  • Băng huyết
  • Rách hoặc vỡ khối u trong khi sinh
  • Di căn khối u lan sang các cơ quan khác của cơ thể. Bệnh diễn biến xấu trong thời gian cho chờ cho thai nhi phát triển

Cách xử trí cho các ca bệnh ung thư cổ tử cung khi mang thai

Việc điều trị ung thư cổ tử cung sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm:

  • Thời gian mang thai: Bà bầu đang ở tuần thứ mấy của thai kỳ?
  • Kích thước khối u và mức độ xâm lấn của khối u: Bệnh đang ở giai đoạn nào? (Quan trọng nhất)
  • Mong muốn của gia đình

Ở giai đoạn đầu thai kỳ (Trong 3 tháng đầu tiên)

Thông thường các biện pháp điều trị sẽ không được tiến hành khi mẹ mang thai chưa đầy 3 tháng. Bởi tam cá nguyệt đầu tiên là thời kỳ thai nhi chưa ổn định, hoá xạ trị có thể gây hại cho thai nhi và dẫn đến sảy thai. 

Tuy nhiên, nếu người mẹ được phát hiện ra vào thời điểm bệnh đã diễn biến nặng hoặc muốn ưu tiên việc điều trị hơn thì gợi ý đình chỉ thai kỳ sẽ được cân nhắc. 

(Hình 4 - Việc điều trị K cổ tử cung cho chị em phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố)

Việc điều trị K cổ tử cung cho chị em phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố

Ở giai đoạn giữa và cuối thai kỳ

Bác sĩ có thể trì hoãn điều trị ung thư cổ tử cung cho thai phụ tới tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba. Chỉ định can thiệp mổ lấy thai sẽ được đưa ra tùy tình trạng sức khoẻ của mẹ và mức độ phát triển hoàn thiện của thai nhi.  

Nếu tế bào ung thư đã lan rộng và người bệnh không có dự định sinh nở thêm trong tương lai thì bác sĩ có thể đề nghị cắt bỏ tử cung. Nếu khối u nhỏ thì bác sĩ có thể loại bỏ bằng phẫu thuật cắt cổ tử cung và một phần âm đạo. Tuy nhiên, thủ thuật này khá rủi ro vì nguy cơ xuất huyết và sảy thai là khá lớn.

Trong trường hợp kích thước khối u lớn, bác sĩ có thể phối hợp với hoá trị để tiêu diệt các tế bào ung thư và ngăn chúng tăng sinh. Bởi việc điều trị ung thư lúc này là không thể trì hoãn. Bạn có thể an tâm vì giai đoạn tam cá nguyệt và tam cá nguyệt thứ hai, các hoá trị không gây hại được cho thai nhi mà chỉ có tác dụng phụ gây chuyển dạ sớm hoặc nhẹ cân. 

Đồng thời, bạn cần lưu ý rằng, bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ cũng thường được đưa ra sau tuần thứ 30 hoặc muộn nhất sau tuần thứ 35 của thai kỳ để bạn có thể tiếp nhận các phương pháp điều trị khác kịp thời. 

(Hình 5 - Các bác sĩ Khoa Phụ Sản - Khoa Ung Bướu sẽ phải hội chẩn cho các trường hợp bà bầu bị K cổ tử cung)

Các bác sĩ Khoa Phụ Sản - Khoa Ung Bướu sẽ phải hội chẩn cho các trường hợp bà bầu bị K cổ tử cung

Việc xử trí ung thư cổ tử cung trong thai kỳ sẽ căn cứ tuỳ theo kinh nghiệm lâm sàng của bác sĩ, phác đồ điều trị,... Tuy nhiên, theo Bệnh viện Từ Dũ, nguyên tắc chung là điều trị ngay không trì hoãn nếu chẩn đoán trước 20 tuần. Sau 30 tuần có thể trì hoãn thêm 2 - 4 tuần để tăng cơ hội sống sót cho thai nhi. Khó xử trí nhất là thai nhi từ 20 - 30 tuần tuổi. Đồng thời, mức độ xâm nhập và có xâm nhập hạch bạch huyết không sẽ được xem xét.

  • Nếu tổn thương xâm nhập >3mm, không xâm nhập hạch bạch huyết thì việc điều trị có thể trì hoãn tới khi thai nhi đủ 28 tuần tuổi. 
  • Nếu tổn thương xâm nhập 3 - 5mm, có xâm nhập hạch bạch huyết bệnh nhân có thể vẫn phải theo dõi đủ tháng hoặc tới khi phổi thai trưởng thành. Thời gian trì hoãn không kéo dài quá 4 tuần. 
  • Nếu tổn thương <5mm thì người bệnh phải được điều trị như K xâm nhập ngay.

Có thể nói, nhận biết các dấu hiệu ung thư cổ tử cung khi mang thai là hết sức cần thiết để phối hợp điều trị Liên chuyên khoa kịp thời. Thai nhi vẫn có thể sinh ra khỏe mạnh và sản phụ vẫn có khả năng sống sót do được chẩn đoán chính xác và phối hợp điều trị kịp thời. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,011

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám