Đậu mùa và thuỷ đậu: Có phải là một không? Làm thế nào để phân biệt?

Thu Hiền

18-03-2024

goole news
16

Đậu mùa và thuỷ đậu là hai bệnh truyền nhiễm dễ bị nhầm lẫn bởi triệu chứng phát ban trên cơ thể, thời gian ủ bệnh lâu và nguy cơ lây nhiễm nhanh chóng. Tuy nhiên, trên thực tế hai bệnh này hoàn toàn khác nhau, đậu mùa hiện nay gần như đã tuyệt chủng. Trong khi đó bệnh thuỷ đậu là tuy được xếp vào bệnh mức độ nhẹ nhưng có tỷ lệ nhiễm bệnh lên đến 90% và có nguy cơ tái nhiễm bệnh với cả người lớn và trẻ em.  

So sánh bệnh đậu mùa và thuỷ đậu: Làm thế nào để phân biệt?

Người bệnh có thể phân biệt rõ ràng bệnh đậu mùa và thuỷ đậu tại nhà qua các dấu hiệu như sau: 

 

Bệnh đậu mùa

Bệnh thuỷ đậu

Điểm giống nhau

Nguyên nhân: 

Được gây ra do các loại virus khi tiếp xúc gần. Tốc độ lây nhiễm nhanh chóng và khả năng tạo thành dịch bệnh cao.

Đường lây nhiễm: 

  • Hít phải các giọt bắn của đường hô hấp 
  • Tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch tiết qua quần áo, vật dụng của người bệnh

Triệu chứng:

  • Đều gây ra tổn thương trên da: phát ban và xuất hiện các nốt mụn nước. Tổn thương kéo dài từ 2 - 4 ngày. Mụn dần vỡ ra, khô, bóc vảy và để lại sẹo thâm.
  • Lây nhiễm trực tiếp qua đường hô hấp hoặc gián tiếp qua các đồ vật không khí nhiễm bẩn mủ, vảy, dịch tiết. 
  • Triệu chứng giống nhau: sốt, mệt mỏi, chán ăn.

Thời gian ủ bệnh: 

Từ 1 - 2 ngày trước khi phát ra các triệu chứng bên ngoài: đau đầu, mệt mỏi và sốt cao.

Lưu ý: Phòng tránh hiệu quả nhất bằng vắc xin

Điểm khác nhau

Mức độ bệnh : Bệnh có cả mức độ nặng và nhẹ, do virus Variola gây ra.  

Mức độ bệnh: Bệnh mức độ nhẹ, do virus Varicella Zoster gây ra.

Thời gian ủ bệnh: 7 - 14 ngày

Thời gian ủ bệnh: 14 - 21 ngày

Mức độ nguy hiểm: Tỷ lệ tử vong 30%

Mức độ nguy hiểm: Tỷ lệ tử vong thấp nhưng tỷ lệ tử vong ở thai phụ là 10/100 người.

Độ phổ biến: Gần như bị loại bỏ.

Độ phổ biến: Lưu hành rộng rãi.

Triệu chứng khác: đau nhức cơ thể, cử động khó khăn

Triệu chứng khác: phát ban đỏ, có hạch sau tai, viêm họng

Hiện tượng phát ban

  • Khởi đầu: Xuất hiện ở cổ họng, miệng, lan lên mặt và cánh tay
  • Diễn biến: Từ nốt mụn > nốt sưng gồ khỏi da và bóng nước chứa đầy mủ > vảy cứng> sẹo lõm.
  • Vị trí tập trung: Mặt, cánh tay, chân, bàn tay.

Hiện tượng phát ban

  • Khởi đầu: Xuất hiện trên đầu, bụng, ngực và lan ra lưng, cánh tay, cẳng chân. mí mặt và bộ phận sinh dục
  • Diễn biến:  Mụn nước nhỏ xuất hiện thành cụm > khô lại, đóng lại thành mày ghẻ.
  • Vị trí tập trung:ngực, sau lưng

Biến chứng: Nhiễm trùng, lở loét, viêm não, viêm màng não, viêm phổi, viêm thận, viêm cầu thận,...

Biến chứng: Viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan, viêm phổi

Khả năng tái phát: Không có

Khả năng tái phát: 1% người đã bị bệnh có thể bị tái nhiễm

So sánh các nốt phát ban ở bệnh đậu mùa, thuỷ đậu, sởi và bình thườngSo sánh các nốt phát ban ở bệnh đậu mùa, thuỷ đậu, sởi và bình thường

Hướng dẫn cách phòng điều trị và phòng bệnh thuỷ đậu

Nếu như đậu mùa hiện chỉ còn lại cái tên trên sách vở và xuất hiện trong các phòng thí nghiệm thì thuỷ đậu là căn bệnh gần với chúng ta hơn. Bệnh thuỷ đậu vẫn thường xuyên xảy ra ở Việt Nam, với hàng chục nghìn ca mắc bệnh mỗi năm, chủ yếu trong độ tuổi 2 - 7 tuổi. Vì thế trong bài viết này, giữa đậu mùa và thuỷ đậu, chúng tôi sẽ tập trung hướng dẫn cách điều trị và phòng bệnh thuỷ đậu tại nhà dưới đây

Cách điều trị thuỷ đậu tại nhà

Trong trường hợp không may mắc bệnh, trong quá trình điều trị người bệnh cần chú ý:

Trong sinh hoạt

  • Mặc quần áo mềm mại, tắm thường xuyên để giữ cơ thể sạch sẽ, không tạo điều kiện gây nhiễm trùng, ngứa ngáy
  • Hạn chế gãi hoặc động vào các nốt mụn thuỷ đậu
  • Phòng chăm sóc phải thoáng khí, rộng rãi, tránh gió lùa
  • Vệ sinh tai mũi họng bằng nước muối sinh lý hàng ngày
  • Ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hoá, tăng cường nhiều vitamin C và chất xơ từ hoa quả, rau xanh
  • Kiêng thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhiều gia vị và đồ ăn nhiều đạm

Trong điều trị bằng thuốc

Người bệnh thuỷ đậu có thể điều trị tại nhà bằng cách sử dụng các loại thuốc điều trị như valacyclovir, famciclovir hoặc acyclovir. Các lưu ý khi điều trị tại nhà bao gồm:

  • Bệnh nhân cần được uống đủ thuốc, đúng liều lượng. Đối với các trường hợp bị sốt có thể sử dụng thuốc hạ sốt, thuốc an thần chống co giật,...
  • Chấm thuốc tím hay dung dịch xanh methylen vào các nốt loét

Thông thường, bệnh thuỷ đậu ở trẻ em và người lớn sẽ mất từ 7 - 10 ngày để khỏi bệnh. Các trường hợp nặng hoặc hệ miễn dịch yếu hơn có thể kéo dài lên 21 ngày. 

Bệnh nhân thuỷ đậu cần được chấm thuốc tím vào các nốt loét hàng ngàyBệnh nhân thuỷ đậu cần được chấm thuốc tím vào các nốt loét hàng ngày

Cách phòng bệnh thuỷ đậu

Cách phòng bệnh chủ động và hiệu quả nhất là tiêm vắc xin phòng bệnh thuỷ đậu. CDC Mỹ cho biết hiệu quả bảo vệ cơ thể lên đến 88 - 98% nếu đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng bệnh thuỷ đậu.

Ngoài bà bầu đang mang thai và các trường hợp gặp vấn đề về hệ miễn dịch khác thì tất cả người lớn và trẻ em đều cần được tiêm ngừa thuỷ đậu đủ lịch, đúng mũi như sau:

  • Đối với trẻ em từ 9 - 12 tuổi: Tiêm 2 mũi, mỗi mũi cách nhau 1 - 2 tháng tuỳ thuộc đặc tính của từng loại vắc xin.
  • Đối với trẻ em 13 tuổi trở lên và người lớn: Tiêm 2 mũi, mỗi mũi cách nhau 1 tháng.

Nhìn chung, đậu mùa và thuỷ đậu đều là các bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Cha mẹ nên chủ động thực hiện tiêm phòng cho con và cả gia đình từ sớm. Nếu nghi ngờ bị bệnh đậu mùa hay thuỷ đậu, bệnh nhân cần được đưa đến các Bệnh viện uy tín để được hỗ trợ điều trị kịp thời!

Xem thêm các thông tin về bệnh thuỳ đậu:

Tiêm vắc xin phòng bệnh thuỷ đậu ở đâu?

Để phòng bệnh thuỷ đậu hiệu quả, Trung tâm Tư vấn & Tiêm chủng BVĐK là địa chỉ được nhiều bệnh nhân gửi gắm niềm tin, bởi: 

  • Nguồn vắc xin thuỷ đậu nhập khẩu từ nước ngoài, đã được kiểm định y tế: 02 loại vắc xin phòng thuỷ đậu là Varivax (Mỹ) và Varicella (Hàn Quốc) cho cả người lớn và trẻ em
  • Quy trình thăm khám đầy đủ, khám sàng lọc và tư vấn cho bệnh nhân trước khi thực hiện. Sau khi tiêm 30 phút, bệnh nhân được theo dõi, kiểm tra lại các chỉ số.
  • Đa dạng gói tiêm, đặt lịch dễ dàng, thực hiện nhanh chóng, tiết kiệm thời gian với chi phí ổn định. 
  • Lưu giữ lịch tiêm online, nhắc lịch tiêm tự động với các gói tiêm nhắc lại nhiều lần. 
  • Đội ngũ y bác sĩ được đào tạo chuyên sâu về tiêm chủng, thực hiện tiêm nhanh chóng, chuẩn xác và không gây đau đớn cho bệnh nhân.

Tiêm vắc xin phòng bệnh thuỷ đậu tại BVĐK Phương ĐôngTiêm vắc xin phòng bệnh thuỷ đậu tại BVĐK Phương Đông

Để đặt lịch thăm khám và tìm hiểu thêm về đậu mùa và thuỷ đậu, bệnh nhân có thể liên hệ hotline 19001806 để được đội ngũ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hỗ trợ kịp thời!

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
331

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám